Tăng sắc tố sau viêm: Phòng ngừa và điều trị

Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng tăng sắc tố mắc phải xảy ra sau 1 số bệnh lý da viêm, kích thích ngoại sinh hay các tiến trình thủ thuật gây tổn thương da.

Bệnh nhân bị tăng da sắc tố (Ảnh: BVCC).

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM, tăng sắc tố da sau viêm biểu hiện bằng những dát hoặc mảng màu nâu, đen ở vị trí da bị tổn thương trước đó. Bệnh gặp ở mọi lứa t.uổi, tỷ lệ nam nữ như nhau, thường gặp ở người da sậm màu.

Đây là tình trạng rất thường gặp, mặc dù không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống vì bệnh có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mặc dù có điều trị thích hợp.

Một số nguyên nhân nội sinh gây viêm da dẫn đến tăng sắc tố sau viêm gồm: mụn trứng cá, viêm da cơ địa, vảy nến, lichen phẳng… một số yếu tố ngoại sinh như: bỏng, chấn thương, tái tạo da bằng hóa chất, laser tái tạo bề mặt… cũng gây tăng sắc tố sau viêm.

Mụn trứng cá là nguyên nhân hàng đầu gây tăng sắc tố sau viêm hay thâm sau mụn. Điều trị mụn sớm và tích cực sẽ hạn chế tối đa tình trạng này. Một số thủ thuật điều trị như tái tạo da bằng hóa chất, các thiết bị laser dùng trong điều trị cũng như trong thẩm mỹ có thể gây tăng sắc tố đặc biệt ở người da sậm màu.

Tăng sắc tố sau viêm có thể diễn tiến kéo dài nhiều năm, đặc biệt nếu bệnh gây nên tình trạng này chưa được điều trị tốt. Do đó, để có thể cải thiện nhanh tình trạng tăng sắc tố sau viêm, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để điều trị sớm các bệnh da, hạn chế kích thích cào gãi, tránh nắng.

Bác sĩ thường sẽ kê toa các thuốc thoa tại chỗ để làm giảm nhanh tình trạng thâm, đen này, bệnh sẽ cải thiện và da sẽ sáng dần lên. Tuy nhiên, cần thời gian 4 – 6 tháng da mới có thể hồi phục.

Trong 1 số trường hợp bôi thuốc bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kết hợp các biện pháp thẩm mỹ như tái tạo da bằng hóa chất hoặc 1 số loại laser và ánh sáng kỹ thuật cao, tùy theo tình trạng da của mỗi người.

Trong tiến trình điều trị này, người bệnh nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng cao SPF>30 để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cũng như tránh làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Khi bị mụn không nên sờ, không nặn mụn, nên tránh nắng và bôi thuốc điều trị mụn và thâm theo chỉ định của bác sĩ. Khi tiến hành các công nghệ làm đẹp, cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút.

Thuốc thoa tại chỗ và các thủ thuật có tác dụng và dung nạp tốt trong điều trị tăng sắc tố sau viêm, tuy nhiên, cả 2 đều có thể làm nặng thêm tình trạng này nếu không chọn lựa cẩn thận.

Viêm da bàn tay và cách dùng thuốc

Viêm da bàn tay không phải là một bệnh lây nhiễm. Mặc dù vậy, bênh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt vào mua đông hanh khô la mua dê bi viêm da ban tay nhât.

Cho đến nay viêm da bàn tay và các bệnh viêm da mạn tính khác vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Tuy nhiên có một số loại thuốc bôi giúp khắc phục triệu chứng và giảm tổn thương da, nhưng nhiều người bệnh có tâm lý ngại đi khám nên thường tự mua thuốc về bôi mà không biết nếu lạm dụng thuốc bôi có thể gây teo da, mỏng da, thậm chí bội nhiễm.

Ai dễ mắc viêm da bàn tay?

Bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, đến tiếp xúc với các dị nguyên và các chất kích ứng, cung như stress cảm xúc hay la sư thay đổi thời tiết.

Những người làm nghề lau dọn, nhân viên y tế, người nội trợ và nhân viên làm việc tiếp xúc với máy móc, hóa chất là những người có nguy cơ mắc bệnh viêm da bàn tay. Phu nư hay bi viêm da ban tay hơn nam giơi co thê do ho phai làm việc nhà nhiều hơn do đó nguy cơ tiếp xúc với hóa chất trong quá trình làm việc nhiều hơn. Tiên sư ban thân hoăc gia đinh măc cac bênh di ưng như hen phê quan, viêm mui di ưng, viêm da cơ đia di ưng… la nhưng yêu tô thuân lơi măc bênh viêm da ban tay.

Còn một nguyên nhân hay gặp nhưng ít người để ý gây viêm da ban tay là di ưng vơi môt loai kim loai như nickel hoăc cobalt. Cac kim loai nay đươc sư dung rât nhiêu trong các đồ vật dùng hang ngay, như trong cac đô trang sưc, vòng cổ, vòng tay, các chi tiết trang trí điên thoai, khuy quân ao, mắc cài giay dep… Ngâm tay trong nươc qua lâu hoăc ra mô hôi long ban tay qua nhiêu cung la môt lý do gây viêm da bàn tay.

Những bệnh nhân mắc viêm da bàn tay có thể có ngứa. Da bàn tay đỏ, khô, dày, bong vẩy da trắng dính, thậm chi nứt c.hảy m.áu, khi đó bệnh nhân sẽ rất đau, đặc biệt khi cầm nắm… Có nhưng bệnh nhân xuất hiện các mụn nước nhỏ dưới da, mụn nước trong, khi vỡ ngoài việc đóng các vẩy tiết vàng trên da còn làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng.

Hình ảnh viêm da bàn tay.

Dùng thuốc gì?

Cho đến nay viêm da bàn tay và các bệnh viêm da mạn tính khác vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Để điều trị triệt để cần phát hiện nguyên nhân để phòng tránh. Muốn phát hiện nguyên nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng.

Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám, khai thác t.iền sử và làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh và giúp tìm nguyên nhân.

Căn cứ vào mức độ các triệu chứng bệnh lý và cơ địa người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Các thuốc phối hợp điêu tri viêm da ban tay phu thuôc vao mưc đô năng cua bênh, gồm:

Thuốc kháng histamin: Được sử dụng để giảm mức độ ngứa ngáy và hạn chế tổn thương da lan tỏa rộng. Thuốc kháng histamine như: clorpheniramin, loratadin… tương đối an toàn nhưng trong thời gian sử dụng cần lưu ý thuốc có thể gây khô miệng, buồn ngủ, giảm mức độ tập trung…

Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc bôi chứa corticoid là loại thuốc phổ biến nhất trong điều trị các bệnh viêm da mạn tính nói chung và viêm da ở tay nói riêng. Thuốc có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng và chống ngứa. Tuy nhiên, do có nhiều rủi ro và tác dụng phụ nên thuốc chỉ được dùng tối đa trong 14 ngày.

Thuốc kháng sinh: Nhưng bênh nhân viêm da ban tay co bôi nhiêm thi tuy tưng nguyên nhân gây bênh đê co khang sinh thich hơp. Lưu ý thời gian dùng thuốc để tránh tác dụng phụ.

Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ, dùng thuốc gì để điều trị đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì, nếu lạm dụng thuốc bôi có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông, bội nhiễm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bảo vê da tay trong quá trình làm việc vẫn là quan trọng nhất. Khi tiếp xúc với các hóa chất, khi làm việc nhà… cần đi găng tay. Hạn chế sử dụng nước nóng để rửa tay. Ưu tiên các xa phong không hương liệu, không co chât tây là tốt nhất. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay la viêc luôn luôn nhơ.

Các chất dưỡng ẩm có chứa dầu như ointments hoặc creams nên được lựa chọn thay vì lotions. Các chất tẩy rửa kháng khuẩn, có chứa cồn sẽ làm cho da khô thêm, đặc biệt trong đợt cấp của bệnh. Sử dụng găng tay cotton khi làm việc nhà.

Khi găng tay bị bẩn, nên giặt với xà phòng không có hương liệu và không có chất tẩy. Găng tay cao su hoặc nilon nên được sử dụng cho các công việc ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nước. Điều trị bất kỳ vết thương bàn tay nào cho dù nó rất nhỏ. Nên băng vết thương để tránh vết thương tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoăc kích ứng.

Trong trường hợp bệnh không đỡ khi đã thực hiện các biện pháp trên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *