Nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị não

Các nhà khoa học Toronto (Canada) phát hiện, quá trình chữa lành sau tổn thương não có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u. Chấn thương não có thể là bất cứ điều gì như tổn thương hoặc đột quỵ.

Khối u nguyên bào thần kinh đệm trong não.

Các phát hiện được thực hiện bởi một nhóm nhà nghiên cứu liên ngành từ Đại học Toronto, Bệnh viện dành cho t.rẻ e.m bị bệnh (SickKids) và Trung tâm Ung thư Princess Margaret.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, sự thay đổi đột biến phù hợp ở các tế bào cụ thể trong não có thể được thay đổi do chấn thương, gây phát sinh khối u”, Tiến sĩ Peter Dirks – người đứng đầu Bộ phận phẫu thuật thần kinh và là nhà khoa học cấp cao tại SickKids, cho biết.

Phát hiện có thể dẫn đến liệu pháp mới cho những bệnh nhân u não. Bệnh nhân không có nhiều lựa chọn trong việc điều trị, với thời gian sống trung bình là 15 tháng sau khi chẩn đoán.

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng công nghệ máy học và giải trình tự RNA đơn bào mới nhất để lập bản đồ cấu tạo phân tử của tế bào gốc u nguyên bào thần kinh đệm (GSC). Họ đã tìm thấy các quần thể con GSC mới mang dấu hiệu phân tử của chứng viêm và kết hợp với các tế bào gốc ung thư khác bên trong khối u của bệnh nhân.

Điều này có thể cho thấy, một số u nguyên bào thần kinh đệm bắt đầu hình thành trong quá trình chữa lành mô bình thường, thậm chí là nhiều năm trước khi bệnh nhân có triệu chứng.

Theo nghiên cứu, một khi tế bào đột biến xuất hiện trong quá trình chữa trị, các cơ chế kiểm soát bình thường bị phá vỡ và thúc đẩy sự phát triển của khối u.

Bader – người đóng góp vào phân tích dữ liệu cho biết: “Mục đích là xác định một loại thuốc có thể t.iêu d.iệt tế bào gốc của u nguyên bào thần kinh đệm. Nhờ đó, có thể nhắm tới mục tiêu hiệu quả hơn”.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập GSC từ 26 khối u của bệnh nhân, mở rộng trong phòng thí nghiệm để thu được đủ số lượng tế bào hiếm này và phân tích chúng. Gần 70.000 tế bào đã được phân tích bằng giải trình tự RNA đơn bào, giúp phát hiện những gen trong các tế bào riêng lẻ. Quá trình này đã được dẫn đầu bởi Laura Richards – một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của Pugh.

Dữ liệu đã xác nhận tính không đồng nhất của bệnh trên diện rộng. Điều này có nghĩa là, mỗi khối u chứa nhiều tiểu quần thể tế bào gốc ung thư khác biệt về mặt phân tử. Chúng khiến khả năng tái phát rất cao, bởi liệu pháp hiện tại không thể xóa sổ tất cả các “dòng phụ” ( khối u ác tính) khác nhau.

Làn gió mới trong phẫu thuật thần kinh nhi tại Đồng Nai

Trước năm 2015, do không có bác sĩ chuyên ngành ngoại thần kinh nên hầu hết các bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM để điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn (bên phải) đang thực hiện một ca phẫu thuật

Từ năm 2015, sau khi BS Nguyễn Văn Toàn, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hoàn thành chương trình chuyên khoa I ngoại thần kinh nhi, nhiều bệnh nhi đã được cứu sống kịp thời.

* Thoát khỏi tử thần nhờ được phẫu thuật ngay

Mới đây, bệnh nhân T.T.T.H., 15 t.uổi, ngụ TT.Tân Phú, H.Tân Phú được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai sau khi đi xe đạp điện bị té ngã. Sau khi té, bệnh nhân đau đầu, nôn ói và dần rơi vào hôn mê. Kết quả thăm khám, chụp CT cho thấy bệnh nhân bị một khối m.áu tụ ngoài màng cứng trên đỉnh đầu phải kèm xuất huyết não thái dương trái. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu khẩn.

Trong hơn 2 giờ đồng hồ, ê-kíp phẫu thuật gồm 3 bác sĩ, trong đó BS CKI Nguyễn Văn Toàn là phẫu thuật viên chính đã tiến hành khoan cưa sọ, lấy m.áu tụ, cầm m.áu, khâu treo màng cứng cho bệnh nhân. 10 ngày sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bình phục tốt và được xuất viện vài ngày sau đó.

Trước đó, vào tháng 7-2018, bệnh nhi M.Q. (11 t.uổi, quê tỉnh Cà Mau, tạm trú tại KP.4, P.Tân Hòa, TP.Biên Hòa) nhập viện sau khi bị cây lớn đổ đè lên người trong lúc đang ngồi vo gạo ở ngoài lán, nơi em và mẹ đang làm thuê cho xưởng gỗ.

Bé Q. nhập viện trong tình trạng hôn mê, được bác sĩ chẩn đoán bị đa chấn thương, vỡ lún sọ hở, giập não diện rộng, gãy kín 1/3 giữa xương đùi trái. Sau khi được sơ cứu, chụp CT, X-quang, siêu âm, bệnh nhi được chuyển vào phòng mổ để bác sĩ vừa truyền m.áu vừa mổ cầm m.áu trong vòng 5 giờ.

Trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân, BS Nguyễn Văn Toàn chia sẻ, đây là một trong những bệnh nhân để lại ấn tượng đặc biệt với anh. Bệnh nhân còn nhỏ t.uổi nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải theo mẹ lên Đồng Nai để làm thuê kiếm sống. Bệnh nhân không được đi học và gặp phải tai nạn quá nặng lại không có thẻ BHYT. Sau khi được phẫu thuật sọ não vài ngày, bệnh nhi tiếp tục được mổ xuyên đinh kết hợp xương đùi, phải điều trị trong một thời gian rất dài.

“Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được tiên lượng rất nặng. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến tình huống xấu nhất là không thể cứu được bệnh nhân. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả ê-kíp và các khoa, phòng liên quan, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân bình phục tốt và đến nay vẫn liên lạc với tôi” – BS Toàn cho biết.

Hay trường hợp của bé N.T.T.A., 6 tháng t.uổi, ngụ xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom cũng được BS Toàn phẫu thuật kịp thời, được các nhân viên y tế chăm sóc tốt nên đã ổn định sức khỏe.

Trước đó, sau khi sinh được vài ngày, gia đình đưa bé A. vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng bị nhiều bệnh nặng cùng lúc như: thoát vị tủy, màng tủy, phình vỡ chảy dịch não tủy ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ còn phát hiện thóp trước của bệnh nhi phồng to. Sau khi chụp CT phát hiện bệnh nhi còn bị tắc, ứ dịch não tủy, não thất giãn…

BS Nguyễn Văn Toàn tâm sự: “Để thực hiện thành công một ca phẫu thuật đòi hỏi cả ê-kíp phải thực sự đoàn kết, cố gắng phối hợp nhuần nhuyễn ở từng khâu, từng khoa, phòng. Riêng bác sĩ phẫu thuật phải có tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân, phải có sự quyết đoán bởi trong ca phẫu thuật, diễn tiến bệnh rất nhanh không cho bác sĩ phẫu thuật có nhiều thời gian để lựa chọn. Bên cạnh đó, phải cẩn thận, tỉ mỉ vì một sai sót nhỏ cũng sẽ để lại hậu quả lớn đối với bệnh nhân.

Một bệnh nhi b.ị c.hém nhầm vào đầu được BS Toàn cấp cứu kịp thời

BS Nguyễn Văn Toàn cho biết, để cứu sống bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành 3 lần phẫu thuật ngay trong tháng đầu đời của bé. Đó là phẫu thuật tái tạo màng tủy sống, ống sống, các cơ thắt lưng; phẫu thuật dẫn lưu não thất đưa dịch não tủy ra ngoài và phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy từ não thất xuống bụng. Rất may, sau 6 tháng được chăm sóc, điều trị, bé A. bình phục tốt.

* Dám nghĩ, dám làm

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, BS Nguyễn Văn Toàn về công tác tại Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Thời điểm này, bệnh viện chưa có bác sĩ chuyên về phẫu thuật thần kinh trong khi bệnh nhi gặp chấn thương sọ não nhập viện khá nhiều.

Hầu như ngày nào cũng có từ 1-2 ca nhưng đều phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM để điều trị. Việc bệnh nhân bị chấn thương sọ não phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên làm mất đi giờ vàng trong điều trị, dẫn đến bệnh nhân phải sống thực vật, thậm chí t.ử v.ong. Các bệnh viện tuyến trên cũng rơi vào tình trạng quá tải.

Trước tình hình trên, BS Toàn đã quyết tâm thi và đậu lớp chuyên khoa I Ngoại thần kinh Trường đại học Y dược TP.HCM và học chuyên khoa sâu Ngoại thần kinh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Trong quá trình học nâng cao ở TP.HCM, BS Toàn thường xuyên chạy đi chạy về giữa TP.HCM và Đồng Nai để thực hiện các ca phẫu thuật chấn thương sọ não ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Có những khi đang nửa đêm, bệnh viện tiếp nhận ca cấp cứu, gọi điện thoại báo, BS Toàn cũng tức tốc chạy về.

Kết thúc các khóa học, BS Toàn trở về Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai triển khai điều trị các ca chấn thương, bệnh lý về thần kinh nhi khoa như: đầu nước, thoát vị tủy màng tủy, thoát vị chẩm, thoát vị não màng não, tụ mủ dưới màng cứng.

Ca phẫu thuật đầu tiên BS Toàn thực hiện liên quan đến thần kinh nhi khoa là một ca m.áu tụ ngoài màng cứng. Đây là bệnh lý thường gặp và để lại hậu quả nặng nề đối với bệnh nhân. Ca phẫu thuật không quá khó nhưng đòi hỏi phải thực hiện kịp thời. Bên cạnh đó, công tác tổ chức mổ phải khẩn trương, nhịp nhàng, hồi sức trước mổ, sau mổ, gây mê phải đảm bảo. Trong 5 năm qua, hầu hết các ca phẫu thuật do BS Toàn thực hiện đều có kết quả tốt.

Nói về nguyên nhân lựa chọn chuyên ngành Ngoại khoa nhi, BS Toàn bộc bạch: “Trong thời gian học đại học, tôi đã có niềm đam mê đặc biệt với ngoại khoa. Tôi thường đi theo các thầy để được phụ mổ ngoài giờ trực theo phân công của trường. Lĩnh vực phẫu thuật mang lại rất nhiều điều thú vị và cảm xúc đặc biệt cho bác sĩ. Bởi kết quả điều trị thấy rõ trước và sau khi phẫu thuật. Điều đó thôi thúc bác sĩ ngoại khoa không ngừng cố gắng, nỗ lực để thực hiện được nhiều ca mổ tốt hơn”.

BS CKII Phạm Đông Đoài, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng cho biết, khoa hiện có 8 bác sĩ, trong đó, BS Toàn phụ trách lĩnh vực ngoại thần kinh. Việc triển khai lĩnh vực ngoại thần kinh để điều trị trước tiên là chấn thương sọ não là việc làm cực kỳ khó khăn ở một bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là bệnh viện chuyên khoa nhi.

“Việc bệnh nhi bị chấn thương sọ não không phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM như trước kia phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của riêng BS Toàn. Bên cạnh đó là sự đầu tư đúng hướng của Ban giám đốc bệnh viện, sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong khoa và nhiều khoa, phòng khác trong bệnh viện” – BS Đoài nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *