Thiết bị y tế gia đình có thể giúp bạn theo dõi cơ thể và nhận ra tình trạng bất bình thường để chữa trị kịp thời.
Bác sĩ Huynh Wynn Trần – Tổ chức y khoa VietMD cho biết trong gia đình mỗi người cần tự trang bị cho mình một số loại máy móc thiết bị y tế gia đình thậm chí những chiếc máy này có thể cứu mạng bạn.
Thứ nhất máy đo huyết áp
Các nghiên cứu cho thấy bệnh cao huyết áp chính là nguyên nhân gây đột quỵ, trụy tim hay suy thận mãn tính và các bệnh về mạch khác. Cao huyết áp cũng làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong khi bệnh nhân có những bệnh mạn tính khác nhưng ung thư, cao mỡ, hay tiểu đường. Tuy nhiên, người dân lại chủ quan không có thói quen đo huyết áp tại nhà.
Các bác sĩ cho rằng tốt nhất là đo huyết áp tại nhà để theo dõi huyết áp của mình. Cách dùng – bạn chỉ cần ngồi im thả lỏng, trong vài phút, đo bên tay trái hoặc tay phải, nhớ ngồi cùng một tư thế và đo cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ cho kết quả chính xác hơn. Cách đọc, máy đo huyết áp sẽ có 3 chỉ số, 2 số đầu là huyết áp khi tim bóp lại và khi tim thả lỏng và số cuối cùng là nhịp tim. Ghi các chỉ số này vào sổ để theo dõi.
Huyết áp bình thường trong khoảng 120/80, HA cao khi đo trên 130/90, HA lên đến 180/100 tăng rủi ro vỡ mạch m.áu dẫn đến đột quỵ. HA thấp là dưới 90/60.
Nhịp tim bình thường là 60-100, nhịp tim trên 100 cộng thêm triệu chứng khó thở, tim đ.ập thình thịch cần tới các cơ sở y tế kiểm tra.
Thứ hai máy đo đường huyết
Đây là chiếc máy không thể thiếu với những ai bị tiểu đường. Với người không bị tiểu đường, máy cũng rất quan trọng khi có thể chỉ ra lý do bạn bị mệt mỏi, té xỉu như bị tụt đường huyết hay tăng đường huyết.
BS Huynh Wynn khuyến cáo mọi người nên kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, ít nhất là 1 lần/tuần. Tốt nhất là thử nghiệm trước khi ăn vào mỗi giờ nhất định.
Những loại máy có thể “cứu mạng” cần có trong nhà
Cách dùng, tùy vào mỗi máy mà có sự hướng dẫn khác nhau. Quan trong nhất là đọc theo chỉ dẫn trên máy, đút que thử vào máy và chờ đến khi có dấu hiệu bỏ giọt m.áu vào.
Cách đọc, cần biết khi đo là ăn hay đói vì kết quả đọc khác nhau. Chỉ số đường huyết bình thường là 70- 99 mg/dl khi đói. Khoảng 100-125 mg/dl là sắp tiểu đường và trên 126 là có thể tiểu đường. Lượng đường dưới 54 mg/dl là nguy hiểm có thể gây mệt mỏi và ngất xỉu.
Chỉ số đường huyết sau khi ăn thường dưới 140 mg/dl. Nếu trong khoảng 140-199mg/dl sau khi ăn là t.iền tiểu đường và trên 200mg/dl sau khi ăn 2 giờ là có thể tiểu đường.
Thứ ba máy đo thân nhiệt
Đây là dụng cụ cần thiết cho mọi người, nhất là những lúc thấy người nóng sốt. Hiện nay có máy dùng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ chính xác.
Cách dùng, bấm nút dò và nhắm vào trán cho đến khi nghe tiếng bíp và hiện ra nhiệt độ đo
Cách đọc, nhiệt độ bình thường là 97-99 độ F (36.1-37.2 độ C). Trên 100.4 độ F là sốt. Khi đo nhiệt độ, nhớ ghi vị trí đó như nhiệt độ trên trán là 99 độ.
Thứ tư máy cung cấp oxygen
Đây là chiếc máy cần thiết cho những ai bệnh phổi mãn tính hay viêm phổi cấp tính cần oxygen. Các nghiên cứu chỉ ra dùng oxygen sớm và kịp thời sẽ làm giảm tổn thương lên tim phổi do giảm áp lực làm việc lên 2 cơ quan này và khả năng hồi phục bệnh sẽ tốt hơn. Máy này thường chạy bằng điện, có thể có pin dự phòng trong vài giờ nếu mang lên máy bay.
Cách dùng, gắn điện, bật công tác và gắn ống thở vào đầu ra. Khi dùng nasal cannula thì phải đeo chắc vào đầu, có hai đầu ra oxygen chĩa thẳng vào sâu trong mũi để khi ngủ không bị lệch ra ngoài.
Sau khi bật máy lên thì dùng tay chỉnh lượng oxygen thở qua máy cho đến khi thấy đỡ hơn và máy đo oxygen trên ngón tay chỉ ra oxygen trên 90%. Nếu đã dùng oxygen mà vẫn không thấy đỡ hơn và chỉ số oxygen vẫn không cải thiện thì phải gọi bác sĩ ngay.
Xông hơi mùa đông: An toàn, hiệu quả tránh mắc phải những sai lầm này
Xông hơi mùa đông được xem là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, để xông hơi an toàn, đem lại hiệu quả như mong đợi bạn cần lưu ý tránh phạm phải một vài sai lầm dưới đây!
Xông hơi mùa đông khiến nhiều người lo lắng khi thông tin gần đây cho biết một người đàn ông đến phòng khám đông y để xông hơi. Sau đó phòng khám bất ngờ thông báo cho gia đình biết bệnh nhân bị bỏng nặng.
Sau khi vào khoa Cấp Cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy thì bệnh nhân được chuyển lên khoa Phỏng và vào phòng chăm sóc đặc biệt với tình trạng bỏng lên tới 30% vùng mặt, thân và tứ chi khiến người đàn ông bị bỏng đường hô hấp. Nhưng sau đó bệnh nhân bị giãn đồng tử và không còn khả năng cứu chữa nên đã t.ử v.ong.
Điều này khiến mọi người vô cùng hoang mang và lo lắng liệu rằng xông hơi mùa đông có đem lại lợi ích cho sức khỏe hay không. Thậm chí xông hơi thậm chí có thể khiến bạn t.ử v.ong nếu không xông hơi đúng cách.
Đây là mối đe dọa khiến rất nhiều người lo lắng đặc biệt những người thường xuyên chữa trị bệnh bằng các biện pháp xông hơi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần lưu ý để xông hơi an toàn mà hiệu quả.
1. Không tùy tiện xông hơi mùa đông
Thực tế, xông hơi mùa đông đem lại hiệu quả giúp người bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, xông hơi lại không phải lúc nào cũng có thể tiến hành được. Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng những người bị nhiễm lạnh vào mùa đông chỉ nên thực hiện xông hơi bằng lá từ 1 đến 2 ngày với hiệu quả giúp giải cảm.
Không tùy tiện xông hơi mùa đông để giải cảm, xông hơi sai cách có thể gây nhiều nguy hiểm – Ảnh Internet
Nhiễm lạnh khi gió độc đang nằm dưới da, khi tiến hành xông hơi từ 1 đến 2 ngày đầu có tác dụng giúp người bệnh đẩy khí độc thoát ra ngoài. Nhưng nếu xông hơi từ ngày thứ 3 trở đi, khi tình trạng cảm lạnh hoặc nhiễm sâu vào bên trong xông hơi không có tác dụng giải cảm nữa. Lúc này, người bệnh cần thực hiện các biện pháp giải cảm khác.
Xông hơi bằng lá đem lại hiệu quả giúp người bệnh nhanh khỏi nhưng không phải lúc nào cũng có thể xông hơi được.
2. Tuyệt đối không để nhiệt độ xông hơi tăng đột ngột
Nhiều người cho rằng vì là xông hơi nên có thói quen mở hết các vung nồi xông hơi ngay lập tức khi ngồi trước nồi với suy nghĩ rằng biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả giải cảm.
Nhưng đây thực ra lại là thói quen có hại, cơ thể có thể bị mất nước do bị đổ mồ hôi nhiều, không kiểm soát được lượng mồ hôi khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước. Thời điểm đó, khi cảm cúm, cảm lạnh không khỏi thậm chí còn làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị trụy tim mạch, tụt huyết áp và bị đột quỵ.
Đặc biệt, thói quen mở nồi xông đột ngột cũng khiến lượng khí nóng cực mạnh bốc lên một cách ồ ạt và có nguy cơ khiến bạn bị bỏng rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi xông hơi, chỉ nên mở nồi xông từ từ, hé nhỏ sau một thời gian chờ nước đỡ nóng sau đó hãy mở hẳn vung nồi ra.
Không mở vung nồi nước để xông hơi mùa đông vì có thể khiến bạn bị bỏng, chỉ nên hé mở vung xông hơi từ từ – Ảnh Internet
3. Không kéo dài thời gian xông hơi mùa đông
Nhiều người cho rằng vì mùa đông nhiệt độ thấp, trời lạnh nên việc kéo dài thời gian xông hơi không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Đây là một suy nghĩ sai lầm, thời gian xông hơi kéo dài không tốt cho sức khỏe vì khi nước nguội không còn khả năng đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể nữa. Chưa kể, nếu xông hơi quá dài còn có thể phản tác dụng.
Lưu ý, chỉ nên để nhiệt độ xông hơi cao hơn so với nhiệt độ của cơ thể từ 7 đến 8 độ C và không xông hơi mùa đông quá 30 phút.
4. Sai lầm khi lạm dụng xông hơi
Xông hơi mùa đông giúp bạn giải cảm, nhanh khỏi bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi mùa đông đến. Nhưng chỉ cần có triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm, mọi người đều cảm thấy nên xông hơi để chữa bệnh ngay lập tức. Thói quen này thật sự không tốt cho sức khỏe.
Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, đây là một dạng âm huyết. Do đó, huyết và khí nương nhau. Khi ra quá nhiều mồ hôi cũng có thể làm tổn thương âm huyết và hao tụt cả dương khí. Đặc biệt, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều dưỡng khí, năng lượng. Kèm theo đó còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến tim mạch.
Lạm dụng xông hơi không tốt cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không xông hơi liên tục trong tuần. Mỗi tuần chỉ nên xông hơi 1 lần. Ngoài ra bạn có thể thay thế nhiều biện pháp khác để chữa trị cảm lạnh, cảm cúm thay vì xông hơi mùa đông như uống đồ uống kháng sinh, bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn chữa bệnh,…
Lạm dụng xông hơi vào mùa đông không đem lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe như bạn nghĩ – Ảnh Internet
5. Xông hơi xong không nên tắm ngay
Nhiều người có thói quen tắm ngay sau khi xông hơi. Các chuyên gia cho biết, việc tắm ngay sau khi xông hơi có thể khiến lỗ chân lông đang hở gặp lạnh gây bít lại, không thoát nước ra được. Điều này cũng vô tình khiến cơ thể bị cảm lạnh trở lại, thậm chí có thể khiến bạn bị cảm nặng hơn, huyết m.áu cũng lưu thông chậm.
Sau khi xông hơi chỉ nên sử dụng khăn khô để lau sạch người. Lưu ý, ít nhất sau 6 giờ xông hơi mới được tắm.
6. Đối tượng tuyệt đống không xông hơi
Như đã biết, xông hơi mùa đông đem lại nhiều hiệu quả đối với sức khỏe. Nhưng xông hơi giải cảm không phải dành cho tất cả mọi người và đặc biệt không phải cứ cảm lạnh, cảm cúm là xông hơi.
Xông hơi mùa đông không áp dụng đối với một vài đối tượng dưới đây:
– Người mắc bệnh huyết áp.
– Bệnh nhân tim mạch không xông hơi.
– Mắc bệnh ngoài da tuyệt đối không xông hơi.
Xông hơi không dành cho phụ nữ mang thai – Ảnh Internet
– Xông hơi không áp dụng cho phụ nữ mang thai, người cao t.uổi và t.rẻ e.m.
– Xông hơi không được áp dụng đối với người hay ra mồ hôi.
– Người đang bị mất m.áu nhiều không xông hơi.
– Người vừa ốm dậy, thể trạng còn yếu không xông hơi.
– Người có những biểu hiện của bệnh tâm thần.
– Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi sau khi uống rượu tuyệt đối không tự ý xông hơi vì có thể gây ra đột quỵ, thậm chí khiến người bệnh t.ử v.ong.
Nếu thuộc nhóm đối tượng trên bị cảm cúm hay cảm lạnh, bạn nên lựa chọn biện pháp khác để điều trị bệnh thay vì xông hơi. Nên tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị đúng đắn để bệnh nhanh khỏi.