Viêm dạ dày, trào ngược thực quản là bệnh lý tiêu hoá nhiều người mắc phải nhưng vẫn chủ quan coi thường với các bệnh lý tiêu hoá thông thường. Viêm loét dạ dày thực quản gắn liền với lối sống của mọi người.
Dấu hiệu dạ dày kêu cứu
Viêm loét dạ dày thực quản là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết khi có các triệu chứng buồn nôn, lợm giọng, khó tiêu, đau tức thượng vị có thể bạn đã mắc viêm dạ dày thực quản. Những cơn đau ở thượng vị đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Thạc sĩ Khánh cho rằng người bệnh cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày thực quản có thể phát hiện dạ dày có bị viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản hay không. Ngoài ra, nội soi cũng tìm được nguyên nhân gây ra viêm loét, tình trạng viêm loét, có vi khuẩn HP hay không.
Viêm loét dạ dày nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày đặc biệt bệnh có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Khi điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ Khánh cho biết thói quen ăn uống, các thực phẩm cần tránh cũng là một trong các điều kiện giúp bệnh dạ dày bớt trầm trọng hơn.
5 quy tắc cho người bị viêm dạ dày. Ảnh minh họa
5 nguyên tắc khi bị viêm loét dạ dày
Người có bệnh lý viêm loét dạ dày thực quản cần đặc biệt chú ý tới các nguyên tắc dưới đây để giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Thứ nhất, nên ăn nhiều bữa nhỏ, sáng ăn nhiều tối ăn ít. Theo thói quen của nhiều người buổi sáng ăn rất ít, ăn tạm bợ và buổi tối lại ăn rất nhiều. Trong khi đó, buổi tối ăn nhiều dạ dày phải làm việc cả đêm, năng lượng không chuyển hoá hết chuyển thành mỡ gây béo phì.
Chính vì vậy buổi tối ăn ít, nguyên tắc không mang dạ dày đầy thức ăn lên giường ngủ, ăn xong nên đi lại cho tiêu bớt thức ăn. Ăn nhiều buổi tối đi ngủ gây thêm tình trạng viêm loét dạ dày.
Thứ hai, nên ăn trong giờ nhất định, đây là phản xạ có điều kiện cứ đến giờ nhất định axit dạ dày tiết ra. Nếu ăn uống thất thường dạ dày tiết axit không có thức ăn tiêu hoá làm tổn thương tình trạng dạ dày vì vậy bị dạ dày trào ngược cần ăn đúng giờ.
Thứ ba, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hoá như hấp luộc, salat, hạn chế đồ rán, chiên, xào bởi vì dầu mỡ là axit béo bão hoà rất khó tiêu nên người viêm dạ dày ăn nhiều dầu mỡ l.àm t.ình trạng viêm nặng hơn
Thứ tư, hạn chế thức phẩm có vị giác mạnh như quá chua, quá cay, quá đắng không tốt cho người bệnh.
Thứ năm, khi đi ngủ nên ngủ sớm, không thức khuya. Nên ngủ gối cao hơn người bị trào ngược có thể gối cao hơn 6cm.
Những thực phẩm tốt cho người bệnh nên dùng. Thạc sĩ Khánh chia sẻ người viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn nhiều đó là bánh mì và bột yến mạch. Đây là thực phẩm đầu tay của người bị viêm loét dạ dày, hay đi công tác, không thể chuẩn bị cơm. Đặc biệt, những người bị viêm dạ dày lúc đói ăn bánh mì tốt vì bánh mì hút axit.
Nghệ và mật ong: Nghệ có curcumin tăng tiết chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, nghệ cũng thêm chất chống viêm. Còn mật ong có nhiều vitamin và đường đơn rất tốt nên người dạ dày có thể dùng.
Cá quả nhất là cá quả đen được coi là siêu thực phẩm vì chứa nhiều đạm trắng, chống oxy hoá mạnh, dễ tiêu nên người bị trào ngược dạ dày ăn cá quả rất tốt.
Gừng là thực phẩm chống viêm cho cơ thể và chống tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nên những người bị dạ dày thực quản cần bổ sung gừng.
Trái cây và chất xơ, chất xơ khi sử dụng nên sử dụng cả chất xơ hoà tan và không hoà tan. Chất xơ giúp hút axit dịch vị để giảm tình trạng viêm loét.
Kẹo cao su khi nhai lúc đói giúp tiết nước bọt giàu tính kiềm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, không nên dùng kẹo cao su bạc hà vì làm tăng kích thích niêm mạc dạ dày.
Những thực phẩm kiêng dùng đó là đồ chiên, xào, rán, cafe, rượu bia, các hoa quả có tính chua nhiều chỉ ăn lúc no không ăn lúc đói như cam, quýt. Những gia vị có vị giác mạnh nên hạn chế.
Sau khi ăn mà có 4 dấu hiệu này chắc chắn bệnh nghiêm trọng đã ‘ghé thăm’ cơ thể bạn
Nếu có 4 dấu hiệu sau khi ăn trong thời gian dài đừng có thờ ơ kẻo nguy hại sức khỏe.
1. Tiêu chảy nhiều lần sau khi ăn
Thỉnh thoảng bị tiêu chảy sau khi ăn có thể là do ăn nhiều thức ăn gây kích thích (thức ăn sống, lạnh hoặc cay).
Nếu sau khi ăn mà bị tiêu chảy và xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mất nước,… thì đây là dấu hiệu mắc các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính. Ví dụ như ăn nhiều thức ăn không sạch hay bị nhiễm vi khuẩn,… có thể dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính !
Và nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy sau khi ăn, trước hết bạn nên nghĩ đến các bệnh đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa đường ruột và các bệnh nội tạng khác.
2. Đau bụng sau khi ăn
Đau bụng sau khi ăn có thể là do mắc các bệnh khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào vị trí đau và tính chất của cơn đau!
Nếu cơn đau bụng xuất hiện sau khi ăn khoảng 1 giờ, giảm dần và hết sau bữa ăn tiếp theo, nhưng sẽ tái phát và xuất hiện thường xuyên thì đây chính là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
Nếu trước đó bạn không bị đau bụng nhưng sau khi ăn hoặc ăn quá no mà đột nhiên có các triệu chứng như đau bụng trên, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn thì là do mắc các bệnh cấp tính như viêm túi mật cấp, viêm tụy,…
Ngoài ra, nếu đột nhiên bị nôn trớ và đau bụng sau khi uống nhiều bia rượu thì đây thường là dấu hiệu thủng dạ dày. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
3. Đầy hơi sau khi ăn
Đầy hơi là do mắc chứng khó tiêu, bệnh dạ dày mãn tính, thói quen ăn uống không lành mạnh và các yếu tố liên quan khác.
Nếu thời gian gần đây bạn thường xuyên bị đầy bụng và cảm thấy chướng bụng sau khi ăn thì đó có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý khác. Ví dụ, khi mắc xơ gan, ung thư gan và các bệnh khác, bệnh nhân sẽ bị chướng bụng và khó tiêu.
Sau khi mắc ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột, người bệnh cũng sẽ bị chướng bụng do ung thư xâm lấn và phá hủy khả năng tiêu hóa.
4. Nôn mửa sau khi ăn
Nôn mửa và tiêu chảy liên tục sau khi ăn là những triệu chứng nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa. Ngược lại, nếu chỉ nôn 1-2 lần sau khi ăn và không có biểu hiện cấp tính nhưng lại xuất hiện thường xuyên thì thường liên quan đến các bệnh lý lớn, chẳng hạn như ung thư dạ dày.
Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp các vấn đề về dạ dày như đầy bụng và nôn sau khi ăn.