Nếu không được chăm sóc và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ rất dễ bị tổn thương do sức đề kháng chưa hoàn thiện.
Trong điều kiện thời tiết lạnh, đường hô hấp của trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn và gặp các vấn đề liên quan viêm hô hấp trên, dưới. Một số bệnh khá phổ biến là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phê quản, viêm phổi…
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ đường hô hấp cho trẻ cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh.
Một số sai lầm của cha mẹ có thể khiến trẻ dễ bị bệnh liên quan đường hô hấp hơn. Ảnh minh họa: Huffpost Canada.
“Nhiều cha mẹ mặc quá nhiều quần áo và nghĩ rằng có thể giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đùa nghịch, mồ hôi có thể ngấm ngược vào quần áo và khiến bé bị nhiễm lạnh hơn”, tiến sĩ Hồng Hanh nói.
Một sai lầm khác là khi trẻ ốm, một số cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì lo trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Hành động này là không hợp lý vì cơ thể trẻ đang phát triển, đặc biệt, nhiều bé chơi đùa nhiều sẽ ra mồ hôi.
Do đó, tiến sĩ Hanh khuyến cáo: “Dù trẻ đang sốt, ho hay viêm mũi, viêm họng, chúng ta vẫn nên lau người sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày cho con. Thậm chí, cha mẹ có thể tắm cho trẻ trong phòng ấm nhưng cố gắng làm nhanh, lau khô người và mặc quần áo ấm cho trẻ”.
Giám đốc Trung tâm Hô hấp cũng gợi ý một số phương pháp phòng tránh bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Vị chuyên gia này khuyến cáo gia đình nên vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày, giữ ấm nhưng không để trẻ quá nóng và tránh nhiễm lạnh do mồ hồi.
Khi đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ cần mặc quần áo ấm, quàng khăn, đội mũi, đeo tất tay, chân và khẩu trang cho con nhằm phòng nguy cơ nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi…
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp. Ngoài đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa trong chế độ ăn, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, rau quả và lượng nước cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ dưới 6 tháng t.uổi, chúng ta nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Biện pháp phòng bệnh về đường hô hấp hiệu quả khác là cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, chúng ta nên tránh để bé tiếp xúc với các trẻ khác bị ốm, sốt hoặc ho.
Khi trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, thuốc hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú hay nôn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Cắt amidan thường được chỉ định trong trường hợp nào?
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này.
Viêm amidan thường gây đau đớn và khó chịu
Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh hay không khí ô nhiễm. Tuy nhiên việc cắt amidan như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Bệnh viêm amidan là gì?
Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai – mũi – họng, đặc biệt là ở t.rẻ e.m, trong khi đó người trưởng thành ít mắc hơn. Đặc biệt, viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thời gian học tập và làm việc của người bệnh.
Amidan là những tế bào lympho giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết trong miễn dịch. Đây là hàng rào miễn dịch vùng họng – miệng, hoạt động mạnh từ độ t.uổi 4 – 10 t.uổi. Sau khi đến t.uổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại quá mức dẫn đến tình trạng viêm sưng, đỏ. Hậu quả là tại amidan sẽ tập trung các “xác” vi khuẩn và “xác” bạch cầu, mô hoại t.ử h.ình thành các cục mủ rất hôi. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống chọi với vi khuẩn bị yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở t.rẻ e.m, thường do vi khuẩn gây ra.
Viêm amidan có nên cắt không?
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khi nào cần cắt amidan và cắt amidan cần lưu ý những gì.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An đang khám soi tai cho bệnh nhân
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, Trưởng khoa Tai mũi họng t.rẻ e.m Bệnh viện đa khoa An Việt, không phải ai cũng nên cắt amidan.
Việc cắt amidan phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, khi người bệnh ở trong những trường hợp như: Khi bạn bị viêm amidan khoảng 5-6 đợt cấp tính trong một năm gây những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, thấp khớp, viêm cầu thận; amidan có kích cỡ quá to gây cản trở cho việc ăn uống, xảy ra tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần; viêm amidan gây tình trạng hôi miệng, nuốt vướng hoặc những nghi ngờ ác tính do ung thư.
Được biết, những người đang có viêm nhiễm cấp tính tại amidan hoặc xung quanh amidan như mũi, xoang, cúm, sởi, sốt xuất huyết… cần phải điều trị qua đợt cấp tính khi nào ổn định mới được cắt.
Ngoài ra, một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, viêm gan, bệnh lao, giang mai, phụ nữ thời kỳ k.inh n.guyệt, mang thai hoặc cho con bú… cũng chống chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Hiện nay, việc phẫu thuật được thực hiện bằng những phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội.