Căn bệnh khiến nạn nhân có thể t.ử v.ong vì vết thương nhỏ

Thống kê cho thấy 10-20% bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng uốn ván t.ử v.ong. Căn bệnh này chưa có cách điều trị mà chỉ có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Mới đây, một bệnh nhân ở Quảng Ninh phải thở máy trong hàng chục ngày sau khi vết xước nhỏ ở ngón tay, chân bị n.hiễm t.rùng uốn ván. Vết thương ở ngón tay, ống chân phải nhỏ, không sưng tấy nên bệnh nhân chỉ xử lý thông thường tại nhà.

N.hiễm t.rùng uốn ván chưa có cách chữa trị. Thống kê từ WebMD , 10-20% bệnh nhân t.ử v.ong vì căn bệnh này do không tiêm phòng vaccine kịp thời.

“Tử thần” xâm nhập cơ thể chỉ qua vết thương nhỏ

N.hiễm t.rùng uốn ván là căn bệnh nguy hiểm do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Ấu trùng của vi khuẩn này thường có trong đất, bụi, phân động vật và tồn tại hàng chục năm. Chỉ cần cơ thể có những vết thương hở, xước, dù rất nhỏ, ấu trùng sẽ xâm nhập và nhanh chóng sinh sôi, giải phóng chất tetanospasmin kịch độc.

Kết quả, nạn nhân bị ảnh hưởng hệ thần kinh, tê liệt tế bào thần kinh vận động. Sau khi bị chất độc tetanospasmin tấn công, nạn nhân sẽ gặp hàng loạt triệu chứng co thắt đau đớn, cứng cơ hàm, cổ. Chính vì thế, uốn ván còn được gọi với tên “lockjaw” (tạm dịch: khóa hàm).

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Ảnh: Healthline.

Một khi chất độc tetanospasmin do vi khuẩn uốn ván xâm nhập, bám vào các đầu dây thần kinh, nó không thể loại bỏ. Bệnh nhân có thể mất vài tháng thậm chí lâu hơn để hồi phục sau khi n.hiễm t.rùng uốn ván.

Ngoài các triệu chứng, n.hiễm t.rùng uốn ván còn khiến nhiều nạn nhân gặp biến chứng nguy hiểm khác. Điển hình là tình trạng gãy xương cột sống và những vị trí khác do ảnh hưởng của cơn co thắt nghiêm trọng. Cục m.áu đông di chuyển từ các nơi khác nhau trên cơ thể có thể khiến bệnh nhân bị tắc động mạch chính.

Các cơn co thắt cơ ngực – lưng gây khó thở, thiếu oxy và có thể đoạt mạng nạn nhân trong thời gian ngắn khởi phát bệnh. Nạn nhân cũng có thể bị viêm phổi nặng. Suy hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các bệnh nhân n.hiễm t.rùng uốn ván t.ử v.ong.

Các triệu chứng của n.hiễm t.rùng uốn ván có thể xuất hiện bất cứ khi nào, từ vài ngày đến nhiều tuần kể từ lúc ấu trùng của Clostridium tetani xâm nhập cơ thể. Thời gian ủ bệnh trung bình là từ 7 đến 10 ngày. Ngoài các cơn co thắt, cứng cơ hàm, bệnh nhân gặp thêm tình trạng cứng cơ cổ, bụng, khó nuốt.

Cơn đau co thắt cơ thể kéo dài trong vài phút, thường xảy ra sau khi tiếp xúc gió lùa, tiếng ồn lớn hay va chạm vật lý, ánh sáng. Bệnh nhân có thể gặp thêm tình trạng sốt, đổ mồ hôi, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.

Ấu trùng của Clostridium tetani xâm nhập cơ thể qua các vết thương hở, dù xước rất nhỏ. Ảnh: Getty.

Cách duy nhất để hạn chế rủi ro là tiêm vaccine

Hầu hết trường hợp bị n.hiễm t.rùng uốn ván đều xảy ra ở những người chưa từng tiêm chủng vaccine ngừa bệnh hoặc không tiêm nhắc lại sau 10 năm. Uốn ván không phải bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người.

Do đó, theo Mayo Clinic, những người có nguy cơ bị n.hiễm t.rùng uốn ván cao gồm có: Không tiêm phòng vaccine hoặc tiêm mũi nhắc lại chống uốn ván; bị chấn thương, vết thương hở tiếp xúc bụi bẩn, khi khuẩn; dẫm phải đinh, dị vật, mảnh vụn chứa nhiều vi khuẩn…

Vi khuẩn uốn ván cũng có thể xâm nhập qua hình xăm, bấm khuyên, bỏng, gãy xương, vết thương do phẫu thuật, vết động vật – côn trùng cắn, loét, n.hiễm t.rùng răng miệng. Rốn của trẻ sơ sinh cũng là nơi vi khuẩn uốn ván có thể tấn công và gây hại nếu bà mẹ không tiêm phòng cho con đầy đủ.

Bệnh uốn ván rất dễ phòng, nhưng lại khó chữa, chi phí điều trị có khi lên cả trăm triệu đồng cũng chưa chắc giữ được tính mạng.

Một khi nhiễm phải, cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp. Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp để giảm bớt các triệu chứng, biến chứng. Do đó, cách duy nhất để chúng ta hạn chế rủi ro n.hiễm t.rùng uốn ván là tiêm phòng vaccine.

Tiêm vaccine ngừa uốn ván là cách duy nhất giúp bảo toàn tính mạng, ngăn vi khuẩn uốn ván hình thành độc tố. Ảnh: Freepik.

Việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị chấn thương để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Thời gian tiêm càng muộn, tác dụng bảo vệ càng giảm.

Phụ nữ chuẩn bị hoặc đang mang thai cần tiêm ngừa uốn ván để phòng bệnh cho con. Từ 2 tháng t.uổi, trẻ được tiêm những vaccine cộng hợp 6in1, 5in1. Các vaccine này có chứa kháng nguyên bảo vệ trẻ phòng bệnh uốn ván. Trẻ 2 tháng t.uổi bắt đầu tiêm mũi đầu, 2 mũi sau tiêm cách nhau một tháng hoặc chích mũi nhắc khi trẻ được 15-18 tháng t.uổi.

Với trẻ trên 15 t.uổi và người lớn, chúng ta cũng cần tiêm nhắc lại vì kháng thể uốn ván qua thời gian sẽ giảm tác dụng. Những người bị vết thương hở nhưng chưa tiêm phòng uốn ván cần tiêm vaccine và uống huyết thanh kháng càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nếu bị thương, chúng ta cần xử lý đúng cách. Dù vết thương lớn hay nhỏ, chúng cần được rửa sạch ngay bằng nước để pha loãng vi khuẩn, đẩy chất bẩn ra ngoài. Nếu vết thương ra m.áu và dính nhiều bùn, đất, cát, bệnh nhân nên dùng oxy già để sát khuẩn, loại bỏ cát, bụi, bẩn và cầm m.áu. Tiếp đến, chúng ta rửa lại vết thương bằng xà bông rồi lau khô.

Lưu ý, với vết thương hở, người dân tuyệt đối không bôi cồn 90 độ, betadine, povidine trực tiếp lên da để tránh tổn thương mô. Với vết thương có dị vật, chúng ta rửa sạch, lấy dị vật ra và băng bó, thay hàng ngày. Nếu dị vật to, phức tạp, nằm sâu, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da xung quanh, có dịch nhầy, bốc mùi, hạch sưng, lâu hoặc không lành…, bạn cần đến bệnh viện ngay. Bởi có thể, vết thương đã bị n.hiễm t.rùng. Người dân tuyệt đối không được tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp thuốc rê, bột.

Lâm Đồng: Tiêm bổ sung vaccine bạch hầu – uốn ván tại 3 vùng có nguy cơ cao

Ngày 17/8, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lâm Đồng cho biết đã hoàn thành đợt tiêm chủng bổ sung vaccine uốn ván – bạch hầu tại 3 vùng có nguy cơ cao với kết quả đạt trên 87% số đối tượng cần tiêm.

Tổ chức tiêm vắc xin Td phòng bệnh bạch hầu cho học sinh và giáo viên các trường ở xã Đạ R’sal có học sinh tiếp xúc gần ca bệnh. Ảnh: baolamdong

Theo kế hoạch, từ ngày 14-16/8/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện Đam Rông và Bảo Lâm tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td), nhằm tăng tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỉ lệ t.ử v.ong do bệnh bạch hầu, uốn ván tại các vùng nguy cơ cao.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Minh cho biết: Đợt tiêm bổ sung vaccine uốn ván – bạch hầu giảm liều lần này tập trung vào toàn bộ dân số dưới 60 t.uổi thuộc 3 vùng nguy cơ cao là: xã Lộc Bảo (Bảo Lâm) và xã Đạ R’sal, Liêng S’rônh (Đam Rông). Đây là các xã tiếp giáp với các vùng đang xảy ra dịch bạch hầu thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nên nguy cơ dịch xâm nhập vào Lâm Đồng rất lớn. Trong tổng số 1.944 đối tượng trên 4 t.uổi, lực lượng y tế địa phương đã tiêm vaccine phòng bệnh cho 1.688 người; trong 312 trẻ từ 2 tháng đến 48 tháng t.uổi đã tiêm được cho 272 trẻ. Số còn lại chưa tiêm do có chỉ định hoãn tiêm theo quy định của Chương trình và do đi làm ăn xa không về nơi cư trú.

Để tổ chức chiến dịch tiêm vaccine uốn ván – bạch hầu giảm liều tại 3 điểm tiêm chủng này, lực lượng cán bộ y tế của CDC tỉnh và địa phương đã phải vượt qua nhiều chặng đường vất vả để vào các tiểu khu trong rừng sâu, tổ chức vận động người dân phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số đến điểm tiêm chủng, đảm bảo toàn bộ dân số trong vùng dưới 60 t.uổi được bảo vệ bằng vaccine uốn ván – bạch hầu giảm liều phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Tại nhiều địa bàn, cán bộ y tế đã phải ở lại các thôn bản nhiều ngày, chờ người dân trên lán nương xuống tiêm chủng. Nhiều địa bàn không có đường giao thông, cán bộ y tế phải đi bộ hoặc khiêng vác xe máy qua sông suối, qua những quãng đường mòn bị mưa lũ, lầy lội, vừa phải bảo quản thùng vaccine không bị hư hỏng. Các địa bàn này đều là đồng bào dân tộc Mông, sống du canh du cư nên rất khó quản lý về nhân khẩu cũng như tình trạng y tế.

Trước đó ngày 3/8/2020, TTXVN đã đưa tin phát hiện trường hợp bệnh nhân bạch hầu đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bệnh nhân là nữ, 21 t.uổi, dân tộc Mông, cư trú tại Tiểu khu 181, thôn 3, Liêng S’rônh (Đam Rông). Ngay sau khi phát hiện, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và các ngành chức năng của tỉnh Lâm Đồng đã khoanh vùng, triển khai các biện pháp dập dịch, cách ly người bệnh và những người tiếp xúc gần với người bệnh để điều trị và lấy mẫu xét nghiệm, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đến ngày 17/7, địa bàn tỉnh chưa phát hiện thêm trường hợp nào bị bệnh bạch hầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *