Corticoid được dùng trong điều trị nhiều loại bệnh, nhưng nếu dùng kéo dài và không đúng liều, corticoid có thể gây ra vô vàn biến chứng nguy hiểm.
Rất nhiều người bệnh đang phải hằng ngày gánh chịu những hậu quả khôn lường do việc lạm dụng corticoid gây ra, trong khi bệnh chính thì vẫn ngày càng nặng lên.
Mặt biến dạng sau đợt tiêm thuốc chữa đau lưng
Bệnh nhân Tr.H.Ng (Hà Nội) bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, cơn đau dày vò nên chị tìm đến phương pháp tiêm thuốc giảm đau tại vùng cột sống thắt lưng. Sau đợt điều trị đó, thay vì khuôn mặt thanh tú với làn da trắng hồng mịn màng, mặt chị căng tròn, da mỏng, xuất hiện rất nhiều mụn trứng cá đỏ, có mủ…
Mặc dù có nghi ngại về vấn đề tác dụng phụ của thuốc, nhưng do sau mỗi lần tiêm, triệu chứng đau lưng giảm hẳn nên chị Ng. hy vọng sau khi điều trị khỏi đau lưng, ngừng thuốc thì mụn trứng cá sẽ hết, gương mặt và làn da lại trắng đẹp như xưa… Chỉ đến khi gặp bác sĩ chị mới tá hỏa biết mình đang sử dụng thuốc giảm đau chống viêm corticoid không hợp lý, dùng kéo dài liều cao và gặp tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc…
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc – Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – người trực tiếp khám ca bệnh này cho hay: Mặc dù bệnh nhân không nói cụ thể đã tiêm thuốc ở đâu, tên thuốc là gì, nhưng qua miêu tả cách tiêm trong 3 tuần liền, vừa tiêm vào cột sống và tiêm cạnh sống thắt lưng, cùng các thuốc uống, thì với kinh nghiệm lâm sàng với dấu hiệu kiểu hình của hội chứng Cushing, trứng cá, teo da… chúng tôi có thể chẩn đoán bệnh nhân đã được tiêm corticoid.
Tiêm corticoid vào khoang ngoài màng cứng kết hợp thủy châm sinh tố nhóm B cạnh sống thắt lưng là một trong những lựa chọn sau cùng trong phác đồ điều trị nội khoa cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có triệu chứng chèn ép rễ và những bệnh nhân mà các triệu chứng không cải thiện sau một vài tuần điều trị bằng các thuốc giảm đau không steroid phối hợp phương pháp vật lý trị liệu khác.
Mục đích chính của việc tiêm corticoid là chống viêm giảm đau chống dính vùng bao rễ thần kinh – nơi bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm; không phải điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, phác đồ điều trị như liều thuốc cho mỗi lần tiêm; khoảng cách giữa các mũi tiêm và số lần được tiêm trong 1 đợt điều trị. Không được lạm dụng dùng liều cao kéo dài sẽ có hại cho bệnh nhân gây một số tác dụng phụ như loãng xương, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, hội chứng Cushing…
Suy tuyến thượng thận – một tai biến nguy hiểm khi dùng corticoid.
Phương pháp quan trọng để điều trị bệnh duy trì kết quả và hạn chế tái phát là kết hợp các chương trình tập luyện phục hồi chức năng và chế độ sinh hoạt lao động hợp lý.
Theo PGS.Ngọc, tác dụng phụ như trường hợp bệnh nhân Ng. gặp phải là một tác dụng phụ điển hình và thường gặp của việc lạm dụng corticoid. Để khắc phục hậu quả là một quá trình khá phức tạp.
Không bỏ được thuốc vì lệ thuộc
Khác với bệnh nhân Ng., bà H.T.Ch (76 t.uổi, Hà Nội), có t.iền sử bị viêm khớp dạng thấp từ hơn 30 năm trước. Bà đã điều trị nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc từ Tây y đến Đông y, nhưng kết quả là bệnh khớp dạng thấp ngày càng nặng. Cuối cùng, bà đã tìm được một loại thuốc giúp giảm sưng đau, nên bà luôn “trung thành” với nó, đó là corticoid.
Nhưng theo thời gian, bà phải dùng tăng liều corticoid thì mới hiệu quả. Mặc dù khi dùng thuốc suốt nhiều năm, bà Ng. luôn phải đối mặt với tác dụng không mong muốn: mệt mỏi, tăng đường huyết, viêm loét dạ dày, sạm da, teo cơ, tăng huyết áp… nhưng bà không bỏ được thuốc, vì “nếu không uống thuốc, tôi đau khớp không chịu được”. – bà Ng. chia sẻ.
Theo PGS.TS.Ngọc, một số loại thuốc corticoid thường được sử dụng trong viêm khớp dạng thấp là dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone,… Những loại thuốc này có các dạng sử dụng như dạng uống, dạng tiêm, tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân, mức độ bệnh và thời gian điều trị để bác sĩ kê thuốc, liều dùng và dạng thuốc phù hợp.
Nhưng nguyên tắc điều trị là dùng liều tấn công, ngắn ngày, đến khi đạt hiệu quả, cần giảm liều dần, thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid để tránh suy tuyến thượng thận cấp và phụ thuộc thuốc.
Nhưng, sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp chưa bao giờ là dễ dàng, do đó bệnh nhân thường có xu hướng lạm dụng thuốc và lệ thuộc thuốc. Khi lạm dụng, bệnh nhân hay gặp phải biến chứng nguy hiểm do quá liều corticoid như đã nêu trên.
Về vấn đề lệ thuộc corticoid, tùy vào thời gian sử dụng và tùy vào bệnh nhân. Có người bị lệ thuộc thuốc chỉ sau sử dụng 1-2 tuần (có thể do thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng corticoid rất cao nên người bệnh phụ thuộc vào thuốc sớm).
Nhưng có người sau vài tháng đến nửa năm mới lệ thuộc thuốc. Khi bị lệ thuộc thuốc, việc cai thuốc sẽ rất khó khăn. Nhất là bệnh nhân có bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Nếu ngưng thuốc sẽ làm bùng các cơn viêm khớp hoặc những triệu chứng phụ thuộc vào corticoid khiến bệnh nhân, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ…
PGS.Ngọc cảnh báo. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám tại chuyên khoa nội tiết để làm các xét nghiệm, kiểm tra. Sau đó phải có lộ trình giảm dần liều corticoid như một cách tập cho tuyến thượng thận tự làm việc trở lại. Trong trường hợp không thể ngừng thuốc, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để hướng dẫn cách dùng thuốc với liều sinh lý suốt đời.
Người phụ nữ vòng ngực 1m được phẫu thuật thay đổi vóc dáng
Toàn bộ thân trên của chị Lan trùng nhão, chảy xệ, ngực teo tóp sa trễ dài 30 cm. Sau ca phẫu thuật, bác sĩ đã cắt bỏ 3.000 cm2 da thừa.
Cân nặng tăng gần gấp đôi sau 1 năm
Dáng đi vẫn còn nặng nề sau hơn 1 năm miệt mài giảm cân, chị Nguyễn Thị Lan, 38 t.uổi ở Hà Nội chia sẻ, so với thời điểm “đỉnh cao” nặng 98 kg, giờ chị đã giảm được 26 kg.
Chị Lan kể, cách đây 3 năm, chị thường xuyên thấy mệt mỏi, nhức đầu, cảm cúm nên tự tìm mua thuốc tây, thuốc bắc và thuốc nam để uống. Dù bệnh có đỡ nhưng cân nặng của chị tăng phi mã, từ 54kg vọt lên hơn 60 kg, 80kg và đỉnh cao là 98kg vào năm 2018.
“Ban đầu tôi nghĩ mình béo do ăn nhiều dù thực tế mỗi bữa chỉ ăn 2 lưng bát cơm. Cân nặng tăng quá nhanh khiến toàn thân rạn da chằng chịt, đi lại vô cùng khó khăn, thậm chí tôi ngồi không cũng khó thở”, chị Lan nhớ lại.
Do tăng cân và giảm cân quá nhanh, toàn bộ thân trên của chị Lan trùng nhão, chảy sệ. Ảnh: T.Hạnh
Do cân nặng quá khổ, mỗi khi muốn đứng lên hay ngồi xuống, chị phải nhờ người hỗ trợ, có lúc phải ngồi xe lăn. Chị cũng phải đặt may quần áo riêng hoặc nhờ người mua quần áo ngoại cỡ từ nước ngoài.
Không chỉ tăng cân, chị Lan còn phát hiện men gan tăng cao, loãng xương, huyết áp tăng cao trên 170mmHg, thị lực giảm…
Khi thăm khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bác sĩ phát hiện ra chị bị suy tuyến thượng thận, nhiều khả năng do lạm dụng Corticoid trong các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Đây cũng là căn nguyên khiến chị tăng cân không kiểm soát kèm theo nhiều biến chứng sức khoẻ.
Sau điều trị gần 2 năm, cân nặng đã giảm dần còn 72 kg, tuy nhiên toàn bộ thân trên của chị sập sệ, da trùng nhão chảy thành rổ, ngực teo tóp còn 2 vạt da sa trễ 30 cm khiến chị vô cùng tự ti. Số đo vòng ngực và vòng bụng lần lượt là 108 cm và 103 cm.
Qua lời giới thiệu, chị tìm đến GS Trần Thiết Sơn, nguyên Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình, ĐH Y Hà Nội mong tìm lại vóc dáng đã mất.
GS Sơn cho biết, toàn bộ thân trên của chị Lan bị tích mỡ, nhiều nhất là ở bụng, ngực, lưng, 2 bên cánh tay. Việc tăng cân quá nhanh khiến các sợi collagen dưới da đứt gãy, căng mỏng hình thành các vết rạn. Sau đó, chị lại giảm cân đột ngột, mỡ tiêu nhanh khiến da trùng nhão không thể co lại.
“Trong nhiều chục năm làm nghề, đây là trường hợp đầu tiên tôi gặp có nhiều da thừa như vậy tìm đến phẫu thuật để thay đổi diện mạo”, GS Sơn chia sẻ.
PGS.TS Vũ Thu Nga, Trưởng Đơn vị Nội tiết – Hô hấp, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết, bệnh nhân Lan lạm dụng Corticoid gây hội chứng Cushing. Ngoài gây tăng cân, béo bụng và ngực, hội chứng này còn gây tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, đặc biệt là suy thượng thận sau khi ngừng thuốc.
“Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị thay thế hormone thượng thận, cần thời gian để đ.ánh giá thêm nhưng khả năng hồi phục suy thượng thận ở bệnh nhân này khó vì đã sử dụng các loại thuốc trên quá dài”, PGS Nga thông tin.
Theo PGS Nga, các thuốc chứa Corticoid thường làm giảm đau nhanh, các triệu chứng cảm, ho, hen, viêm, dị ứng … cũng đỡ nhanh ngay sau dùng. Vì vậy một số các thuốc nam thuốc bắc không rõ nguồn gốc hay trộn thuốc tây y là Corticoid vào để bệnh nhân thấy đỡ nhanh và nghĩ nhầm là thuốc đông y không gây hại nên dùng kéo dài. Trường hợp như trên rất hay gặp.
Vì vậy mọi người dân cần dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ để tránh các tai biến của thuốc.
Cắt bỏ 3.000 cm2 da thừa
GS Sơn cho hay, với trường hợp bệnh nhân Lan, phương án phẫu thuật tối ưu là phải cắt bỏ toàn bộ da thừa, tạo hình lại thành bụng và treo lại vú sa trễ. Thời đ.iểm gặp GS Sơn, chị Lan vẫn nặng 78kg, bác sĩ yêu cầu chị tiếp tục giảm thêm 6-7kg để giảm tích trữ thuốc mê khi phẫu thuật.
