Khi đang mang bầu 6 tháng thì bà mẹ này đột nhiên bị ra m.áu, lúc nhập viện thì thai đã không giữ được.
Mang thai là thời gian nhạy cảm đối với người phụ nữ. Đôi khi chỉ một hành động đơn giản cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Tiểu Dương (26 t.uổi, sống tại Quý Châu, Trung Quốc) mang bầu lần đầu không lâu sau khi kết hôn. Vốn là một người sạch sẽ, kĩ tính nên từ khi mang thai, Tiểu Dương càng thêm thận trọng. Mong muốn sinh con khỏe mạnh nên cô đã tạm dừng việc kinh doanh để ở nhà dưỡng thai. Bất kể ăn uống hay sử dụng thứ gì mẹ bầu này cũng lên mạng đọc kĩ thông tin. Không chỉ vậy, cô còn đưa con mèo thân thiết mình nuôi từ thời con gái sang nhà bố mẹ đẻ vì biết rằng vi khuẩn phân vật nuôi có thể gây bệnh cho bản thân và em bé.
Với sự tỉ mỉ đó, Tiểu Dương tự tin rằng mình sẽ có một thai kỳ suôn sẻ cho đến ngày sinh con. Vậy nhưng khi đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ, cô đột nhiên bị đau bụng rồi sau đó ra m.áu â.m đ.ạo. Lo sợ con có chuyện chẳng lành, Tiểu Dương lập tức gọi chồng đưa đến bệnh viện kiểm tra.
Mẹ bầu đau đớn sảy thai khi đã bước sang tháng thứ 6.
Và điều khiến mẹ bầu trẻ không thể ngờ là kết quả khám cho thấy cô đã bị sảy thai. Tiểu Dương vừa đau đớn vừa không cam lòng vì mình đã rất cẩn trọng suốt thai kỳ, không biết nguyên nhân gì lại dẫn đến chuyện sảy thai.
Bác sĩ sau đó đã trò chuyện với Tiểu Dương, hỏi kĩ càng từng thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của cô. Mọi thứ đều không có vấn đề gì cho đến khi cô kể rằng mình rất chăm vệ sinh vùng rốn. Mẹ bầu 26 t.uổi cho biết khi mang bầu, cô chú ý nhiều hơn đến vùng bụng và phát hiện trong rốn có chứa nhiều vết bẩn. Vốn tính sạch sẽ nên cô lập tức đi tắm, kì cọ kĩ càng vùng rốn này và cứ 2-3 ngày lại dùng khăn ngoáy rốn để làm sạch. Không chỉ vậy, mẹ bầu 26 t.uổi rất hạnh phúc trong lần đầu mang thai nên cũng thường xuyên xoa bụng để trò chuyện, tương tác với con.
Bác sĩ cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai và rất khó để đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, hành động kì cọ, ngoáy rốn và xoa bụng thường xuyên của cô đã được chứng minh là có thể dẫn đến sảy thai. Nghe những lời này, mẹ bầu trẻ càng thêm hối hận. Cô không ngờ rằng cuối cùng chính tính sạch sẽ quá mức của mình lại dẫn đến cái kết đau lòng là mất con.
Vì sao mẹ bầu nên hạn chế đụng chạm vùng rốn?
Có lẽ nhiều người vẫn chưa biết, rốn vốn là một huyệt vị vô cùng đặc biệt trên cơ thể con người. Rốn giữ vai trò rất quan trọng đối với con người, chúng thực hiện nhiệm vụ liên kết các tĩnh mạch, ngũ quan, lục phủ ngũ tạng và tứ chi trên cơ thể. Nhờ đó, các bộ phận sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả, giúp con người khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc lỗ rốn cần có những quy tắc riêng để không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với các bà bầu. Vùng da ở rốn rất mỏng manh và nhạy cảm, trong khi đó, nhiều mẹ bầu sợ mất vệ sinh nên mỗi lần tắm đều dùng tay để móc các chất bẩn từ rốn ra ngoài. Đây là một cách chăm sóc rốn cực kỳ sai lầm, việc này sẽ làm gia tăng khả năng da bị n.hiễm t.rùng, tạo cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào mạch m.áu, đau bụng.
Rốn là bộ phận nhạy cảm nên mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng khi vệ sinh. (Ảnh minh họa)
Nghiêm trọng hơn, tác động mạnh đến rốn cùng vùng bụng còn là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị sinh non, sảy thai.
Theo các chuyên gia, chất bẩn tồn tại trong rốn cũng có vai trò nhất định, chúng sẽ giúp duy trì nhiệt độ thích hợp để nhiệt lượng vùng bụng không bị phát tán nhanh làm tổn hại ruột và bao tử nên tốt nhất là nên để mặc.
Tuy nhiên, nếu chất bẩn quá nhiều gây mất vệ sinh, mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng nước và nhẹ nhàng làm sạch. Tránh tuyệt đối việc dùng tay hoặc móng tay móc, kéo chất bẩn ra ngoài, chà xát mạnh bạo sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
“Nghiện” làm sạch những bộ phận này, cảnh báo cơ thể dễ mắc bệnh tật, có 3 bộ phận thực sự cần phải làm sạch
Tắm rửa sạch sẽ là một việc rất tốt, thậm chí có những người mắc chứng “nghiện sạch sẽ”, tuy nhiên đôi khi sạch sẽ quá cũng có thể phản tác dụng.
Nếu 6 bộ phận này trên cơ thể quá sạch sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh, thậm chí khiến bệnh tái phát nhiều lần.
