Nguyên nhân chính của bệnh gan do rượu là do uống rượu trong thời gian dài hoặc uống nhiều trong thời gian ngắn. Như thế nào gọi là uống nhiều? Cùng tìm hiểu cách uống đúng nhất.
Nếu không thể không uống rượu, thì hãy uống đúng cách
Văn hóa rượu mà chúng ta đang làm hàng ngày đã có từ xa xưa. Đặc biệt là ngày lễ tết ai cũng có nhu cầu mượn rượu để thêm vui. Ngoài ra, có người thích uống rượu, ngày ba bữa, cả hai bữa ăn cơm đều muốn uống một chút rượu.
Hầu hết mọi người đều biết câu “uống rượu thì hại gan”, nhưng tại sao rượu lại trở thành “kẻ thù” tồi tệ nhất của gan thì nhiều người không biết cụ thể.
Để tìm hiểu xem rượu gây hại cho gan như thế nào, chúng ta cùng xem ý kiến của Tiến sĩ Vương Trinh Bưu (Wang Zhenbiao), bác sĩ trưởng của Trung tâm Bệnh gan và Tiêu hóa của Bệnh viện Hựu An, Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y Thủ đô (TQ) để biết lý do tại sao chúng ta cần phải giảm uống rượu.
Hậu quả trực tiếp của việc uống rượu chính là mắc bệnh gan do rượu, tức là bệnh gan phát triển từ việc uống nhiều rượu. Mới nghe thôi đã có cảm giác gan bị “ngâm” trong rượu nên theo thời gian, sức khỏe của gan tất nhiên sẽ bị tổn thương, rồi sinh ra bệnh.
Ai cũng biết thành phần của rượu là ethanol, và chức năng quan trọng nhất của lá gan chính là chức năng trao đổi chất, gan chuyển hóa ethanol. Nhưng trong quá trình chuyển hóa này, ethanol có thể gây hại cho tế bào gan.
Đặc biệt, việc uống rượu bia quá độ trong thời gian dài sẽ khiến tế bào gan bị thoái hóa, hoại tử và tái tạo nhiều lần, lâu dần sẽ dẫn đến xơ hóa gan, người bệnh sẽ bị xuất huyết, cổ trướng, hôn mê, ung thư gan và các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân của bệnh gan do rượu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gan do rượu là do uống rượu lâu dài hoặc uống nhiều trong thời gian ngắn, sau đó là giới tính, yếu tố di truyền, cách uống, tình trạng dinh dưỡng và có kết hợp nhiễm virus viêm gan hay không.
Nếu phải uống rượu, nên uống thế nào để giảm thiểu tác hại lên gan?
Về cách xác định như thế nào là “uống lâu dài” và “uống nhiều”, Tiến sĩ Vương đã đưa ra công thức và tiêu chuẩn để tính hàm lượng ethanol, bạn có thể tính toán và so sánh:
Hàm lượng etanol (g) = lượng cồn tiêu thụ (ml) * độ cồn * 0,8
Trong đó, “uống rượu lâu dài” thường dùng để chỉ việc uống rượu trong hơn 5 năm.
Lượng ethanol tiêu thụ hàng ngày của nam giới lớn hơn hoặc bằng 40g, và lượng ethanol hàng ngày của phụ nữ lớn hơn hoặc bằng 20g.
Còn khái niệm “uống nhiều” là trong vòng hai tuần, lượng ethanol tiêu thụ hàng ngày lớn hơn 80g.
Ngoài ra, uống lúc đói còn có hại cho gan hơn vì rượu sau khi được dạ dày hấp thụ vào m.áu, sau đó được gan xử lý sẽ cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng của gan và gây rối loạn chức năng của gan.
Mặc dù uống rượu bia có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến gan nhưng khi phải uống rượu, bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp nhỏ để giảm bớt thiệt hại, Tiến sĩ Vương khuyến cáo:
1) Trước khi uống rượu có thể ăn một số thức ăn giàu tinh bột và nhiều đạm, “lót đáy” trước để tạo thành một lớp bảo vệ.
2) Cố gắng chọn rượu có nồng độ cồn thấp.
Bạn nên biết rằng rượu có nồng độ càng cao thì gan càng bị tổn thương, trong cuộc sống hàng ngày, rượu có nồng độ cao chính là yếu tố gây hại cho gan nhiều nhất.
3) Uống vừa phải, nam giới không nên uống quá 20g mỗi ngày, nữ giới nên uống ít hơn.
4) Trong quá trình nhậu nên uống thêm nước để làm loãng chất cồn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời nên đi tiểu nhiều lần để thải độc cơ thể, không dễ bị uống say.
Tuy rằng có những thủ đoạn nho nhỏ này, nhưng cuối cùng thì Tiến sĩ Vương vẫn khuyên mọi người: Rượu, có thể uống càng ít càng tốt!
Uống rượu mà không tổn thương gan, bác sĩ khuyên chú ý 2 điều
Với 2 mẹo uống rượu sau đây, bạn có thể yên tâm phần nào khi uống rượu mà không lo nó ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chúng ta đều biết rằng, rượu rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là gan. Dù là loại rượu nào đi chăng nữa thì nó thực chất chính là ethanol.
Ethanol khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyd nhờ hệ thống enzymealcohol dehydrogenase (ADH), sau đó tiếp tục được chuyển hóa thành axit axetic dưới tác dụng của acetaldehyd dehydrogenase.
Lượng ethanol (rượu) càng lớn, thì gan cần phải hoạt động nhiều hơn. Khi tốc độ làm việc của gan không cân bằng với tốc độ của rượu thì cơ thể sẽ gặp nguy hiểm. Nếu gan bị tổn thương, nó sẽ gây ra xơ gan, rất nguy hiểm tới tính mạng.
Làm thế nào để uống rượu mà không làm tổn thương gan?
Nếu không muốn gan bị tổn tương, cách tốt nhất là nói không với rượu. Không chỉ gây hại tới gan, rượu còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Rượu giống như một chất gây ung thư vậy, khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, nó sẽ gây tổn thương cho miệng, thực quản, đường tiêu hóa, gan, da, não.
Trong một số trường hợp không thể không uống rượu, bác sĩ khuyên bạn cần chú ý đến 2 điều này để rượu không trở thành thủ phạm gây bệnh.
– Giới hạn
Đối với đàn ông, lượng rượu hằng ngày khuyến cáo không nên vượt quá 25ml, còn với phụ nữ thì là 15ml.
– Nồng độ
Tốt nhất nên chọn rượu có nồng độ ethanol ở mức thấp, uống ít trong một lần phải uống (nghĩa là 1 ly rượu thì chỉ nên uống mỗi lần 1 phần ly).
Bên cạnh đó, nên ăn thêm các thực phẩm chính trong khi uống để khuếch tán lượng rượu trong dạ dày. Uống nhiều nước cũng là cách đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu.
Nếu không muốn rượu làm tổn hại tới sức khỏe thì bạn cần phải tuân thủ việc uống nghiêm ngặt, có như vậy thì gan mới khỏe mạnh được.