Những nguy cơ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên mà bố mẹ nào cũng cần biết

Trẻ v.ị t.hành n.iên bắt đầu có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, những thay đổi này khiến các em trở nên nhạy cảm, tò mò và thích tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh.

Điều này nghe có vẻ tốt nhưng nếu cha, mẹ không quan tâm, để ý thì sẽ rất dễ để lại nguy cơ, hậu quả cho trẻ.

Dễ nảy sinh tình cảm khác giới

Ở t.uổi vị thành niên, trẻ dễ rung động và nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Trẻ v.ị t.hành n.iên nói chung, học sinh bậc trung học nói riêng yêu sớm là vấn đề khiến các bậc cha mẹ và thầy cô cảm thấy không yên tâm.

Nguyên nhân là do trẻ v.ị t.hành n.iên có trí tuệ, thân thể phát triển nhanh. Thêm vào đó ở độ t.uổi này, trẻ bắt đầu sử dụng internet thường xuyên, được tiếp cận với lượng thông tin lớn trong đó có thông tin về tình cảm lứa đôi và giới tính khiến trẻ tò mò, muốn tìm hiểu.

Quan hệ t.ình d.ục sớm

Học sinh yêu sớm đến mức mù quáng rất dễ nảy sinh quan hệ t.ình d.ục thiếu an toàn. Ở t.uổi vị thành niên, sự phát triển cơ thể chưa hoàn chỉnh.

Nếu quan hệ t.ình d.ục ở giai đoạn này sẽ dẫn đến những nguy cơ như: Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, làm tăng nguy cơ t.ử v.ong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ; trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là t.ử v.ong; bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.


T.uổi vị thành niên là độ t.uổi nhạy cảm cần được quan tâm. Ảnh đồ họa: MV

Ở trong giai đoạn này, cha mẹ nên quan tâm và để ý đến con cái nhiều hơn. Các bậc cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự nhiều hơn với các em, cho con cái những định hướng đúng đắn về tình cảm.

Cha mẹ và nhà trường nên phối hợp để trang bị cho các em những kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho các em, giúp các em có kiến thức và nhận thức đúng đắn tránh được những sai lầm không đáng có.

Dễ bị trầm cảm

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, tùy vào hoàn cảnh của các em. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như: Các sự kiện đau thương trong thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần, hoặc mất cha mẹ có thể làm thay đổi trong não bộ, làm cho người đó dễ bị trầm cảm.

Trầm cảm t.uổi teen có thể có liên quan tới việc quen cảm giác bất lực hơn là cảm thấy có khả năng tự tìm được cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống.

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường. Ảnh đồ họa: MV

Người bệnh không quan tâm, thích thú với những thú vui bình thường, mệt mỏi, suy nhược, cảm giác kiệt sức, mọi việc đều vượt quá sức mình.

Lãnh đạm với người thân, khóc lóc vô cớ, có cảm giác lo lắng, đôi khi có cơn hốt hoảng. Họ tự cho mình là kém cỏi, là kẻ thất bại, là gánh nặng cho gia đình, không còn hứng thú đến lớp, trốn tránh bạn bè và người thân, kết quả học tập sa sút.

Đối với việc trẻ bị trầm cảm, các bậc cha mẹ nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý được huấn luyện làm việc với trẻ v.ị t.hành n.iên, hoặc trực tiếp đưa các em đến gặp bác sĩ.

Rất nhiều trường hợp cần phải chữa trị bằng thuốc, do bác sĩ chỉ định. Trẻ v.ị t.hành n.iên bị trầm cảm có nguy cơ t.ự t.ử mặc dù các triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Nhiều trẻ mắc trầm cảm cha mẹ không hay biết

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở trẻ v.ị t.hành n.iên. Trong khi đó, nhiều cha mẹ không thực sự chú ý tới vấn đề này ở con.

Hơn một tháng trước, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận n.ữ s.inh 12 t.uổi trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, cô bé bị giáo viên phê bình ở trên lớp vì cho rằng em nói chuyện, làm việc riêng. N.ữ s.inh giải thích mình không làm điều này. Khi về nhà, gia đình yêu cầu em phải làm bản kiểm điểm. Sự việc khiến học sinh này thắt cổ t.ự t.ử.

Trường hợp này được tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe v.ị t.hành n.iên, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ tại hội thảo Rối loạn tâm thần t.uổi học đường chiều 24/11. “Bé gái được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Lúc này đã quá muộn, chúng tôi không thể cứu được bé”, BS Loan cho biết.

Qua trường hợp này, TS Loan cảnh báo cha mẹ cần thiết phải quan tâm tới sức khỏe tâm thần t.rẻ e.m. Khoa Sức khỏe v.ị t.hành n.iên cũng đang điều trị cho b.é g.ái 13 t.uổi. Cô bé không hòa hợp với cha mẹ. Chỗ dựa duy nhất của bé là anh trai. Do đó, khi anh trai đi du học, cô bé rơi vào trạng thái trầm cảm và từng có ý tưởng t.ự s.át.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan chia sẻ với báo chí về tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ v.ị t.hành n.iên. Ảnh: HQ.

“Qua nhiều buổi can thiệp tâm lý, b.é g.ái cải thiện tốt, điểm một số môn học cũng cao hơn”, bác sĩ Loan chia sẻ.

Theo chuyên gia này, số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 20% t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ t.uổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ v.ị t.hành n.iên. T.ự t.ử là nguyên nhân thứ 3 gây t.ử v.ong.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần dao động từ 8-29% ở t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên. Trong đó, rối loạn tăng động, giảm chú ý chiếm 14,1%; rối loạn cảm xúc 11,5%; rối loạn ứng xử 9,2%. 5% trong 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 t.uổi (50% là trẻ dưới 16 t.uổi).

Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành cuộc khảo sát với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở Hà Nội, Hưng Yên tương ứng 31,3% và 18,6%. Các trẻ mắc chứng lo âu tại Hà Nội chiếm 42,6%. Con số ở Hưng Yên là 36,5%. Trẻ stress tại Hà Nội là 38,8%, Hưng Yên 21,8%.

“Chúng tôi đ.ánh giá ở các khu đô thị lớn, tỷ lệ rối loạn tâm thần có xu hướng cao hơn ở tỉnh, thành khác. Trẻ nữ tỷ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp”, TS Loan chia sẻ.

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết t.rẻ e.m là đối tượng phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn t.uổi học đường. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả to lớn, học hành sút kém, rối loạn hành vi và tâm thần.

Tuy nhiên, nhiều gia đình khi đưa con đến khám đều cho rằng các bé không có vấn đề nghiêm trọng. Khi làm việc với các em nhỏ, bác sĩ mới nhận ra rất nhiều điều bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ chính môi trường học tập và cuộc sống gia đình trẻ.

Hầu hết bệnh nhân đến khám đều ở trong tình trạng mắc các rối loạn tâm lý vừa và nặng. Việc phát hiện, điều trị giúp các bé vượt qua những rối loạn đòi hỏi sự quan tâm sát sao của các phụ huynh. “Chúng ta cần phải đặt vào vị trí của các em nhỏ chứ đừng áp đặt tâm lý của người lớn lên t.rẻ e.m. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng các gia đình và nhà trường, bảo đảm các em có sự phát triển hoàn hảo khi trưởng thành”, TS Loan nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *