TS. BS. Phan Quốc Hoàn, TS. Nguyễn Văn Long – Khoa Sinh học phân tử (C17) – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã có công trình nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ điều trị thoái hóa khớp gối.
Nghiên cứu tế bào gốc
Theo TS Hoàn tế bào gốc thu nhận từ mô mỡ (ADSC) có nhiều đặc điểm tương tự tế bào gốc tủy xương cả về mặt hình thái, sự phát triển và các phenotype trên bề mặt. Cả hai đều có nguồn gốc từ lá phôi giữa trong thời kỳ phát triển của bào thai nên còn gọi chung là tế bào gốc trung mô (MSC).
Một tính chất rất quan trọng của ADSC, MSC là có thể phát triển, biệt hóa thành các tế bào có nguồn gốc trung mô như tế bào mô mỡ, nguyên bào sợi, tế bào cơ, xương, sụn, các tế bào tuyến…khi có các tín hiệu và các yếu tố tăng trưởng phù hợp. Chúng dễ dàng tăng sinh trong môi trường nuôi cấy khiến MSC trở thành nguồn tế bào gốc trong y học tái tạo và liệu pháp tế bào.
Việc thu nhận ADSC, MSC từ mô mỡ có một số ưu điểm vượt trội hơn các nguồn tế bào gốc trưởng thành khác đó là dễ dàng lấy mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người cho và số lượng tế bào gốc tương đối nhiều đáp ứng được điều trị mà không cần phải nuôi cấy tăng sinh.
TS Hoàn cho biết nếu nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong Y học trước đây chủ yếu là sử dụng nguồn tế bào gốc tạo m.áu)cho cấy ghép tủy để điều trị một số bệnh lý ác tính và bệnh lý về m.áu. Nghiên cứu, sử dụng các loại tế bào gốc khác tế bào gốc tạo m.áu (như Tế bào gốc trung mô, và tế bào gốc mô mỡ…) trong y học tái tạo vẫn còn rất mới mẻ, đây đang là hướng nghiên cứu đầy tiềm năng và có nhiều triển vọng áp dụng thực tế. Đặc biệt gần đây, các nghiên cứu về tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) đang rất được quan tâm vì nguồn gốc của những tế bào gốc này là từ những tế bào sinh trưởng bình thường.
Trên thế giới đã có những bước tiến dài trong việc sử dụng tế bào gốc trung mô trong y học tái tạo, nhiều Trung tâm nghiên cứu đã kết thúc pha nghiên cứu thứ III. Một số ứng dụng đã được công bố chủ yếu của MSC là: điều trị các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, thoái hóa khớp, bênh tự miễn, viêm tắc động mạch ngoại vi, chấn thương tủy, liệt tủy, một số bệnh của hệ thần kinh trung ương khác…
Tế bào gốc trong điều trị xương khớp
Theo TS Long – tổn thương sụn là một vấn đề lâm sàng thường gặp, đặc biệt đối với những bệnh nhân trên 40 t.uổi, thường dẫn đến viêm xương khớp nếu không được chữa trị hợp lý. Viêm xương khớp là quá trình thoái hóa mãn tính đặc trưng bởi quá trình thoái hóa sụn, hình thành gai xương, tổ chức lại xương sụn phụ, sự bào mòn khớp và mất chức năng khớp.
Nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ trong điều trị xương khớp.
Hiện nay, chấn thương sụn được điều trị chủ yếu bằng thuốc hoặc tiêm hyaluronic acid với mục đích là làm giảm triệu chứng, giảm đau và kiểm soát sự viêm. Tuy nhiên các liệu pháp này hạn chế về hiệu quả và thường không ngăn chặn được quá trình tái thoái hóa của khớp.
Liệu pháp tế bào gốc được xem như một chiến lược hứa hẹn cho việc điều trị tổn thương sụn khớp và viêm xương khớp. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn khác nhau để điều trị viêm xương khớp với tỉ lệ thành công khác nhau.
TS Long cũng cho biết Khoa Sinh học phân tử (C17) – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã đầu tư Dự án La bo nghiên cứu Tế bào gốc từ năm 2012. Sau khi đưa vào hoạt động đến nay, tại La bo tế bào gốc đã tách, chế biến và lưu giữ bảo quản sản phẩm tế bào gốc tạo m.áu (HSCs) cho 10 bệnh nhân có chỉ định ghép tủy điều trị các bệnh về m.áu trong đó có 2 bênh nhân ghép đồng loại (Allogeneic marrow transplants), các bệnh nhân sau ghép đều ổn định.
Hiện nay, Labo đang tiếp tục phát triển tạo ra các sản phẩm tế bào gốc có chất lượng tốt nhất phục vụ điều trị và nghiên cứu. Tế bào gốc mô mỡ (ADSC, MSC) là hướng đi tiếp theo để điều trị một số bệnh mạn tính như thoái hóa khớp gối, bênh lý khớp gối khác, xơ gan, viên tắc động tĩnh mạch ngoai vi…
Từ năm 2015, Hội đồng Khoa học Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thông qua kỹ thuật mới của khoa Sinh học phân tử” Kỹ thuật thu nhận tế bào gốc mô mỡ tự thân phục vụ điều trị tại bệnh viên TƯQĐ 108″ và đã cho phép triển khai ứng dụng kỹ thuật này tại bệnh.
Đến nay, sử dụng tế bào gốc trong điều trị cơ xương khớp đang là lựa chọn hàng đầu vì sở hữu nhiều ưu điểm: không cần phẫu thuật, không mất thời gian nghỉ dưỡng và khả năng phục hồi cao. Hiện phương pháp này đã được triển khai ở nhiều bệnh viện khác nhau mang lại hiệu quả cho người bệnh cũng như khả năng phát triển của ngành cơ xương khớp.
Tại Việt Nam, những năm gần đây đã có một số cơ sở Y tế triển khai ứng dụng tế bào gốc trung mô vào điều trị như tại Bệnh viện Bạch Mai, Vinmec, Việt Đức, Bệnh viện TƯQĐ 108 (Miền Bắc), Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Nhân dân 115 (Miền Nam), Bệnh viện Đại học Y Huế (Miền Trung) vv… và đã có các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc được công bố trên các tạp chí khoa học.
‘Chạy bộ không ảnh hưởng xấu đến khớp gối’
Các chuyên gia nghiên cứu khả năng thích ứng của sụn đầu gối khi luyện tập cường độ cao và kết luận chạy bộ không ảnh hưởng xấu khớp gối.
Theo Canadian Running, nhiều người cho rằng chạy bộ dễ dẫn đến viêm khớp gối. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh môn thể thao này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này.
Trong công bố của nhóm chuyên gia Hàn Quốc năm 2019, 6 VĐV tham gia thí nghiệm đã hoàn thành hơn 1.000 cuộc đua marathon. Kết thúc quá trình chạy, có 3 VĐV bị rách sụn chêm (lớp đệm giữa xương đùi và xương chày), một VĐV thoái hóa sụn chêm, nhưng không ai bị viêm xương khớp ở đầu gối.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2019. Nhóm tác giả đã kêu gọi 82 VĐV tham gia thí nghiệm, họ được chụp cộng hưởng từ 6 tháng trước và 2 tuần sau chạy. Kết quả, đầu gối các VĐV không bị ảnh hưởng bởi việc tập luyện cường độ cao.
Nhiều người hiểu sai chạy bộ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Ảnh: iStock.
Trong nghiên cứu hồi tháng 8, nhóm chuyên gia Mỹ xem xét kỹ về sụn ở đầu gối và khả năng thích ứng của bộ phận này khi tập luyện, từ đó củng cố thêm quan điểm: chạy bộ không tác động xấu đến khớp đầu gối.
Theo đó, sụn đầu gối là mô mềm bảo vệ phần kết thúc của xương chân và xương bánh chè, chúng chỉ yếu đi khi khớp gối thoái hóa. Canadian Running chỉ ra trong nghiên cứu gần đây, nhóm thanh niên khỏe mạnh đã đi bộ và chạy dọc đường đua. Một nhóm đi 6 km, nhóm còn lại đi 3 km rồi chạy 3 km. Các chuyên gia dựa vào đó để xem xét phần sụn có thích ứng với tải trọng luyện tập mới, tự sửa chữa và xây dựng lại hay không. Sau kết thúc nghiên cứu, họ đưa ra dự đoán về đầu gối và sụn.
Các chuyên gia phát hiện khi kiểm soát tốt khả năng tự phục hồi của đầu gối, chạy bộ có thể cải thiện sức khỏe sụn. Nếu không thích nghi với tập luyện, tỷ lệ đầu gối phát triển thành viêm khớp lên đến 95%-98%, nhưng nhờ tự điều hòa cường độ tập luyện, khả năng mắc bệnh giảm còn 13% – tương đương tỷ lệ của người đi bộ.
Cần duy trì hoạt động chạy bộ để bảo vệ sức khỏe, tăng đề kháng. Ảnh: VnExpress Marathon Quy Nhơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm nếu không có khả năng thích ứng, sụn khó chịu được tải trọng kéo dài của hoạt động chạy. Với sụn khỏe mạnh, áp lực đặt lên bộ phận này khi chạy thậm chí có thể kéo dài t.uổi thọ của nó, thay vì rút ngắn. Chuyên gia cũng tin rằng đây là cơ sở để hỗ trợ giả thuyết điều hòa sụn – lời giải thích cho việc runner có thể chạy mà không bị chấn thương nặng.
Tuy nhiên, khẳng định trên không có nghĩa mọi runner miễn nhiễm với chấn thương đầu gối. Vốn dĩ chạy không gây hại cho khớp gối, nhưng lạm dụng quá mức hoặc sai tư thế sẽ dẫn tới các cơn đau bộ phận này – căn bệnh phổ biến với các VĐV.