Hoạt động bơi mùa đông đã xuất hiện ở Nga từ lâu và tiềm ẩn một số rủi ro liên quan đến sức khỏe.
Bơi mùa đông là một trong những hoạt động truyền thống ở Nga. Với một số nước khác, bơi mùa đông có thể đơn thuần chỉ là bơi trong hồ nước lạnh. Tại nước Nga, nơi nhiệt độ ở một số vùng xuống dưới âm 40 độ C vào mùa đông, hoạt động này đồng nghĩa bạn phải bơi trong băng giá. Ảnh: Getty.
Thay vì sử dụng những hồ, bồn tắm nước nóng, nhiều đàn ông ở Novosibirsk (vùng Siberia, Nga) thích ngâm mình trong hồ nước lạnh. Không ít người sợ việc này có thể g.ây s.ốc nhiệt, đau tim hay thậm chí t.ử v.ong. Tuy nhiên, với những người thích bơi mùa đông ở Nga, họ thấy trẻ lại khi làm điều đó. Ảnh: Pinterest.
Những người đam mê tắm mùa đông còn thành lập câu lạc bộ để hoạt động. Họ tự gọi mình là “morzhi” (tạm dịch: hải mã) khi dám bơi trong mùa đông giá lạnh. Không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào được sử dụng. Nam giới thường cởi trần và mặc quần bơi mùa hè bình thường. Trong ảnh, thành viên câu lạc bộ bơi mùa đông khởi động trước khi tắm dòng sông đóng băng Irtysh. Ảnh chụp vào 3/1. Ảnh: Getty.
Rất nhiều câu lạc bộ bơi mùa đông được thành lập trên khắp nước Nga. Frantenyuk là một câu lạc bộ như vậy và có trụ sở tại Lipetsk. Bà Nadezhda Kataeva, nữ chủ tịch câu lạc bộ, nói chồng và con biết sở thích của mình nhưng không muốn cùng tham gia. “Họ sợ bị ốm. Tuy nhiên, tôi không nghĩ mình đã bị cúm kể từ khi bắt đầu tham gia bơi mùa đông”, bà nói. Ảnh: Frantenyuk.
Trả lời The Moscow Times , Tiến sĩ y khoa Margarita Aristarkhova cho biết bơi trong nước rất lạnh là một phương pháp tập luyện lâu đời, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và sức mạnh. Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác động của nước lạnh và nhiệt độ thấp đối với cơ thể. Ảnh: Dogo.
“Theo nghiên cứu của chúng tôi, kể từ khi tham gia bơi mùa đông, hầu hết người bị đau, viêm khớp đều đã thôi dùng thuốc. Cơ thể họ bắt đầu sản sinh ra các chất giúp thoát khỏi tình trạng viêm mạn tính”, tiến sĩ này nói. Ảnh: W iki.
Tại Nga, không có quy định rõ ràng về độ t.uổi tham gia các hoạt động mùa đông này. Ở một số trường mẫu giáo, trẻ từ 3-7 t.uổi đã tự dội nước lạnh lên người. Ban đầu, chúng chỉ thử với vòi sen. Dần dần, chúng có thể bơi bên ngoài trời lạnh dưới 10 độ C. Nhiều người tin bơi mùa đông có thể cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ảnh: Getty.
Phong trào bơi mùa đông diễn ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, những người có sức chịu đựng cao nhất sẽ thử sức mình ở Novosibirsk – nơi nhiệt độ thấp tới âm 40 độ C. Chia sẻ về trải nghiệm bơi trong hồ băng ở Novosibirsk, một người nói với tờ DW : “Nó giống như hàng nghìn mũi kim chích”. Ảnh: DW.
Tại Nga, họ còn có một lễ rửa tội trong băng diễn ra vào 19/1. Các tín đồ tin sẽ rửa hết tội lỗi khi ngâm mình trong một lỗ hình chữ thập được khoét trên băng. Ảnh: DW.
Việc bơi mùa đông hay bơi trong băng đem lại những lợi ích nhất định cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng cực kỳ nguy hiểm nếu không được tập luyện bài bản. Ở trong nước lạnh, nhiệt độ cơ thể có thể tụt nhanh hơn 25 lần so với ngoài không khí. Với 3 phút trong nước lạnh, những người không có sự chuẩn bị kỹ dễ bất tỉnh và t.ử v.ong. Ảnh: BT.
Xông hơi mùa đông: An toàn, hiệu quả tránh mắc phải những sai lầm này
Xông hơi mùa đông được xem là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, để xông hơi an toàn, đem lại hiệu quả như mong đợi bạn cần lưu ý tránh phạm phải một vài sai lầm dưới đây!
Xông hơi mùa đông khiến nhiều người lo lắng khi thông tin gần đây cho biết một người đàn ông đến phòng khám đông y để xông hơi. Sau đó phòng khám bất ngờ thông báo cho gia đình biết bệnh nhân bị bỏng nặng.
Sau khi vào khoa Cấp Cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy thì bệnh nhân được chuyển lên khoa Phỏng và vào phòng chăm sóc đặc biệt với tình trạng bỏng lên tới 30% vùng mặt, thân và tứ chi khiến người đàn ông bị bỏng đường hô hấp. Nhưng sau đó bệnh nhân bị giãn đồng tử và không còn khả năng cứu chữa nên đã t.ử v.ong.
Điều này khiến mọi người vô cùng hoang mang và lo lắng liệu rằng xông hơi mùa đông có đem lại lợi ích cho sức khỏe hay không. Thậm chí xông hơi thậm chí có thể khiến bạn t.ử v.ong nếu không xông hơi đúng cách.
Đây là mối đe dọa khiến rất nhiều người lo lắng đặc biệt những người thường xuyên chữa trị bệnh bằng các biện pháp xông hơi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần lưu ý để xông hơi an toàn mà hiệu quả.
1. Không tùy tiện xông hơi mùa đông
Thực tế, xông hơi mùa đông đem lại hiệu quả giúp người bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, xông hơi lại không phải lúc nào cũng có thể tiến hành được. Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng những người bị nhiễm lạnh vào mùa đông chỉ nên thực hiện xông hơi bằng lá từ 1 đến 2 ngày với hiệu quả giúp giải cảm.
Không tùy tiện xông hơi mùa đông để giải cảm, xông hơi sai cách có thể gây nhiều nguy hiểm – Ảnh Internet
Nhiễm lạnh khi gió độc đang nằm dưới da, khi tiến hành xông hơi từ 1 đến 2 ngày đầu có tác dụng giúp người bệnh đẩy khí độc thoát ra ngoài. Nhưng nếu xông hơi từ ngày thứ 3 trở đi, khi tình trạng cảm lạnh hoặc nhiễm sâu vào bên trong xông hơi không có tác dụng giải cảm nữa. Lúc này, người bệnh cần thực hiện các biện pháp giải cảm khác.
Xông hơi bằng lá đem lại hiệu quả giúp người bệnh nhanh khỏi nhưng không phải lúc nào cũng có thể xông hơi được.
2. Tuyệt đối không để nhiệt độ xông hơi tăng đột ngột
Nhiều người cho rằng vì là xông hơi nên có thói quen mở hết các vung nồi xông hơi ngay lập tức khi ngồi trước nồi với suy nghĩ rằng biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả giải cảm.
Nhưng đây thực ra lại là thói quen có hại, cơ thể có thể bị mất nước do bị đổ mồ hôi nhiều, không kiểm soát được lượng mồ hôi khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước. Thời điểm đó, khi cảm cúm, cảm lạnh không khỏi thậm chí còn làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị trụy tim mạch, tụt huyết áp và bị đột quỵ.
Đặc biệt, thói quen mở nồi xông đột ngột cũng khiến lượng khí nóng cực mạnh bốc lên một cách ồ ạt và có nguy cơ khiến bạn bị bỏng rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi xông hơi, chỉ nên mở nồi xông từ từ, hé nhỏ sau một thời gian chờ nước đỡ nóng sau đó hãy mở hẳn vung nồi ra.
Không mở vung nồi nước để xông hơi mùa đông vì có thể khiến bạn bị bỏng, chỉ nên hé mở vung xông hơi từ từ – Ảnh Internet
3. Không kéo dài thời gian xông hơi mùa đông
Nhiều người cho rằng vì mùa đông nhiệt độ thấp, trời lạnh nên việc kéo dài thời gian xông hơi không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Đây là một suy nghĩ sai lầm, thời gian xông hơi kéo dài không tốt cho sức khỏe vì khi nước nguội không còn khả năng đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể nữa. Chưa kể, nếu xông hơi quá dài còn có thể phản tác dụng.
Lưu ý, chỉ nên để nhiệt độ xông hơi cao hơn so với nhiệt độ của cơ thể từ 7 đến 8 độ C và không xông hơi mùa đông quá 30 phút.
4. Sai lầm khi lạm dụng xông hơi
Xông hơi mùa đông giúp bạn giải cảm, nhanh khỏi bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi mùa đông đến. Nhưng chỉ cần có triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm, mọi người đều cảm thấy nên xông hơi để chữa bệnh ngay lập tức. Thói quen này thật sự không tốt cho sức khỏe.
Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, đây là một dạng âm huyết. Do đó, huyết và khí nương nhau. Khi ra quá nhiều mồ hôi cũng có thể làm tổn thương âm huyết và hao tụt cả dương khí. Đặc biệt, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều dưỡng khí, năng lượng. Kèm theo đó còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến tim mạch.
Lạm dụng xông hơi không tốt cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không xông hơi liên tục trong tuần. Mỗi tuần chỉ nên xông hơi 1 lần. Ngoài ra bạn có thể thay thế nhiều biện pháp khác để chữa trị cảm lạnh, cảm cúm thay vì xông hơi mùa đông như uống đồ uống kháng sinh, bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn chữa bệnh,…
Lạm dụng xông hơi vào mùa đông không đem lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe như bạn nghĩ – Ảnh Internet
5. Xông hơi xong không nên tắm ngay
Nhiều người có thói quen tắm ngay sau khi xông hơi. Các chuyên gia cho biết, việc tắm ngay sau khi xông hơi có thể khiến lỗ chân lông đang hở gặp lạnh gây bít lại, không thoát nước ra được. Điều này cũng vô tình khiến cơ thể bị cảm lạnh trở lại, thậm chí có thể khiến bạn bị cảm nặng hơn, huyết m.áu cũng lưu thông chậm.
Sau khi xông hơi chỉ nên sử dụng khăn khô để lau sạch người. Lưu ý, ít nhất sau 6 giờ xông hơi mới được tắm.
6. Đối tượng tuyệt đống không xông hơi
Như đã biết, xông hơi mùa đông đem lại nhiều hiệu quả đối với sức khỏe. Nhưng xông hơi giải cảm không phải dành cho tất cả mọi người và đặc biệt không phải cứ cảm lạnh, cảm cúm là xông hơi.
Xông hơi mùa đông không áp dụng đối với một vài đối tượng dưới đây:
– Người mắc bệnh huyết áp.
– Bệnh nhân tim mạch không xông hơi.
– Mắc bệnh ngoài da tuyệt đối không xông hơi.
Xông hơi không dành cho phụ nữ mang thai – Ảnh Internet
– Xông hơi không áp dụng cho phụ nữ mang thai, người cao t.uổi và t.rẻ e.m.
– Xông hơi không được áp dụng đối với người hay ra mồ hôi.
– Người đang bị mất m.áu nhiều không xông hơi.
– Người vừa ốm dậy, thể trạng còn yếu không xông hơi.
– Người có những biểu hiện của bệnh tâm thần.
– Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi sau khi uống rượu tuyệt đối không tự ý xông hơi vì có thể gây ra đột quỵ, thậm chí khiến người bệnh t.ử v.ong.
Nếu thuộc nhóm đối tượng trên bị cảm cúm hay cảm lạnh, bạn nên lựa chọn biện pháp khác để điều trị bệnh thay vì xông hơi. Nên tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị đúng đắn để bệnh nhanh khỏi.