Trước nhiều câu chuyện đau lòng qua đời vì đột quỵ xảy ra liên tiếp trong thời gian qua, nhóm bạn trẻ đã nghiên cứu, chế tạo thành công sản phẩm kẹo dẻo giúp kiểm soát và phòng chống nguy cơ đột quỵ.
Nhóm tác giả của dự án (từ trái qua): Ngọc Nhân, Hoàng Hân, Hoàng Thương, Ngọc Ái, Huỳnh Phương
Nhóm tác giả của sản phẩm này gồm: Vũ Điệp Hoàng Thương, Vương Ngọc Ái, Nguyễn Phan Hoàng Hân, Lê Ngọc Nhân và Huỳnh Phương, cùng là sinh viên Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Không còn cảm giác phải uống thuốc mỗi ngày
Trong thời điểm mà mọi người chưa kịp nén đau thương trước sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài, mới đây lại bàng hoàng xót xa khi ca sĩ Vân Quang Long qua đời ở độ t.uổi còn khá trẻ cũng chỉ vì đột quỵ, thì một sản phẩm kẹo dẻo của nhóm bạn trẻ giúp phòng chống đột quỵ xuất hiện tại cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020, do Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam tổ chức, đã khiến mọi người vô cùng tò mò.
Chia sẻ về lý do nghiên cứu và chế tạo sản phẩm này, Hoàng Thương cho biết xuất phát từ việc nhận thấy những mối nguy từ căn bệnh đột quỵ đe dọa tính mạng của con người. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm phục vụ việc điều trị bệnh tai biến và đột quỵ dưới dạng viên nén, viên nhộng có giá thành rất cao.
“Nhóm hiểu được khó ai có thể duy trì thói quen phòng chống bệnh mà uống thuốc viên mỗi ngày và nhóm cũng hiểu được sự cấp thiết của việc phòng bệnh đột quỵ, cũng như mong muốn giải tỏa nỗi lo tâm lý cho người tiêu dùng, nên nhóm đã phát triển sản phẩm kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ có tên là C-NATO”, Thương bày tỏ.
Sản phẩm kẹo dẻo của nhóm mang hình dáng hoa cúc – ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Tăng khả năng phòng chống đột quỵ
Ngọc Ái cho biết kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO được sản xuất dưới hình dáng hoa cúc, với màu sắc và mùi vị thơm ngon tự nhiên, tạo tâm lý ưa thích cho người tiêu dùng. Với nhân của viên kẹo là hoạt chất Enzyme Nattokinase (một hoạt chất đã được minh chứng trên các bài báo khoa học quốc tế về khả năng giúp phòng đột quỵ) và cánh hoa từ dịch chiết hoa đậu biếc.
“Điểm độc đáo của kẹo dẻo C-NATO là đẩy mạnh khả năng hấp thụ hoạt chất phòng đột quỵ vào cơ thể. Vì trong quá trình khách hàng ngậm và nhai kẹo, hoạt chất phòng đột quỵ sẽ được hấp thụ vào đường niêm mạc dưới lưỡi, và khi xuống ruột sẽ được hấp thụ qua đường niêm mạc ruột. Với 2 con đường hấp thụ như thế sẽ giúp cho việc đẩy mạnh khả năng làm tan huyết khối dẫn đến tăng khả năng phòng đột quỵ cao hơn”, Ngọc Ái tự hào nói về thành phẩm kẹo dẻo của nhóm.
Trong quá trình sản xuất, để chứng minh viên kẹo có hoạt chất giúp làm tan huyết khối, hỗ trợ phòng đột quỵ, nhóm đã thực hiện thí nghiệm đ.ánh giá trực tiếp trên cục huyết lợn với điều kiện mô phỏng tương đương như mạch m.áu người, hiệu quả tan huyết của kẹo là 82% trong 12 giờ và thí nghiệm này chưa có công ty nào ở Việt Nam thực hiện.
Thương cho biết hiện tại sản phẩm kẹo dẻo của nhóm đã có giấy chứng nhận kiểm tra hoạt chất ở Viện Phát triển ứng dụng Trường ĐH Thủ Dầu Một. Nhóm cũng đã gửi mẫu sang một công ty khác để kiểm tra hoạt chất có trong kẹo, và các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như vi sinh, đường, đạm thì được gửi đến các trung tâm kiểm định như Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm CASE.
Hiện tại dự án đang ở giai đoạn sản phẩm mẫu và khảo sát ý kiến thị trường. Trong tương lai, nhóm sẽ đưa sản phẩm thương mại hóa để người dân Việt Nam có thể chủ động phòng chống được căn bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm, cũng như giúp loại bỏ được tâm lý mệt mỏi khi sử dụng thực phẩm chức năng dạng viên nén mà giá thành lại cao. Khi sản phẩm ra thị trường, mọi người chỉ cần sử dụng như ăn kẹo mỗi ngày, giúp phòng được nguy cơ bệnh đột quỵ, đó là điều mà nhóm rất tâm huyết.
Một dự án rất thiết thực
Đ.ánh giá về sản phẩm này, ông Trương Thanh Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, đại diện Hội đồng thẩm định tại cuộc thi, nhận xét: “Tôi đ.ánh giá cao dự án này vì năng lực triển khai của nhóm cũng như tính ứng dụng rộng rãi của sản phẩm hữu ích này. Đây là một dự án thực sự thiết thực, góp phần rất lớn vào việc giải quyết một vấn đề nghiêm trọng của xã hội hiện đại ngày nay, khi mà tỷ lệ người đột quỵ đang ngày càng tăng, đặc biệt là độ t.uổi bị mắc phải đang ngày càng trẻ hóa”.
Bệnh nhân đột quỵ tăng 30% nhưng vẫn nhiều người già chủ quan
Rét đậm, rét hại diễn ra tại miền Bắc trong những ngày qua khiến số người bị đột quỵ, nhập viện tăng khoảng 30%. Mặc dù ngành y tế đã liên tục cảnh báo nhưng hiện nay vẫn có nhiều người cao t.uổi chủ quan với thời tiết giá rét.
Sáng nay (20/12), tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, các bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương có buổi khám bệnh miễn phí cho 320 người cao t.uổi.
Trong tiết trời lạnh giá, nhiều người cao t.uổi ở xã Khả Phong vẫn dậy sớm từ 4- 5 giờ sáng đi lại ngoài đường hoặc tập thể dục ngoài trời. Nhiều cụ không hề biết thói quen này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhất là đối với những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch.
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.
Một người cao t.uổi cho hay: “Trời rét này người mệt nhưng tôi quen dậy sớm rồi, 4h đã đi tập thể dục ở ngoài sân, ngoài đường. Có lần đi khám, bác sĩ bảo bị huyết áp cao nhưng các cháu mua thuốc cho thì uống, còn không thì thôi…”
Trước thực trạng vừa nêu, tại buổi khám bệnh miễn phí cho 320 người từ 75 t.uổi trở lên của xã Khả Phong, các y, bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tư vấn cho các cụ những biện pháp giữ gìn sức khỏe trong những ngày lạnh giá. Đặc biệt với những trường hợp bị huyết áp cao sẽ phải uống thuốc đều đặn hàng ngày.
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Can thiệp tim mạch ngoại cho biết trời lạnh dẫn tới bị co mạch, tăng huyết áp, gây đột quỵ não và tim. Việc bảo vệ sức khỏe cho các cụ là hết sức quan trọng, ví dụ như giữ ấm cơ thể, nhà cửa tránh giói lùa. Người già không nên đi ra ngoài lúc tối muộn và sáng sớm vì thời điểm đó nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày. Hôm nay khám cho các cụ chúng tôi cũng phải chuẩn bị những phòng có cửa kín, dựng phông bạt không để gió lùa.
“Chúng tôi khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người cao t.uổi xã Khả Phong, đúng lúc trời rét đậm như thế này. Ngoài việc đ.ánh giá sức khỏe toàn diện cho các cụ, phát hiện bệnh, tư vấn điều trị thì cũng là dịp để hướng dẫn kỹ hơn cho các cụ những biện pháp giữ gìn sức khỏe trong những ngày rét đậm rét hại”, ông Phan Việt Sinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương nói.
Khoa Cấp cứu đột quỵ và khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tại Hà Nội có 100 giường bệnh; ngày nhiệt độ xuống thấp như thế này, lúc nào cũng chật cứng bệnh nhân. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, cũng ghi nhận số trường hợp đột quỵ nhập viện tăng khoảng 20%. Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng khoảng 30%. Từ ngày 17/12 đến nay, mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 50 trường hợp bị đột quỵ, trong đó 90% là người già. Phòng tránh đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo, người cao t.uổi không nên để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi thời tiết rét đậm./.