Côn bố còn có tên hải đới, luân đới, nga chưởng thái. Côn bố là cả cây khô giống như lá của cây côn bố, thuộc họ côn bố hoặc một số loài khác.
Cây mọc hoang; có 2 loại: hải đới côn bố, hắc côn bố. Côn bố thu hái chủ yếu về mùa hạ và thu; vớt ở biển lên, phơi khô là được.
Về thành phần hóa học, côn bố có hydrat cacbon (angin, lactozan và pentozan); vitamin; protid; ít chất béo và khoáng chất (iốt, kali, sắt, canxi). Côn bố là dược liệu giàu iốt nên có tác dụng phòng trị u bướu tuyến giáp do thiếu iod, hạ huyết áp và mỡ m.áu, chữa ho suyễn. Chất laminine có tác dụng ức chế cơ trơn.
Theo Đông y, côn bố vị mặn, tính hàn, hoạt; vào kinh can, vị, thận. Tác dụng nhuyễn kiên, tán kết (làm mềm các chỗ cứng rắn tích tụ), lợi thủy. Chữa tràng nhạc, bướu cổ, thủy thũng, tích cục hòn, đau sưng dịch hoàn. Ngày dùng 6-12g.
Bài thuốc có côn bố
Chữa viêm phế quản mạn tính
Bài 1: côn bố 10g, sinh khương 3 lát, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống.
Bài 2: côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g. Các vị sao với mật; ngâm với rượu trắng vừa đủ, sau 10 – 15 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
Chữa sưng hạch lympho ở cổ
Bài 1: côn bố 30g, sò 30g, sứa 30g, hạ khô thảo 15g. Sắc uống.
Bài 2: côn bố 10g, hải tảo 10g, phục linh 10g, xuyên sơn giáp 5g, toàn yết 3g, long đởm thảo 10g, đương quy 10g, đào nhân 6g. Tất cả tán bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
Bài 3: côn bố 10g, huyền sâm 10g, mẫu lệ 15g, hạ khô thảo 15g, cương tằm 5g. Tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
Hải đới hầm đậu phụ rất tốt cho người viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên.
Chữa bướu giáp trạng
Bài 1: côn bố 15g, huyền sâm 15g, bán biên liên 15g, cải rừng 15g. Sắc uống.
Bài 2: hải tảo 20g, côn bố 20g, bán hạ 12g, bối mẫu 12g, trạch tả 12g, phục linh 12g, đương quy 12g, thanh bì 10g, xuyên khung 6g. Sắc uống. Chữa tuyến giáp to, ngực đầy tức không muốn ăn, nôn, buồn nôn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu dày nhớt, mạch nhu hoạt.
Chữa đới hạ, t.inh h.oàn sưng đau: côn bố 12g, quất hạch 12g, mẫu lệ 12g, tiểu hồi 8g. Sắc uống.
Món ăn thuốc có côn bố
Canh hải đới ý dĩ: hải đới 30g, ý dĩ 30g, trứng gà 3 quả. Hải đới ngâm, luộc, thái lát cùng ý dĩ nấu chín nhừ để sẵn. Cho dầu vào chảo, đun nóng, đ.ập trứng gà vào, khuấy cho chín, cho canh hải đới ý dĩ vào, thêm gia vị thích hợp. Dùng tốt cho người tăng huyết áp, đau tức vùng ngực, bệnh nhân u bướu.
Hải đới hầm đậu phụ: hải đới 30g, đậu phụ 100g. Hải đới làm như bài trên, đậu phụ thái miếng; thêm gừng tươi đ.ập giập và gia vị, dầu rán, hầm cách thủy. Ngày làm 1 lần, ăn liên tục 15 ngày. Dùng tốt cho người viêm sưng hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên.
Hải đới hầm củ cải: hải đới 300g, củ cải trắng 250g, thanh quả (quả trám) 50g. Củ cải thái lát, hải đới cắt đoạn, thêm gia vị cùng với trám hầm nhừ. Ngày ăn 1 lần, liên tục 7-10 ngày. Dùng tốt cho người viêm họng khô, viêm khí phế quản (thể viêm khô mạn tính, ho ít đờm, khi lạnh ẩm viêm họng, ho, đờm nhiều; ấm nóng thì đỡ).
Rượu côn bố: hải đới 500g thái vụn, ngâm trong 1.000ml rượu trắng, để sau 1 tháng lấy bỏ bã, chia 2 lần uống sáng và chiều; mỗi lần 20-30ml. Dùng tốt cho người bị viêm sưng hạch bạch huyết.
Những sai lầm khi ăn thịt
Thịt là món ăn phổ biến trong mỗi bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn thịt đúng cách.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết người dân Việt Nam ăn nhiều thịt lợn nhưng vẫn thiếu m.áu và bị mỡ m.áu.
Thói quen cần bỏ
Vị chuyên gia dinh dưỡng này chỉ ra 6 sai lầm phổ biến khi ăn thịt của người Việt.
Thích ăn thịt mỡ: Thực tế, thịt nạc là phần nhiều chất dinh dưỡng nhất, nhưng nhiều người lại thích mỡ hơn. Thịt mỡ vốn chứa nhiều axit béo. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng mỡ trong cơ thể. Về lâu dài, hàm lượng lipid trong m.áu tăng cao có thể gây các bệnh tim mạch và mạch m.áu não.
Ăn nhiều thịt, ít rau trong các bữa chính: Nếu chỉ tập trung vào các món thịt trên bàn ăn mà không bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây, cơ thể sẽ bị tích tụ và dư thừa protein. Điều này có thể gây ảnh hưởng cân nặng, dẫn đến tình trạng táo bón, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng từ khi còn trẻ.
Thích ăn thịt chiên rán thay vì hấp luộc: Cách chế biến các loại thịt trong mỗi bữa ăn rất đa dạng. Nhưng khi bạn chọn sai cách, cơ thể sẽ thu nạp nhiều chất béo xấu. Đặc biệt, ăn thịt chiên rán thường xuyên không mang lại chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên chọn phương pháp hấp luộc vì nó sẽ giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và hạn chế nguy cơ dư thừa mỡ.
Thường xuyên ăn thịt chiên rán có thể gây hại cơ thể. Ảnh minh họa: Forbes.
Thường xuyên mua thịt chế biến sẵn về ăn: Khi chọn thịt, bạn nên chọn những miếng thịt tươi ngon, chưa qua chế biến. PGS Ninh khuyến cáo mọi người đừng vì tiết kiệm thời gian mà mua sẵn những loại thịt đã chế biến, tẩm ướp ngoài hàng vì chúng chứa hàm lượng muối quá nhiều.
Ngoài ra, thịt chế biến sẵn cũng dễ tạo ra nitrit. Hợp chất này kết hợp với protein có thể tạo thành nitrosamine, gây ung thư.
Thích ăn thịt hun khói: Thịt hun khói có chứa benzopyrene – chất gây ung thư rất nguy hại. Do đó, bạn không nên ăn thịt hun khói thường xuyên để tránh nguy cơ rước bệnh vào người.
Rã đông thịt sai cách: Theo thói quen, sau khi lấy thịt trong tủ lạnh ra ngoài, nhiều người thường ngâm luôn vào nước. Tuy nhiên, cách này khiến lượng vi khuẩn gia tăng, đồng thời làm hao hụt chất dinh dưỡng trong thịt. PGS Ninh khuyên bạn nên bọc một túi ni-lông quanh miếng thịt trước khi rã đông hoặc bảo quản thịt trong ngăn mát tủ lạnh.
Nguyên tắc khi ăn thịt
PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết thói quen ăn thịt cũng phải dựa trên nguyên tắc 3 không:
– Không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết.
– Không ăn những bộ phận liên quan tới nội tiết như nội tạng, phao câu…
– Hạn chế ăn da, đặc biệt là da gà, vịt, heo.
Chuyên gia cũng khuyên người dân nên chọn mua thịt từ các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua thịt có màu nhợt nhạt, ốm bệnh… Ngoài ra, bạn nên ăn các loại thịt không có quá nhiều mỡ, hạn chế dùng đồ đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội, thịt hộp.
Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo không nên chế biến thịt ở nhiệt độ quá cao. Một mẹo nhỏ giúp hạn chế hình thành chất gây ung thư trong khi chế biến thịt là ướp thực phẩm này trong tỏi, nước chanh, dầu ô liu, rượu vang đỏ.