Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị. Thực hiện đúng các nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực giúp đôi mắt của bạn sáng khoẻ hơn.
Đừng bỏ qua chúng nếu bạn mong muốn giảm độ cận thị cho đôi mắt của mình.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị. Trong đó chế độ ăn uống thiếu chất là một trong những nguyên nhân chính. Việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu khiến hoạt động thị lực bị suy giảm. Dưới đây là cácnguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực không thể bỏ qua dành cho người bị cận thị.
Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng B.Lein cho biết: Một chế độ ăn uống thừa đường, canxi, protein nhưng thiếu vitamin và khoáng chất khiến cận thị nặng hơn. Do đó để cải thiện thị lực của mình bạn cần thực hiện đúng các nguyên tắc ăn uống theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. Tham khảo ngay một số nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực.
1. Bổ sung Vitamin A là nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực
Vitamin A là dưỡng chất thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực ở mức bình thường. Bổ sung vitamin là nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực ở người bị cận vô cùng hiệu quả.
Cơ thể được cung cấp đủ vitamin A giúp cho quá trình tái sinh rhodopsin diễn ra nhanh chóng và đầy đủ hơn. Điều này giúp cho đôi mắt của bạn dễ dàng thích nghi với bóng tối, hạn chế tối đa chứng quáng gà.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đầy đủ vitamin A còn có tác dụng điều trị bệnh khô mắt. Đồng thời ngăn cản nguy cơ gây bệnh mềm giác mạc, loét giác mạc, nếp nhăn giác mạc và các triệu chứng khác ở người cận thị.
Bổ sung vitamin A là nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực – Ảnh: Internet
Bổ sung vitamin A cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như: Gan động vật, dầu gan cá, trứng cá, trứng gà…
Các loại rau củ có màu cam hoặc xanh đậm như: cà rốt, rau bina, tỏi tây, khoai lang đỏ, bí ngô và ớt xanh… Các dưỡng chất trong thực phẩm khi đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A, bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.
2. Bổ sung vitamin B2 tốt cho mắt
Ở những người bị thiếu vitamin B2 thường xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như ngứa, rát b.ỏng m.ắt, sợ ánh sáng. Chảy nước mắt liên tục, viêm bờ mi, sung huyết. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị viêm kết mạc kết tụ quanh rìa.
Bổ sung đầy đủ vitamin B2 cho cơ thể là nguyên tắc ăn uống cần thiết giúp tăng cường thị lực. Bởi vitamin B2 giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi sắc tố ở võng mạc. Đây là dưỡng chất giúp mắt thích nghi với ánh sáng, tránh được các triệu chứng nhức mỏi, viêm mắt khó chịu.
Bên cạnh đó, vitamin B2 còn có tác dụng chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: Viêm giác mạc chấm nông, viêm kết mạc. Hoại tử và loét sâu do vi khuẩn. Chứng quáng gà và đục thủy tinh thể.
Vitamin B2 có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, thịt, trứng, sữa, tim động vật… Do đó bạn cần bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện cận thị.
3. Nhóm thực phẩm giàu Lutein và zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là 2 loại hoạt chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ tầm nhìn, bảo vệ mắt khỏi tác động của tia sáng xanh. Giảm thiểu các tổn thương cấu trúc, biểu mô thị giác.
Trong tự nhiên có tới 600 carotenoid. Tuy nhiên chỉ có hai loại là Lutein và Zeaxanthin có nồng độ cao ở võng mạc và điểm vàng mắt người.
Hai loại sắc tố có tác dụng hấp thu năng lượng dư thừa từ ánh sáng mặt trời. Ngăn chặn các tia hoại tử gây hại cho mắt. Thanh lọc ánh sáng xanh từ màn hình điện tử, hạn chế suy giảm thị lực do cận thị.
Cơ thể được bổ sung đầy đủ Lutein và Zeaxanthin giúp đôi mắt nhìn sự vật dễ dàng, rõ nét hơn. Bên cạnh đó nó có tác dụng chống mỏi mắt, giảm thiểu nguy cơ tăng độ do cận thị. Lutein và zeaxanthin có nhiều trong các loại rau củ như bí ngô, rau chân vịt, củ cải xanh, ngô, cà rốt, trứng, đậu xanh…
Rau bina, thực phẩm giàu Lutein và zeaxanthin tốt cho mắt – Ảnh: Internet
4. Nguyên tắc bổ sung Crom và kẽm có lợi cho mắt
Người bị bệnh cận thị thường thiếu Crom và Kẽm. Để tăng cường thị lực bạn cần bổ sung hai loại khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Crom có khả năng chống tăng độ cận thị. Nó thường có trong các loại thực phẩm như: Gan bò, lòng đỏ trứng, men bia, bột mì thô, gạo lứt và đường đỏ, nước nho, nấm các loại…
Kẽm có tác dụng tăng cường thị lực vào ban đêm. Chống lại các nguy cơ gây bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng theo t.uổi tác. Võng mạc mắt là bộ phận chứa hàm lượng kẽm cao. Do đó bạn cần bổ sung thêm khoáng chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Cá biển, các loại hải sản như sò, hàu biển và gan, trứng là các loại thực phẩm giàu kẽm bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra sữa bột, bột ca cao, trà, rong biển, bột yến mạch, thịt bò… cũng là thực phẩm giàu kẽm. Điểm danh Những loại thực phẩm giàu kẽm và lợi ích của kẽm đối với sức khỏe con người.
5. Rau xanh và trái cây tươi là thực phẩm cần bổ sung tốt cho mắt
Các loại rau, củ và trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong hoa quả có tác dụng làm giảm tác hại của tia sáng và oxy. Bảo vệ thủy tinh thể, trì hoãn sự xuất hiện của chứng đục thủy tinh thể ở người bệnh.
Bổ sung vitamin C là cần thiết trong nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực. Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong các loại trái cây tươi như táo gai, dâu tây, kiwi, hoa quả họ cam, quýt và rau củ có màu đỏ như ớt chuông, cà chua….
Vì sao bệnh đục thủy tinh thể không còn đáng sợ?
Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa hiện nay.
Tuy nhiên, bệnh đục thủy tinh thể không còn quá đáng sợ nhờ những tiến bộ vượt bậc về y khoa gần đây.
Bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở người trên 50 t.uổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.
Để giải quyết tình trạng bệnh lý này, người bệnh đục thủy tinh thể sẽ được điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo (hay còn gọi là Intraocular lens – IOL). Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng thị giác của bệnh nhân sau phẫu thuật. Bản chất của IOL là 1 thấu kính nội nhãn rất nhỏ, được chế tạo phù hợp với mắt người, nhằm thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục đã được tán nhuyễn và hút ra ngoài trong phẫu thuật thay thủy tinh thể để hỗ trợ cải thiện thị lực cho người bệnh.
Phẫu thuật Femtocataract điều trị đục thể thủy tinh
Nếu như trước đây chỉ có một loại thể thủy tinh nhân tạo đơn tiêu cự thì ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại đã có rất nhiều loại thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự xuất hiện.
Chẳng hạn, thể thủy tinh nhân tạo phi cầu giúp giảm bớt cầu sai cho hệ thống quang học của mắt. Thông thường giác mạc có cầu sai dương được bù trừ bằng cầu sai âm của thể thủy tinh khi t.uổi còn trẻ. Tuy nhiên thể thủy tinh tự nhiên sẽ biến đổi dần độ cong theo t.uổi và cầu sai dần trở về 0 và chuyển thành cầu sai dương.
Thể thủy tinh nhân tạo cầu bình thường làm tăng quang sai cầu của hệ kính (tăng cầu sai dương), chính vì thế các nhà khoa học đã thiết kế ra các loại thể thủy tinh nhân tạo có cầu sai âm để làm giảm bớt độ quang sai dương sẵn có.
Bên cạnh đó còn có thể thủy tinh nhân tạo điều chỉnh loạn thị. Các loại kính điều chỉnh loạn thị thường được đ.ánh dấu trục và đo đạc hết sức chính xác. Việc đặt kính trụ trong túi bao cần đúng trục do cứ lệch trục 10 sẽ làm giảm đi 3% hiệu quả của công suất trụ.
Hay thể thủy tinh nhân tạo điều chỉnh lão thị: Kính điều chỉnh lão thị được sản xuất dựa trên công nghệ đổi vùng khúc xạ, công nghệ nhiễu xạ hoặc kết hợp công nghệ nhiễu – khúc xạ.
Kính đa tiêu khúc xạ vùng: Người ta tạo các vùng khác nhau trên bề mặt kính (5 vùng). Việc điều chỉnh nhìn xa hay gần tùy thuộc độ co hay dãn của đồng tử. Vùng trung tâm được thiết kế để nhìn xa, vùng kế tiếp để nhìn gần, sau đó lần lượt là các vùng nhìn xa, nhìn gần và nhìn xa ở ngoài cùng.
Kính đa tiêu nhiễu xạ được thiết kế các thành bậc giúp công suất kính ở trung tâm cao hơn giúp nhìn gần. Tùy theo độ cao của các bậc trên kính nhiễu xạ, các tia sáng bị gãy khúc và tập trung vào các tiêu cự khác nhau. Dựa vào nguyên lý này, người ta có thể phân chia các tia sáng vào 2 hoặc 3 tiêu cự định sẵn tương ứng với khoảng nhìn xa, nhìn gần và khoảng trung gian.
Kết quả ứng dụng các kính đa tiêu trên lâm sàng thường rất khả quan. Từ 2007 tới nay, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiến hành phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự. Họ nhận thấy, chỉ còn khoảng 5,5% trường hợp thỉnh thoảng cần đeo kính hỗ trợ sau mổ, các trường hợp khác hoàn toàn không cần dùng kính. Ngoài ra các kính đa tiêu hiện có thường có biên độ điều tiết tương đối rộng khoảng 54 – 55 cm. Với những kết quả tốt và không phụ thuộc kính đeo ngoài nên tỷ lệ lựa chọn đặt thủy tinh thể đa tiêu cự ngày càng tăng.
Gần đây, công nghệ EDOF (Extened Depth of focus) được một số nhà sản xuất đưa vào áp dụng trong sản xuất IOL điều chỉnh lão thị. Công nghệ này cho phép điều chỉnh độ cong bề mắt IOL giúp cho kéo dài tiêu điểm của kính, nhờ đó người bệnh có thể nhìn được với khoảng nhìn rõ lớn hơn trước.
Như vậy, có thể thấy cùng với sự tiến bộ về phương pháp phẫu thuật, các loại thể thủy tinh nhân tạo cũng được cải tiến không ngừng. Nhiều loại thể thủy tinh nhân tạo mới ra đời đã góp phần cải thiện đáng kể thị lực của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Với những mẫu thể thủy tinh nhân tạo hiện đại, các biến chứng đã giảm đi đáng kể, đặc biệt là biến chứng sai lệch thủy tinh nhân tạo.