Thủng ruột sau khi ăn ốc, ‘thủ phạm’ là thói quen nhiều người Việt mắc hàng ngày

Bệnh nhân nhi N.T.H.M, nữ, 10 t.uổi (ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng ở bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, trẻ đau bụng âm ỉ nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn.

Ảnh minh họa: Internet

Vừa qua, một bệnh nhi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trong tình trạng đau bụng nhiều ngày không rõ nguyên nhân. May mắn thay, ê-kíp cấp cứu của bệnh viện đã xử trí kịp thời, bệnh nhân qua scơn nguy kịch.

Vô tình nuốt tăm khi ăn ốc, hậu quả khôn lường

Bệnh nhân nhi N.T.H.M, nữ, 10 t.uổi (ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng ở bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, trẻ đau bụng âm ỉ nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn. Trước đó, trẻ đã đi khám và điều trị tại bệnh viện khác được chẩn đoán viêm dạ dày và điều trị theo đơn thuốc viên dạ dày (PPI, men tiêu hóa).

Tuy nhiên, sau nhiều ngày không thấy trẻ đỡ, tiếp tục nôn nhiều, nôn ra thức ăn, đau nhiều vùng bụng bên trái hơn, gia đình được người quen giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.

Tiếp nhận ca bệnh là ThS.BS Trần Tuấn Anh – Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC, sau khi nhận định tình hình, bác sĩ đã hỏi t.iền sử ăn uống của trẻ, tuy nhiên gia đình không nhớ rõ có phải do đã ăn ốc trước đó. Bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng cơ bản (xét nghiệm m.áu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị), kết quả không phát hiện bất thường.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đau bụng, nhận thấy tình hình bệnh phức tạp, các bác sĩ hội chẩn liên chuyên khoa và nghĩ đến nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ như: dị vật bỏ sót, hoặc viêm túi thừa Meckel,… nên được chỉ định chụp CT ổ bụng để tìm dị vật.

Sau 15 phút chụp, kết quả không nằm ngoài dự đoán, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy dị vật dài 6cm đ.âm x.uyên quai ruột non và đại tràng bên trái. Ngay sau đó, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật và sức khỏe hiện tại của cháu M., ổn định, dị vật lấy ra là chiếc tăm nhọn.

Ai dễ mắc dị vật?

Theo bác sĩ Tuấn Anh, nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt t.uổi tác và giới, tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc hơn gồm:

– T.rẻ e.m hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi, ăn. – Người có răng yếu, hoặc có răng giả.

– Người cao t.uổi, người mắc bệnh tâm thần.

– Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…).

– Có t.iền sử phẫu thuật dạ dày – tá tràng (cắt dạ dày – tá tràng, nối vị tràng…).

– Người có bệnh lý ở dạ dày – tá tràng: hẹp môn vị làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn. Dị vật đường tiêu hóa rất đa dạng, có thể là đồ chơi, xương gà, xương cá, tăm…

Đặc biệt, ở các nước châu Á, người dân có thói quen sử dụng tăm để vệ sinh răng nên tăm là một trong những di vật thường gặp. Biến chứng nguy hiểm từ dị vật trong đường tiêu hóa Mắc dị vật đường tiêu hóa gây hậu quả khó lường đối với bệnh nhân.

Chia sẻ về biến chứng nguy hiểm khi có dị vật sắc nhọn trong đường tiêu hóa, bác sĩ Tuấn Anh cho biết: “Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài mà không được phát hiện có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa, dị vật này có thể đ.âm t.hủng ống tiêu hóa gây áp- xe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc… Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đ.âm vào động mạch chủ gây t.ử v.ong tức thì.

Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật”. Xử trí khi mắc dị vật Trường hợp nghi ngờ mắc dị vật, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xử trí đúng và kịp thời (gắp dị vật qua nội soi tai-mũi-họng hay nội soi dạ dày).

Trường hợp thường bị bỏ sót là những dị vật không cản quang khó phát hiện bởi những xét nghiệm, thăm dò cơ bản mà phải được thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ và làm thêm các kĩ thuật hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI). Qua đây, bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo người dân nên bỏ thói quen sử dụng tăm, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa.

B.é g.ái tắc ruột vì hội chứng ăn tóc

Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện có một búi tóc rất to ở đoạn ruột non làm tắc nghẽn đường ruột b.é g.ái 8 t.uổi.

Chiều 12/1, bác sĩ Nguyễn Hiền, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật lấy búi tóc trong ruột b.é g.ái (8 t.uổi, ngụ quận 7, TP.HCM).

Trước nhập viện 5 ngày, bệnh nhi đau bụng từng cơn, ói dịch xanh, vàng. Gia đình đưa bé đến điều trị tại phòng khám tư nhưng không đỡ. Các triệu chứng trên tăng dần nên em được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.

Qua thăm khám lâm sàng cùng kết quả siêu âm, X-quang bụng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị tắc ruột và phẫu thuật khẩn ngay trong đêm.

Trong quá trình mổ, ê-kíp phát hiện có một búi tóc rất to ở đoạn ruột non làm tắc nghẽn đường ruột. Chưa có hiện tượng thủng ruột do được phẫu thuật kịp thời.

Sau một tuần, bé đã hồi phục hẳn. Tuy nhiên, bé vẫn cần thăm khám và tư vấn tâm lý trước khi xuất viện.

Theo bác sĩ Hiền, b.é g.ái mắc phải hội chứng Rapunzel, đặt theo tên nhân vật công chúa trong truyện cổ Grimm. Bị mắc kẹt trong ngọn tháp, cô đã thả mái tóc dài của mình qua cửa sổ để hoàng tử leo lên giải cứu.

Người bệnh thường ăn tóc của mình hoặc người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột.

Bác sĩ Hiền cho biết, bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy…

Nguyên nhân hội chứng chưa được xác định, có thể do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, thiếu sắt hay mắc bệnh celiac.

Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc ăn tóc xảy ra.

Phụ huynh phải tham gia cùng với bác sĩ để loại bỏ hành vi trên và hỗ trợ tinh thần cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *