Mẹ sính sữa ngoại “sang chảnh” con uống vào đi cầu ra m.áu

Theo trào lưu khoe con, khoe của nhiều người mẹ đang vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm khi sử dụng thực phẩm không phù hợp. Một cháu bé vừa nhập viện vì đi cầu ra m.áu sau thời gian dài uống sữa ngoại.

Tưởng yêu thương hóa ra hại con

Thông tin trên được Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng – Thực phẩm Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bên cạnh các yếu tố về môi trường, di truyền, vận động trong sự phát triển tầm vóc, thể lực và trí lực đối với mỗi người ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ông bố, bà mẹ đang hiểu chưa đúng về dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình nuôi dưỡng.

Không được bú mẹ trong những tháng đầu đời là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật cho con trẻ

BS Diệp chỉ ra, mới đây một bệnh nhi 6 tháng t.uổi đã phải nhập viện trong tình trạng đi cầu ra m.áu nhiều ngày. Khai thác bệnh sử ghi nhận, cha mẹ của bé vì kỳ vọng con sẽ tăng cân nhanh nên đã vào rất nhiều diễn đàn trên mạng xã hội. Được một số người mách có loại sữa của Nhật xách tay về rất tốt cho sức khỏe của trẻ và giúp trẻ tăng cân nhanh. Gia đình có điều kiện kinh tế, người mẹ không ngại tốn kém đã đặt mua về cho con sử dụng loại sữa “xịn nhất”.

Tuy nhiên, sau khi mua và cho con uống được một thời gian thì cháu bé bắt đầu đi cầu ra m.áu. Thay vì đưa con đến bệnh viện kiểm tra, người mẹ lại tiếp tục lên mạng xã hội được chỉ cách để chữa bệnh kiết lỵ. Chữa trị bằng nhiều phương pháp nhưng bé hết đi cầu ra m.áu lại chuyển sang tiêu chảy. Lúc này gia đình mới tá hỏa cầu cứu bác sĩ.

Sau khi ngừng việc sử dụng loại sữa mua từ nước ngoài về thay thế bằng việc sử dụng các thực phẩm phù hợp khác thì chỉ trong thời gian rất ngắn, bệnh nhi đã hết tiêu chảy, hết đi cầu ra m.áu. Điều đó cho thấy, người mẹ đã sử dụng loại sữa không phù hợp với con mình dẫn tới các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.

Một trường hợp khác được BS Ngọc Diệp chia sẻ là bệnh nhi 18 tháng t.uổi, quê Đồng Nai, được gia đình cho sử dụng sữa ngoại từ rất sớm. Bé khởi phát bệnh là tình trạng n.hiễm t.rùng hô hấp, được điều trị bằng kháng sinh nhưng đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến bé đi tiêu ra phân sống nhiều năm liền. Tình trạng kéo dài khiến bé bị suy dinh dưỡng nặng, cơ địa suy kiệt, xanh xao khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. “Chúng tôi đã sử dụng và phối hợp rất nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên diễn tiến của bệnh nhi rất chậm” – BS Ngọc Diệp cho biết.

Dinh dưỡng cho trẻ cần những cha mẹ thông thái

Hiện nay, trên cả nước có khoảng 4 triệu t.rẻ e.m đang bị suy dinh dưỡng ở thể thấp còi, thể nhẹ cân (chiếm hơn 20% trên tổng số trẻ). T.rẻ e.m Việt Nam đang bị thiếu vi chất đặc biệt là thiếu sắt, thiếu I-ốt, kẽm, vitamin A. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì tình trạng thừa cân, béo phì kéo theo các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh với 15% t.rẻ e.m tuổi học đường bị tăng huyết áp, đái tháo đường ở nhóm thừa cân, béo phì.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, không có loại thức ăn hoặc sữa công thức nào có thể thay thế được

BS Ngọc Diệp chỉ ra, các vấn đề trên đều tác động xấu đến sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ của con trẻ. Nguyên nhân xuất phát từ kiến thức và thực hành của các ông bố, bà mẹ trong việc nuôi con. Hiện nay, nhiều người vẫn hiểu sai lầm cho rằng sữa ngoài hoặc sử dụng dinh dưỡng khác thay thế sẽ tốt hơn sữa mẹ. Nhiều gia đình vì quá bận rộn, không thể tự nấu ăn nên chọn giải pháp thay thế là mua thức ăn nhanh, mua sữa cho con uống thay bằng những thực phẩm ở t.uổi ăn dặm.

Nhóm đối tượng trẻ nhỏ đang trong thời gian bú sữa mẹ, trẻ ở độ t.uổi ăn dặm sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất. Theo BS Ngọc Diệp, hiện nay trên thị trường mênh mông các loại sản phẩm dành cho t.rẻ e.m, chỉ tính riêng về sữa đã là một ma trận, cha mẹ sẽ không biết nên cho con sử dụng sản phẩm nào. Hầu hết đều có tâm lý sữa ngoại đắt t.iền hoặc sữa mang thương hiệu của các quốc gia… chắc là tốt. Tuy nhiên, sữa dành cho t.rẻ e.m nước ngoài và t.rẻ e.m Việt Nam sẽ có những công thức chuyên biệt bởi trọng lượng trung bình, hệ tiêu hóa có sự khác nhau”.

Thừa cân, béo phì là 2 mặt đối nghịch có thể dễ dàng quan sát được trong bất kỳ nhóm t.rẻ e.m nào

Quan trọng hơn về mặt cấu trúc di truyền, người Việt Nam bị thiếu enzyme lactase để chuyển hóa đường lactose. Do đó, không phải cứ sữa nước ngoài, sữa đắt t.iền là tốt với mọi t.rẻ e.m. Các ông bố, bà mẹ phải có sự thông thái khi lựa chọn sản phẩm cho con trẻ đặc biệt là sữa. Muốn lựa chọn đúng phải có kiến thức nền cơ bản về dinh dưỡng và cần có sự tìm hiểu, dùng thử sản phẩm để phù hợp với cơ địa của con mình, tránh những hệ lụy từ dinh dưỡng sẽ gây ra bệnh tật.

BS Ngọc Diệp khuyến cáo: “Không có loại thức ăn nào rẻ t.iền, tốt nhất cho trẻ bằng sữa mẹ. Cần phải cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tiếp tục cho con bú trong thời gian ăn dặm cho đến khi trẻ được 24 tháng t.uổi. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ không chỉ giúp gia đình tiết kiệm được t.iền bạc mà còn giúp trẻ giảm được các nguy cơ bệnh tật, tăng cường sự phát triển trí não, thể lực, cải thiện vóc dáng”.

Không lo kịp ăn sáng cho con là dễ đẩy con đến… béo phì

Tại TP.HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường bị tăng huyết áp, 9 t.uổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2…

Nhiều học sinh vội ăn sáng trước khi đến trường – Ảnh: T.DƯƠNG

BSCK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là do các bậc phụ huynh thiếu kiến thức về việc chăm sóc trẻ hoặc có kiến thức nhưng thực hành không đúng, ngoài ra còn phải kể đến những tác động của kinh tế – xã hội…

Trẻ bỏ bữa sáng với những lý do “rất thành phố”

Gần 7h sáng 7-1, trước cổng Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Q. Bình Thạnh, TP.HCM, bé P.N.L., 8 t.uổi, được ba mẹ đưa đến trường bằng xe hơi. Chị N.T.T. – 35 t.uổi, mẹ bé L. – kể do vợ chồng chị phải đưa hai bé đi học. Bé lớn học Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, bé nhỏ học Trường mầm non 30-4 nên chị chỉ kịp cho bé lớn t.iền đến trường ăn sáng.

Mỗi ngày chị cho bé 20.000 đồng. Giờ ra chơi bé sẽ tranh thủ ăn sáng tại căng-tin trường. Nghe bé kể căng-tin trường có nhiều món nên chị cũng yên tâm. Khi hỏi chị có chắc bé ăn sáng đều không, ăn sáng món gì thì chị T. bảo chị nghĩ bé đói thì sẽ ăn thôi, chứ bé chọn ăn món gì thì chị cũng không rõ.

Tại Trường tiểu học Hà Huy Tập, Q. Bình Thạnh, nhiều bà mẹ tranh thủ đút những phần hambuger cho trẻ. Những bà mẹ này kể các cháu vội đi học sớm, thường phải đến trường trước 7h nên các chị chỉ kịp mua những phần ăn sáng bán ngay ở cổng trường cho các con ăn.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, ở các đô thị nhiều trẻ đã bỏ qua bữa sáng với những lý do “rất thành phố” như bị tắc đường, ba mẹ phải đi làm sớm… Trẻ không ăn sáng sẽ thấy đói bụng, khi được cha mẹ cho t.iền trẻ đã chọn mua những loại thức ăn nhanh, tiện lợi để kịp ăn trong những giờ ra chơi.

Những loại thức ăn này thường có nhiều dầu mỡ, chiên xào, có nhiều chất béo, nhiều muối, đường như hamburger, mì gói, xúc xích, xiên que… nên ăn vào sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Trẻ bỏ bữa sáng hoặc ăn qua loa vào bữa sáng sẽ ăn nhiều vào buổi trưa, buổi chiều cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Tất cả trẻ bị đái tháo đường type 2 đều bị béo phì nặng

Tại TP.HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường (6 – 18 t.uổi) bị tăng huyết áp, 9 t.uổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2 trong khi dạng đái tháo đường này vốn thường gặp ở người nhiều t.uổi…

Theo bác sĩ Ngọc Diệp, trẻ thừa cân, béo phì sẽ dẫn đến những nguy cơ bị cao huyết áp, đái tháo đường và một số bệnh ung thư. Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa. Trước đây tăng huyết áp chỉ thường gặp ở người trên 60 t.uổi, sau này gặp ở cả những người 40 t.uổi và những năm gần đây còn gặp nhiều ở thanh niên, trẻ v.ị t.hành n.iên, nên đã xuất hiện nhiều trẻ bị đột quỵ.

Có khoảng 60% những người bị tăng huyết áp nhưng lại không biết mình bị như vậy. Nhiều người nghĩ tăng huyết áp thường gặp ở những người lớn t.uổi và người trẻ t.uổi không bị. Trong số 15,4% trẻ bị tăng huyết áp này các bác sĩ ghi nhận trẻ đều bị béo phì, béo bụng, dinh dưỡng không hợp lý, ít luyện tập.

Còn những trẻ bị đái tháo đường type 2 đều bị béo phì nặng, gia đình có người bị đái tháo đường. Bác sĩ Ngọc Diệp cho rằng nếu những trẻ sinh ra trong những gia đình này được chăm sóc dinh dưỡng, vận động tốt sẽ ngừa được nguy cơ đái tháo đường nhiều.

Bác sĩ Ngọc Diệp khuyên cần cho trẻ chế độ ăn uống cân đối các nhóm thực phẩm và phải ăn đạt được 3 phần rau, 2 phần trái cây mỗi ngày (phần sẽ tương đương với t.uổi), nên cho trẻ uống sữa không đường, cần tăng cường vận động thể lực ít nhất 120 phút/ngày, nên tham gia một môn thể thao, năng động tham gia các hoạt động thể lực, làm việc nhà để phòng ngừa thừa cân, béo phì. Khi thấy trẻ tăng cân nhanh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn phòng thừa cân, béo phì.

Rất nhiều t.rẻ e.m TP thiếu vitamin D

Bác sĩ Ngọc Diệp cho biết vitamin D là một chất rất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể, nhưng có tới 49,8-58,3% t.rẻ e.m tuổi tiểu học của TP.HCM thiếu vitamin D. Trong khi tỉ lệ này ở t.rẻ e.m tuổi tiểu học tại nông thôn là 46,6-46,7%, nghĩa là t.rẻ e.m ở TP thiếu vitamin D hơn t.rẻ e.m nông thôn.

Nguyên nhân là do t.rẻ e.m ở TP được “úm” kỹ trong nhà. TP có nhiều nhà cao tầng nên có nhiều kính, trẻ phơi nắng qua kính không chuyển hóa được t.iền vitamin D trong cơ thể thành vitamin D.

Bác sĩ Diệp khuyên trẻ cần được ăn chất đạm có nguồn gốc từ động vật vì trong đó có vitamin D. Cá biển, gan là những thực phẩm có nhiều vitamin D. Trẻ nên vận động ngoài trời trong khoảng thời gian có ánh nắng chưa gay gắt vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều để hỗ trợ quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể, bổ sung vitamin D nếu trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin D.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *