Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú, đặc biệt, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 t.uổi, tuy nhiên, tỷ lê măc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ, tại Bệnh viện K, căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân ở độ t.uổi 20.
Theo Globocan 2020, Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc mới và hơn 8.200 ca t.ử v.ong vì ung thư đại trực tràng.
Bệnh có dấu hiệu gia tăng
Cac khôi u đại trực tràng ơ bênh nhân tre có tốc độ phat triên nhanh hơn những người lớn t.uổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa và phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu, tỷ lê sống sau 5 năm lên tới 90%; dưới 10% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn sống quá 5 năm.
Chuyên gia Bệnh viện K cho biết: Sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá… là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Bằng chứng là 57% người trưởng thành tại nước ta ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi lại ăn nhiều thịt; một nửa nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại; béo phì tăng nhanh từ 12% năm 2010 lên 17,5% năm 2015; Việt Nam nằm trong top 15 nước có số người hút t.huốc l.á cao nhất thế giới…
Ngoài lối sống, ung thư đại trực tràng có liên quan đến yếu tố t.uổi tác và di truyền, tuy nhiên số ca liên quan đến di truyền chỉ chiếm 3 – 5%.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng
Từ thực tế điều trị, TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K kiêm Trưởng Khoa Ngoại bụng I cho biết: Dấu hiệu ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, do đó phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3 – 4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế; nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 90%.
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên khi có những triệu chứng sau, cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại trực tràng:
– Rối loạn tiêu hoá: Ban đầu có thể là ợ chua, sau là đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn.
– Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần nên chú ý theo dõi.
– Đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt: Có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.
– Đi ngoài ra m.áu: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nguyên do khối u trong lòng ruột gây c.hảy m.áu.
– Giảm cân bất thường, mệt mỏi: Hầu hết các trường hợp mắc ung thư đều có dấu hiệu giảm cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng hay tập luyện gì gắng sức.
Ung thư đại tràng ngày càng trẻ hóa
Nếu như trước đây, người mắc ung thư đại trực tràng thường gặp ở độ t.uổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi 12,13 t.uổi… Đó là hồi chuông cảnh báo, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Việc khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Đối với ung thư đại trực tràng, các phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất hiện tại là nội soi ống mềm, ngoài quan sát được tổn thương còn lấy sinh thiết làm xét nghiệm về mặt tế bào học. Nội soi, chân đoan sơm ung thư la rât cân thiêt, đăc biêt vơi nhom ngươi co nguy cơ măc bênh cao.
Tại Bệnh viện K, các bác sĩ sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ mới nhất giúp hình ảnh sắc nét, hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất cao cấp, có chức năng nhuộm màu bằng ánh sáng và phóng đại trên 100 lần, giúp phân tích rõ ràng vi cấu trúc và vi mạch m.áu của tổn thương, đưa ra nhận định chính xác về tính chất tế bào học của tổn thương, phân biệt tổn thương ung thư và không ung thư, từ đó đưa ra hướng can thiệp kịp thời cho người bệnh.
Mục đích của việc nội soi phóng đại này là giúp phát hiện sớm một số ung thư đường tiêu hóa thường gặp như ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng…
Thuốc mới dùng uống trước khi nội soi đại tràng: Những lưu ý khi dùng
Một loại viên nén mang tên Sutab (natri sulfat, magie sulfat và kali clorid) vừa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để sử dụng trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
Nội soi đại trực tràng là phương pháp phát hiện ung thư đại trực tràng phổ biến nhất, một nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong do ung thư có thể được quản lý hiệu quả hơn thông qua việc tầm soát. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng của các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng nhờ khả năng nhìn được toàn bộ đại tràng, có thể phát hiện và cắt bỏ polyp trong cùng một thủ thuật.
Viên nén sutab (natri sulfat, magie sulfat, kali clorid) là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, sẽ cung cấp một giải pháp thay thế thuận tiện bằng đường uống để làm sạch ruột trước khi tiến hành nội soi đối với những bệnh nhân này, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nội soi trước đây.
Khi dùng thuốc cần thận trọng với một số nguy cơ sau:
-Nguy cơ bất thường về chất lỏng và điện giải: Khuyến khích cung cấp đủ nước, đ.ánh giá các loại thuốc dùng đồng thời và xem xét các đ.ánh giá trong phòng thí nghiệm trước và sau mỗi lần sử dụng.
-Rối loạn nhịp tim: Xem xét ECG liều trước và sau nội soi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn.
-Động kinh: Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có t.iền sử co giật và những bệnh nhân có nhiều nguy cơ co giật, kể cả các thuốc làm giảm ngưỡng co giật.
-Bệnh nhân suy thận hoặc dùng đồng thời các thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận: Thận trọng khi dùng, đảm bảo đủ nước và cân nhắc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
-Nghi ngờ tắc nghẽn hoặc thủng đường tiêu hóa: Loại trừ chẩn đoán trước khi dùng.
Không dùng thuốc này trong các trường hợp: Tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc hồi tràng, thủng ruột, viêm ruột kết nhiễm độc hoặc phình đại tràng, ứ dịch dạ dày…
Các tác dụng không mong muốn thường gặp: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, và đau bụng trên. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng chất lỏng và điện giải.