Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme -Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đ.ánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.
Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme -Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” đã được Hội đồng khoa học Trường Đại học An Giang nghiệm thu báo cáo nghiệm thu nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp cơ sở. Đề tài do TS. Lâm Thị Mỹ Linh – Phó Trưởng khoa Sư Phạm cùng ThS. Lê Minh Tuấn – Phó Trưởng Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên làm chủ nhiệm.
TS. Lâm Thị Mỹ Linh cùng ThS. Lê Minh Tuấn chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu của đề tài là tìm ra một số hoạt chất sinh học từ 40 loài rau, củ, quả thiên nhiên được trồng tại An Giang có khả năng ức chế enzyme -Glucosidase trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường. Từ đó đưa ra những khuyến cáo chế độ ăn thích hợp cho người bệnh.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 nội dung chính là thu thập các mẫu rau, củ, quả; thực hiện trích ly mẫu cây khô bằng dung môi methanol để thu mẫu cao thô, sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase của các mẫu rau, củ, quả; khuyến cáo sử dụng rau, củ, quả cho người bệnh Đái tháo đường.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã phát hiện ra nhiều cây thuốc có khả năng ức chế enzyme -Glucosidase nhằm định hướng cho việc nghiên cứu ứng dụng chúng trong ngành dược phẩm trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường.
Cụ thể quá trình nghiên cứ hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase của 40 mẫu rau củ quả được trồng ở một số vùng của tỉnh An Giang, các kết quả thu được là thu mua và định danh được 40 mẫu rau, củ, quả được trồng ở một số vùng; trích ly 40 mẫu nguyên liệu bằng dung môi methanol, thu được 40 mẫu cao methanol thô. Giá trị IC50 đối với chất đối kháng dương acarbose là 215.5 ug/mL.
Mẫu và sản phẩm của đề tài.
Từ 40 mẫu cao chiết MeOH trích ly từ 40 mẫu nguyên liệu được thu mua ở một số vùng của tỉnh An Giang được sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase trên mô hình in vitro. Kết quả cho thấy, cả 40 mẫu rau, củ, quả đều có hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase ở nồng độ 250 ug/mL, trong đó 35 mẫu cao có giá trị TC50
5 mẫu cao có hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase mạnh nhất đó là: Hạt Cau, trái Ô Môi, trái Trâm, hạt Đậu Nành, rau Ngổ.
Kết quả của nghiên cứu này lần đầu tiên cung cấp hoạt tính sinh học đáng chú ý của cây rau Ngổ là ức chế mạnh enzyme -Glucosidase. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phát hiện 35 loại rau, củ, quả có khả năng ức chế enzyme -Glucosidase nhằm định hướng co việc nghiên cứu ứng dụng chúng trong ngành dược phẩm, nông nghiệp và công nghiệp đặc biệt là các dược liệu trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường.
Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, gia vị và chất xơ của chúng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư, béo phì và bệnh Alzheimer. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, Tổ chức y tế Thế giới, Viện Y tế Quốc gia và Hiệp hội Tiểu đường Canada khuyến cáo rằng để phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khuyến khích tiêu thụ carbohydrate có chứa thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và sữa ít béo, GI thấp và tập luyện thể thao.
Tác dụng của trái cây và các thành phần của chúng, phytate và chất xơ ăn kiêng điều chỉnh lượng đường trong m.áu ở bệnh nhân tiểu đường. Đề xuất tối thiểu năm phần mỗi ngày trái cây và rau quả kết hợp trong chế độ ăn uống hoặc tiêu thụ 400 gam trái cây và rau quả cũng như 40 gam chất xơ mỗi ngày.
Kết quả của đề tài làm cơ sở cho việc khuyến cáo, triển khai các ứng dụng trong việc sử dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường nhằm cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường về giá thành và tăng chất lượng sản phẩm.
Theo đ.ánh giá của Hội đồng, đề tài là một sản phẩm khoa học có ý nghĩa, có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế vì hiện nay số người bị bệnh Đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo kiến nghị, tiếp tục nghiên cứ thêm những loại cây khác để xác định khả năng ức chế enzyme -Glucosidase giúp mở rộng ứng dụng của cây dược liệu vào ngành y học nói chung và lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường nói riêng.
Hoạt động thể chất và dinh dưỡng lành mạnh
Hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là chìa khóa của hạnh phúc và sức khỏe.
Ngoài việc giúp cơ thể săn chắc và duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động thể chất mỗi ngày còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, tim mạch, ung thư…
Cần dành thời gian ít nhất từ 30 phút đến 1 giờ mỗi buổi sáng cho việc tập thể dục, làm được điều này sẽ giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn cho công việc, tâm trạng sảng khoái, hưng phấn, đẩy lùi các triệu chứng lo lắng, trầm cảm; ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ loãng xương, suy giảm trí nhớ, giúp duy trì sự linh hoạt khi bước vào t.uổi già.
Hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là chìa khóa của hạnh phúc và sức khỏe (ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Để luôn có được một trạng thái sức khỏe tốt cần thực hiện cách sống năng động, nói không với lối sống tĩnh tại, lười vận động.
Mỗi ngày cần dành thời gian tối đa cho các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ (tranh thủ đi bộ nhiều hơn trong nhà hay trong cơ quan; từ nhà đến cơ quan, siêu thị; thay cho việc đi xe máy, ôtô bằng cách đi bộ), dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, thậm chí chỉ cần dành vài phút thư giãn giữa giờ khi đang làm việc bằng cách khiêu vũ, điều này cũng giúp cơ thể khỏe hơn.
Để có kết quả tốt nhất, hãy trải đều các hoạt động thể chất như đã nói trên mỗi ngày, nếu không có nhiều thời gian, chỉ cần thực hiện 10 đến 15 phút mỗi lần/ngày, với ít phút vận động vẫn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Nên nhớ rằng bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng tốt hơn là không hoạt động.