“Đàn bà sợ sinh buổi trưa, đàn ông sợ đẻ buổi đêm” – ý nói đến 2 thời điểm sinh con không tốt, không thuận. Nhiều người thậm chí còn chọn phương pháp đẻ mổ để tránh 2 khung giờ này. Vậy về mặt khoa học, câu nói này có thực sự đúng?
Liên quan đến chuyện mang thai, sinh con, có rất nhiều kinh nghiệm dân gian được đúc rút lại. Trong đó, có những điều đúng, cũng có những điều chưa thực sự phù hợp. Đó là lý do rất nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng hoang mang trước những câu truyền lại của thế hệ đi trước.
Đơn cử, không ít người đã từng nghe thấy câu nói: “Đàn bà sợ sinh buổi trưa, đàn ông sợ đẻ buổi đêm”. Câu nói này đại ý rằng đây là 2 thời điểm sinh nở không tốt, không thuận. Cũng chính vì thế, nhiều người thậm chí còn chọn phương pháp đẻ mổ để tránh 2 khung giờ này.
Vậy về mặt khoa học, câu nói này có thực sự đúng?
Buổi trưa và buổi đêm là khung giờ nào?
Cụ thể, trong câu nói này, buổi trưa được dùng để chỉ khung giờ từ 11h – 13h, còn nửa đêm được hiểu là từ 23h – 1h sáng ngày hôm sau.
“Đàn bà sợ sinh buổi trưa, đàn ông sợ đẻ buổi đêm”, chỉ việc 2 thời điểm sinh con không tốt, không thuận. (Ảnh minh họa)
Ý nghĩa của “Đàn bà sợ sinh buổi trưa, đàn ông sợ đẻ nửa đêm” là gì?
Sở dĩ có câu này là vì theo ngũ hành âm dương, giữa trưa là dương nặng nhất, còn nửa đêm là âm nặng nhất. Ngoài ra, câu nói này còn được hiểu từ chính việc sinh nở ngoài thực tế. Thời ngày xưa không có mổ bắt thai, nếu sản phụ sinh vào buổi trưa, sẽ phải dùng hết sức, đổ mồ hôi rất nhiều, cơ thể mất nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ. Còn với đàn ông, nếu vợ sinh vào lúc nửa đêm, chuyện nhờ người đưa đi đẻ cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả. Đó là lý do người ta nói “Đàn bà sợ sinh giữa trưa, đàn ông sợ đẻ nửa đêm”
Trên thực tế, đây chỉ là câu nói của người xưa, còn trong xã hội hiện đại, có gì cần phải chú ý về mặt thời điểm khi sinh con hay không? Dưới đây là những thời điểm sinh con tốt nhất: .
Sinh con khi thai đã đủ ngày, đủ tháng
Theo số liệu nghiên cứu, sức đề kháng của trẻ sinh ra ở tuần thứ 39 trở đi cao hơn khá nhiều so với những trẻ sinh sớm trước 39 tuần. Vì vậy, các mẹ bầu có thể yên tâm để con trong bụng thêm 1 thời gian cho đủ tháng, đủ ngày, không cần phải vội vã sinh mổ. Vì sức đề kháng của trẻ sinh thường cũng tốt hơn rất nhiều so với đ.ứa t.rẻ sinh mổ.
Khi cha mẹ ở độ t.uổi sinh đẻ đẹp nhất
Khi cả bố và mẹ đều ở độ t.uổi sinh đẻ tốt nhất, chất lượng t.inh t.rùng và trứng của họ tốt, trong trường hợp này, thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.
Bố mẹ trong độ t.uổi vàng sinh đẻ, có sức khỏe ổn định, thai nhi sẽ phát triển tốt (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, lúc này, cơ thể mẹ bầu đang ở độ t.uổi vàng, dinh dưỡng cung cấp cho bé khi mang thai cũng được đầy đủ hơn, nhờ thế bé có sức khỏe tốt hơn khi chào đời.
Ngoài ra, phụ n.ữ s.inh con trong độ t.uổi sinh đẻ sẽ phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Với những kinh nghiệm đúc rút từ đời xưa, không phải điều nào cũng đúng và phù hợp với thực tế hiện tại. Các mẹ bầu cũng không nên vì quá mê tín hay tin vào những điều không hợp lý để rồi làm ảnh hưởng tới chính mình và con. Tốt hơn hết, hãy thường xuyên thăm khám và nghe sự hướng dẫn, tư vấn của các bác sĩ để có một thai kì khỏe mạnh và chào đón con yêu an toàn.
Sức khỏe người cha có liên quan tới nguy cơ sẩy thai
ây là phát hiện vừa công bố trên Tạp chí Human Reproduction, sau khi các nhà nghiên cứu tại Khoa Y ại học Stanford phân tích dữ liệu của gần 1 triệu ca mang thai trong giai đoạn 2009-2016 tại Mỹ.
Có 4,6% nam giới trong nghiên cứu trên 45 t.uổi và 23,3% mắc ít nhất một bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa (một nhóm các bệnh lý trong đó có béo phì, tiểu đường và cholesterol cao).
Các chuyên gia nhận thấy không chỉ t.uổi tác và số bệnh lý người mẹ mắc phải ảnh hưởng đến nguy cơ sẩy thai, mà sức khỏe của người cha cũng liên quan đến sự mất mát này. Cụ thể, hơn 25% trường hợp thai ngoài tử cung, sẩy thai hoặc thai c.hết lưu có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém của ông bố tương lai và mắc ít nhất 3 bệnh thuộc hội chứng chuyển hóa. So với những người khỏe mạnh, những ông bố mắc 1, 2 hoặc 3 bệnh lý tương ứng với nguy cơ sẩy thai tăng lần lượt là 10%, 15% và 19%.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Michael Eisenberg, sức khỏe của mẹ từ lâu được biết là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và các biến chứng sản khoa, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sức khỏe của người cha cũng ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ.
Các chuyên gia cho rằng chính sức khỏe và lối sống của người cha đã tác động bất lợi đến cấu trúc gien và chất lượng t.inh t.rùng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.