Ngày 22/8, GS Trần Thiết Sơn cùng TS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, ĐH Y Hà Nội, trưởng đơn vị Tạo hình Thẩm mỹ Công nghệ cao, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội và ekip thực hiện phẫu thuật cho chị Lan.
GS Sơn cùng ekip phẫu thuật cho bệnh nhân
Ca mổ thành công sau hơn 3,5 giờ phẫu thuật. “Thành quả” sau ca mổ là khối da thừa 55 x 55 cm, tương đương 3.000 cm2 cùng lớp mỡ dưới da được cắt bỏ, bệnh nhân không cần truyền ml m.áu nào.
Theo GS Sơn, đây là ca mổ khó, yêu cầu bác sĩ phải tính toán rất chi tiết để vừa đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân, vừa đảm bảo thẩm mỹ:
Thứ nhất, phải căn chỉnh lại vú mới vừa đẹp vừa giữ được các vạt nuôi quầng núm vú.
Thứ hai, tạo hình thành bụng 2 chiều (cắt da thừa cả trên và dưới) nên phải tính toán sao cho 2 phần khít lại với nhau.
Thứ ba, bệnh nhân béo phì nên mạch m.áu phát triển khắp nơi, diện da thừa cần cắt bỏ nhiều nên khi phẫu thuật đối mặt với nguy cơ xuất huyết rất lớn.
Theo TS Phạm Thị Việt Dung, ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ đã phải đ.ánh giá và tiên lượng tất cả những nguy cơ có thể gặp phải để lên kế hoạch làm sao cắt được lượng da thừa tối đa trong một lần phẫu thuật nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong gây mê cũng như đảm bảo liền thương và thẩm mỹ.
Do đó, mọi đường rạch đều phải được tính toán tỉ mỉ, mọi thao tác trong mổ phải thuần thục, có kỹ năng.
TS Dung chia sẻ thêm, lượng da thừa của bệnh nhân quá lớn nên với ca mổ này, phải chia làm 2 lần: lần 1 tái tạo lại phần mặt trước bao gồm thu treo vú và cắt da thừa, tạo hình thành bụng, sau 3-6 tháng sẽ tiếp tục phẫu thuật lần thứ hai, tạo hình vùng lưng và bắp tay, vì nếu thực hiện toàn bộ bệnh nhân sẽ không đủ sức khoẻ để gây mê kéo dài, đường cắt rất dài, nguy cơ hoại tử lan rộng.
Trong 3-6 tháng nữa, bệnh nhân sẽ quay lại phẫu thuật lần thứ 2 để cắt bỏ da thừa ở bắp tay và lưng. Ảnh: T.Hạnh
Phần da thừa được cắt bỏ sau ca phẫu thuật
Trong lần phẫu thuật này, do vú bệnh nhân đã teo hết mỡ nên bác sĩ phải cắt, khâu cuộn lại để giữ được thể tích vú như ban đầu. Trong khi đó phần da thừa ở vú quá nhiều, cần các đường cắt dài để loại bỏ da. Chính những đường cắt này cùng với việc khâu cuộn các tổ chức còn lại sau khi vú teo mỡ dẫn tới nguy cơ hoại tử, n.hiễm t.rùng quầng núm vú rất lớn.
Với phần tạo hình thành bụng, cũng do diện cắt rộng, cắt cùng lúc nhiều phía nên bệnh nhân đối mặt nguy cơ thiếu m.áu và hoại tử vạt da vùng bụng.
Một phẫu thuật tạo hình thành bụng thông thường chỉ cắt da thừa ở vùng bụng dưới rốn đã tiềm ẩn nguy cơ hoại tử, ca này thừa da và mỡ nhiều, phải cắt da thừa theo cả hai đường trên và dưới rốn nên nguy cơ còn lớn hơn rất nhiều.
Hiện tại sau mổ 5 ngày, bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.