Rau dền dại vốn cùng họ với rau dền gieo hạt nhưng ăn ngon, có mùi thơm và mang hương vị rất đặc trưng.
Nếu như miền Tây nổi tiếng với đặc sản rau móp gai – mọc bờ bụi, ven vườn ven ao… thì miền Bắc cũng có một loại rau mọc hoang dại trở thành món ăn quen thuộc của người nông dân – rau dền cơm dại.
Rau rền cơm dại thường mọc hoang trên vùng đất ẩm, trong vườn, ven đường… ở các làng quê Bắc bộ. Loại rau này có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước cao, sức nảy mẩm tốt…
Rau dền dại vốn cùng họ với rau dền gieo hạt nhưng ăn ngon, có mùi thơm và mang hương vị rất đặc trưng. Nó dùng làm rau ăn trong ẩm thực của người dân nông thôn như xào, luộc và ngon nhất là nấu canh. Đặc biệt, dền dại là loại rau do thiên nhiên ban tặng nên đảm bảo chất lượng sạch tự nhiên và an toàn 100%.
Rau rền cơm dại thường mọc hoang trên vùng đất ẩm, trong vườn, ven đường…
Rau dền cơm dại mang vị ngọt, tính hàn là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá, trị bệnh kiết lỵ, l.ở l.oét do trong người quá nóng, lợi tiểu, chữa viêm bàng quang. Ngoài ra, loại rau này còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho phụ nữ mang thai, nhất là người gần đến ngày sinh ăn nhiều rau dền giúp dễ tiêu hóa không bị táo bón và dễ sinh hơn.
Vào ngày hè nóng bức, chị em nội trợ nên luộc một đĩa rau rền cơm dại chấm nước tương hoặc bát canh rau dền nấu thịt, tôm khô thì thật tuyệt vời. Nó sẽ có tác dụng giúp giải nhiệt rất hiệu quả cho cơ thể, vừa ngon lại dễ trôi cơm.
Cách nấu canh rau dền tôm
Nguyên liệu
– 1 mớ rau dền cơm dại
– 200g tôm tươi hoặc tôm khô
– Hành tươi, hành khô, bột canh, bột ngọt
Rau dền cơm dại nấu tôm tươi.
Cách làm
– Rau dền nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút, thái nhỏ cho vừa ăn
– Hành tươi nhặt sạch, thái nhỏ
– Hành khô bỏ vỏ, băm nhuyễn
– Tôm tươi, rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen, bỏ đầu. Phần thịt tôm cho vào chiếc bát nhỏ, ướp với 1 chút nước mắm, bột ngọt. Phần vỏ và đầu tôm, cho vào cối nhỏ, giã nhuyễn, thêm nước và cho vào rây, lọc lấy nước, bỏ bã.
– Bật bếp, phi thơm hành, cho phần thịt tôm vào xào săn rồi ra bát
– Phần nước lọc tôm, hòa thêm 2 bát nước, bắc lên bếp đun sôi với lượng lửa vừa đủ. Khi nước bắt đầu sôi, hạ nhỏ lửa, hớt bọt, cho rau dền và phần thịt tôm vào đảo đều.
– Nấu chín rau dền trên bếp đến khi nước sôi trở lại, nêm gia vị vừa ăn, thêm hành và tắt bếp.
Thứ rau lợn thích ăn không ngờ lại giải độc, giải rượu, trị bệnh rất hiệu quả
Thứ cây rau được nhiều người biết là dùng nuôi lợn không ai ngờ giải độc, giải rượu, trị bệnh trong cuộc sống rất tốt.
Cây rau dừa nước (còn gọi là thủy long, thủy xà, du long thái), mọc hoang dại bò, hoặc nổi trên mặt ao, đầm, bờ ruộng ẩm ướt và người dân hay dùng làm rau nuôi lợn, cũng có nơi ăn sống. Đông y thì thu hái rau dừa nước quanh năm về rửa sạch, thái ngấn, phơi hay sấy khô làm dược liệu.
Trong thân lá rau dừa nước đã phát hiện có muối Na, K, hợp chất flavon, tanin, rất nhiều chất nhầy,. Trong 100g rau dừa nước có 2,62g protit, 4,5g gluxit, 5,5g xenluloza, 1,2g tro, 153mg canxi, 2,5mg P, 0,7mg Fe, 0,26mg caroten, 52mg vitamin C.
cây dừa nước mọc nổi trên mặt ao. Ảnh minh họa.
Năm 1970 lương y Phạm Công Tuyên, Tạ Trác Dụ (Bệnh viện Đông y Hà Nội) đã sắc rau dừa nước (100g khô/ngày làm nước uống liên tục 5 đến 10 ngày) đã chữa cho 25 người bị viêm bàng quang mà không do sỏi, lao bàng quang, lao thận với những triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra m.áu. Kết quả sau 1-2 tuần điều trị, bệnh nhân hết đái buốt, đái rắt, nước tiểu bình thường sau 6 tháng hay hơn, không thấy tái phát. Sau này các bác sĩ Đông y còn mở rộng điều trị thêm nhiều bệnh khác đều thu được kết quả rất tốt.
Trong dân gian còn dùng cây rau dừa nước để chữa rắn cắn… hoặc giã nát với dầu thầu dầu rồi xát lên đầu chữa sài đầu và một số bệnh da đầu khác. Người miền Nam sắc cây dừa nước uống chữa sốt, lỵ ra m.áu, chữa bỏng… Còn nhiều công dụng giải độc – giải rượu, trị bệnh khác của cây dừa nước mà sách vở ít ghi chép, hoặc nghiên cứu, sau đây xin chia sẻ để bà con tham khảo, ứng dụng vào thực tế.
1. Giải rượu – giải độc rượu
– Lấy 200g cây dừa nước tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi cho vào máy xay sinh tố, hoặc giã vắt lấy nước uống ngay sau khi say để giải rượu, hoặc giải ngộ độc rượu.
2. Trị tiểu ra dưỡng chấp (thận hư – thấp nhiệt bàng quang )
– Dừa nước khô 50g hoặc tươi 100-200g
– Cây mã đề khô 50g hoặc tươi 100-200g
Dùng 2 loại đun đặc lấy nước uống trong ngày, uống đều tới khi khỏi.
Cây và hoa rau dừa nước. Ảnh minh họa.
3. Trị sỏi thận – sỏi bàng quang – sỏi tiết niệu
– Dùng dừa nước tươi 100-200g hoặc khô 50g.
– Ngò om (rau ngổ) khô 50g hoặc tươi 100-200g.Sắc nước uống 3 -4 lần trong ngày. Uống nhiều ngày liên tiếp đến khi khỏi.
4. Trị U xơ t.iền liệt tuyến hoặc viêm t.iền liệt tuyến
– Dừa nước khô 30g (hoặc tươi 80g).
– Cây mã đề khô 30g. hoặc tươi 80g
– Vỏ cam, hoặc quýt khô 10g hoặc tươi 20g
– Cây cỏ xước khô 20g hoặc tươi 40-50g (hoặc kim ngân hoa 20g).
– Trinh nữ hoàng cung khô 20g, hoặc tươi 40g
– Rễ đinh lăng khô 20g hoặc tươi 50g / hoặc củ khúc khắc 20g
– Quả ké gai khô 10g hoặc cây cối xay 20g
Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đun đặc lấy 4-5 bát nước, chia đều uống nhiều lần trong ngày.
5. Trị u vú, áp xe mụn nhọt viêm sưng
– Cây dừa nước và cây bồ công anh rửa sạch, giã nát, đắp vào khối u ở vú, hoặc chỗ bị áp e mụn nhọn viêm sưng… xong băng bó lại.
Phân tích theo y học cổ truyền
Rau dừa nước tính hàn, vị đắng hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, lợi tiểu, tiêu viêm… Ở nước ta, rau dừa nước thường mọc hoang ở các ao, đầm, sông, hồ, bờ ruộng kênh mương, cống rãnh hoặc các nơi ẩm ướt… nên rất dễ tìm kiếm và sử dụng !