1. Tai
Ảnh minh họa
Ráy tai không phải là “thứ bẩn thỉu”, nó giúp ống thính giác bên ngoài ở trong môi trường axit và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào. Nếu ráy tai được lấy ra quá sạch sẽ tương đương với việc lấy đi một lớp bảo vệ, vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào ống tai, từ đó gây viêm nhiễm và chảy mủ.
Hơn nữa, bản thân ống tai ngoài khỏe mạnh có một chức năng tự làm sạch nhất định. Khi chúng ta nói chuyện, ngáp… ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài theo chuyển động của phần hàm, do lông trên da điều khiển.
2. Mũi
Ngoài việc làm biến dạng mũi, ngoáy mũi thường xuyên còn có thể làm tổn thương các mao mạch niêm mạc mũi. Khoang mũi có khả năng tự làm sạch, không nên vệ sinh quá thường xuyên hoặc dùng tay ngoáy mũi quá mạnh, tránh làm tổn thương niêm mạc và gây viêm nhiễm. Khi chất lượng không khí kém hoặc bị viêm mũi, nghẹt mũi, bạn có thể dùng nước rửa mũi để làm sạch.
3. Rốn
Ảnh minh họa
Theo Reader Digest, rốn là một ổ vi khuẩn, trong đó có khoảng 1.400 loại vi khuẩn, nhưng hầu hết những vi khuẩn này không gây bệnh, những chất trông có vẻ bẩn thỉu này có thể duy trì nhiệt độ ở rốn bình thường. Nếu vệ sinh rốn quá sạch, nhiệt lượng sẽ phát ra nhanh, chức năng tiêu hóa có thể bị suy giảm.
Nếu khi vệ sinh rốn dùng lực quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương vùng da mỏng manh của rốn, dễ gây viêm nhiễm, trường hợp nặng có thể sinh mủ và vi khuẩn xâm nhập vào các mạch m.áu quan trọng trong khoang bụng.
4. Mặt
Ảnh minh họa
Nhiều chị em vì yêu cái đẹp nên thường xuyên rửa mặt thật sạch, nhưng chính việc rửa mặt quá kỹ này có thể sẽ làm da mất đi các loại dầu tự nhiên, kích thích tuyến nhờn trên da, gây tiết dầu nhiều hơn và sinh mụn.
Đề xuất:
– Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ và dùng 1-2 ngày một lần. Tẩy tế bào c.hết 1-2 lần một tháng.
– Nếu không có sữa rửa mặt, bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm, khả năng khử độc của da cũng rất mạnh nên không cần thiết phải dùng sữa rửa mặt.
5. Â.m đ.ạo
Ảnh minh họa
Không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh kém chất lượng để rửa â.m đ.ạo vì có thể gây ra các bệnh phụ khoa. Vùng kín của phụ nữ có tác dụng tẩy rửa riêng, thông thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là đủ, vệ sinh quá sạch làm rối loạn sự cân bằng những vi sinh vật có lợi khiến â.m đ.ạo dễ bị viêm nhiễm.
6. Răng
Đ.ánh răng sai cách có thể làm hỏng men răng của bạn vì vậy không nên chủ quan. Men răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất, nếu bạn đ.ánh răng quá mạnh, quá lâu, quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến răng yếu và nhạy cảm hơn.
Cách vệ sinh đúng: Thông thường, chỉ cần đ.ánh răng 2 ngày/ngày, mỗi lần 2-3 phút là đủ. Khi đ.ánh răng, bạn nên di chuyển bàn chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn hại đến răng, nướu.
Ba vị trí trên cơ thể thực sự cần làm sạch
1. Rửa sạch tay trước khi rửa mặt
Ảnh minh họa
Trong tiềm thức, nhiều người sẽ rửa mặt trực tiếp bằng tay, trên thực tế rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn trên tay sẽ bám vào da mặt. Do đó, hãy rửa sạch tay trước khi rửa mặt.
2. Chú ý rửa sạch vùng nách khi tắm
Theo quan điểm của Tây y, dưới nách không chỉ phân bố tuyến mồ hôi mà còn có rất nhiều dây thần kinh, mạch m.áu và mô bạch huyết, có chức năng bảo vệ miễn dịch nhất định. Theo lý luận của y học Trung Quốc, có một huyệt đạo rất quan trọng là vùng nách – huyệt Cực tuyền, thường xuyên xoa bóp, có tác dụng làm nở ngực và trấn tĩnh tinh thần. Do đó nên massage nách khi tắm cũng có thể giúp cải thiện chứng đau dây thần kinh liên sườn và bả vai.
3. Rửa sạch ngón chân của bạn
Ảnh minh họa
Một mặt, các ngón chân tương đối dễ che giấu bụi bẩn, nhất là các kẽ ngón chân, móng chân, mặt khác, bàn chân có các vùng phản chiếu tương ứng với các tạng phủ, kinh mạch phân bố dày đặc, thường xuyên xoa bóp bàn chân khi tắm cũng có thể kích thích m.áu, giúp nâng cao sức khỏe các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, “vi khuẩn tốt” chiếm đại đa số trong tất cả các vi khuẩn mà con người tiếp xúc, chẳng hạn như số lượng bifidobacteria và lactobacilli trong ruột nhiều hơn “vi khuẩn xấu” trong ruột. Chúng có lợi cho cơ thể con người và là “chất dinh dưỡng” không thể thiếu để duy trì sức khỏe con người.
Nếu sạch sẽ một cách mù quáng, bạn sẽ t.iêu d.iệt “vi khuẩn tốt”, điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.