Mẹ hãy làm ngay những cách cực đơn giản mà hiệu quả giúp bé không còn khó tiêu nữa nhé!
1. Xác định đúng nguyên nhân khiến bé khó tiêu
Chỉ khi tìm ra chính xác nguyên nhân khiến bé khó tiêu, chúng ta mới có thể giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó tiêu. Bé bị khó tiêu có thể là do hệ tiêu hóa yếu, thức ăn không hợp lý, không phù hợp hay do thói quen ăn uống, thay đổi chế độ ăn, lạnh bụng hoặc mắc phải căn bệnh nào đó.
2. Cải thiện hệ tiêu hóa của bé
Khi bé bị khó tiêu có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé còn yếu, vì vậy mẹ hãy thực hiện một số cách cải thiện đường ruột và dạ dày của bé, chẳng hạn như bổ sung prebiotics,…
3. Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Bạn có thể chế biến một số loại thức ăn giúp bé dễ tiêu hóa như táo xay nhuyễn, khoai lang nghiền, bí ngô nghiền nhuyễn,…
4. Tạo môi trường giúp bé tập trung ăn
Nếu bé thường xuyên bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh khi ăn và không thể tập trung ăn thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy khi ăn mẹ hãy tạo cho bé một môi trường để bé có thể tập trung ăn.
5. Mát-xa bụng
Sau khi bé ăn no, bố mẹ có thể dùng lòng bàn tay xoa nhẹ vùng bụng cho bé để giúp bé giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.
6. Thay đổi thực đơn ăn uống của bé
Sau khi bé không còn bị khó tiêu, mẹ nên thay đổi thực đơn ăn uống của bé. Đồng thời mẹ hãy chế biến thêm thức ăn dễ tiêu hóa cho bé để tránh tình trạng bé bị khó tiêu trở lại.
Cách giúp bé không bị khó tiêu?
1. An toàn vệ sinh thực phẩm
Bệnh tật và đường ruột bị mất cân bằng là nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu. Vì vậy, việc chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng.
2. Giữ ấm bụng bé
Lạnh bụng sẽ làm giảm hoạt động của các cơ quan trong bụng, dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan bộ phận này. Thật không may, các cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa đều nằm trong ổ bụng, vì vậy một khi bị cảm lạnh bé sẽ rất dễ bị khó tiêu.
3. Thực hiện thói quen ăn uống tốt và đi tiêu
Nếu hình thành được thói quen ăn uống và đại tiện chuẩn cho bé sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa và cải thiện khả năng tiêu hóa của bé.
4. Kết hợp các bữa ăn một cách hợp lý
Dinh dưỡng toàn diện sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, khả năng tiêu hóa tốt hơn, hệ tiêu hóa của bé cũng được tăng cường đồng thời bé cũng ít bị khó tiêu hơn.
Chàng trai 29 t.uổi tiêu chảy lâu ngày rồi phát hiện bị ung thư đường ruột do ăn quá nhiều 4 loại đồ ăn quen thuộc
Tiểu Quan (29 t.uổi, Trung Quốc) nằm yếu ớt trên giường bệnh, sinh lực như bị rút cạn sau nhiều lần xạ trị và hóa trị để điều trị căn bệnh ung thư quái ác.
Từ khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột cách đây 2 tháng, Tiểu Quan đã tích cực điều trị, hy vọng một ngày nào đó, bệnh ung thư của anh sẽ thuyên giảm.
Vài tháng trước, Tiểu Quan thường xuyên cảm thấy không được khỏe, không chỉ bị tiêu chảy mà còn luôn xì hơi, không có kinh nghiệm về bệnh tật nên anh nghĩ rằng mình bị khó tiêu. Do đó, thay vì đi khám, anh chọn cách đến hiệu thuốc và tự mua thuốc về nhà điều trị.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, tình trạng tiêu chảy của Tiểu Quan không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, thậm chí còn có m.áu trong phân, lúc này anh mới nhận thấy có điều gì đó không ổn và vội vàng đến bệnh viện để kiểm tra.
Ảnh minh họa
Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện đường ruột của Tiểu Quan đã chuyển sang màu đen và có khối nổi lên, sinh thiết thêm xác nhận đó là ung thư đường ruột. Khi nghe tin bị ung thư ruột, Tiểu Quan sợ hãi đến mức ngã quỵ xuống và khóc, làm sao anh lại bị ung thư ruột khi còn quá trẻ và không hề hút thuốc, uống rượu?
Hóa ra Tiểu Quan là dân công nghệ thông tin, việc thức khuya làm thêm giờ đã trở thành chuyện bình thường, mỗi khi đói vào buổi tối, anh sẽ ăn một tô mì gói để đỡ rắc rối, đôi khi anh ấy còn tự đãi mình bằng 2 chiếc xúc xích giăm bông. Mặc dù sau khi ăn xong, anh có cảm thấy hơi khó chịu và luôn bị tiêu chảy, nhưng ai ngờ rằng điều này sẽ gây ung thư ruột!
Bác sĩ không khỏi tiếc nuối với trường hợp của Tiểu Quan và nói: ăn quá nhiều 4 loại thực phẩm này, không biết kiểm soát có thể sẽ gây rắc rối cho sức khỏe.
1. Mì gói
Mì ăn liền được dân văn phòng ưa chuộng vì tính tiện lợi, nhanh giải tỏa cơn đói mà lại rất ngon miệng, tuy nhiên ăn mì gói trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Vì mì ăn liền hầu hết được làm từ bột mì tinh luyện nên thiếu chất xơ, trong quá trình chế biến một số loại mì lại cho thêm nhiều chất béo và muối. Nếu ăn những thực phẩm như vậy trong thời gian dài, cơ thể con người sẽ dễ bị ung thư ruột vì thiếu chất xơ, canxi và các dinh dưỡng khác.
Hơn nữa, nếu ăn quá no với mì ăn liền sẽ bị táo bón kinh niên, phân lưu lại quá lâu trong ruột già còn gây ung thư ruột.
2. Giăm bông xúc xích
Giăm bông xúc xích là một sản phẩm thịt đã qua chế biến, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn 50g sản phẩm thịt chế biến sẵn (tương đương với 1-2 chiếc xúc xích giăm bông) mỗi ngày trong thời gian dài sẽ làm tăng 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Điều này là bởi xúc xích giăm bông chứa một số chất phụ gia và sắc tố khác nhau, khi ăn vào cơ thể sẽ tăng gánh nặng tiêu hóa và sinh bệnh.
3. Thịt nướng
Nướng thịt là một cách chế biến thức ăn không tốt cho sức khỏe, ăn nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột, nhưng nếu nướng thịt thì nguy cơ phát sinh ung thư, khiến bệnh ung thư ruột dễ xảy ra lại càng tăng thêm.
Thịt nướng trong quá trình chế biến có thể tạo ra một lượng chất gây ung thư nhất định là amin dị vòng (của HCAs) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs). Cả hai chất này đều có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột lên nhiều lần!
4. Đồ chiên rán
Dầu mỡ là những thứ khó tiêu hóa nhất, ăn lâu chỉ gây gánh nặng cho dạ dày và ruột, hơn nữa còn có thể kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày, ruột dẫn đến viêm loét.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn đồ chiên rán có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn nhiều so với không ít ăn nó.
Do đó, với cả 4 loại thực phẩm nêu trên, quả thực chúng rất hấp dẫn và ngon miệng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên.