Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc có thể kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, giúp người bệnh hạ sốt, trừ cảm mạo.
Ảnh minh họa
Tôi được mách nên uống nước tía tô rồi cho bé bú trước khi bé được tiêm ngừa vaccine sẽ không bị sốt. Xin hỏi bác sĩ có đúng không?
Trả lời:
Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc có thể kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, giúp người bệnh hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt tía tô chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tuy nhiên việc người mẹ uống nước tía tô để cho con bú ngừa bé bị sốt thì chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học. Do đó mẹ không nên dùng cho mục đích này.
Trẻ bị sốt nhẹ, đau và sưng sau khi tiêm phòng là phản ứng rất bình thường. Đó là phản ứng sau khi cơ thể tiếp nhận vaccine như một tác nhân lạ và phản ứng lại.
Vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc và có thể bỏ bú, ăn kém. Tuy nhiên, tình trạng này nếu có cũng chỉ kéo dài 1-2 ngày, ba mẹ không nên quá lo lắng.
Chính vì thế, thay vì tìm kiếm mẹo giúp trẻ không sốt sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần cập nhật kiến thức về các phản ứng thường gặp của một số loại vaccine và có cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả và an toàn. Cụ thể:
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn. Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, quấy khóc.
– Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
– Khi bế trẻ, tránh chạm vào vết tiêm. Không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây n.hiễm t.rùng vết tiêm.
– Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
– Trường hợp trẻ phản ứng nặng sau tiêm như sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở…, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra.
Cần làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi?
Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cũng là một trong những băn khoăn của bố mẹ sau khi cho trẻ đi tiêm phòng về.
Một trong những tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi là sốt. Tác dụng phụ này thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều lo lắng cũng như băn khoăn đến các bậc phụ huynh. Vậy trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cần được chăm sóc thế nào?
Dưới đây là những thông tin cần thiết có thể khiến cha mẹ an tâm hơn khi cho trẻ đi tiêm phòng:
1. Sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi, t.rẻ e.m thường gặp những phản ứng như thế nào?
Thông thường sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi đơn hay mũi kết hợp sởi – quai bị – rubella, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trẻ có thể bị đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm. Phản ứng thường gặp nhất là sốt nhẹ cũng có thể xuất hiện trong khoảng 7 đến 12 ngày và kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó.
Sốt nhẹ là phản ứng thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine phòng sởi
Ngoài ra, phát ban cũng có thể xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2% các trường hợp trẻ được tiêm chủng. Chúng cũng kéo dài trong khoảng 2 ngày và xuất hiện sau khoảng 10 ngày kể từ khi tiêm. Trong vòng 24 tiếng sau tiêm. Do tác dụng phụ từ vaccine phòng sởi là rất thấp và không đáng kể nên trường hợp sốc phản vệ, dị ứng sau tiêm là rất hiếm.
2. Trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi có nguy hiểm không?
Khi trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi về mà xuất hiện triệu chứng sốt có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi nói riêng và các loại vaccine nói chung là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể.
Sốt sau khi tiêm chủng là biểu hiện của hệ miễn dịch đang đáp ứng với vaccine. Hầu hết những phản ứng này sẽ hết trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà không cần đến điều trị y tế.
3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm vaccine sởi
Thông thường đối với những trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vaccine sởi, các bậc phu huynh nên chăm sóc bé như sau:
– Thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để không làm tăng thân nhiệt.
– Tăng cường cho trẻ uống nước hoặc bú sữa nhiều hơn thường ngày.
– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C (Ảnh: Internet)
Ngoài ra có một số trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm nhưng không do vaccine. Trường hợp này có thể do ủ bệnh từ trước khi tiêm rồi phát bệnh. Do đó nếu trẻ có những dấu hiệu sau, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra:
– Trẻ sốt cao, trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
– Các cơn sốt kéo dài trên 48 giờ. Hoặc có thể trẻ bị sốt kéo dài từ 1 đến 2 ngày, hạ sốt sau đó lại tiếp tục sốt lại.
– Bên cạnh sốt, trẻ còn gặp các triệu chứng kèm theo như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉ.a c.hảy, phát ban…
– Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái. Đặc biệt trẻ hay kích thích, quấy khóc liên tục, li bì, hôn mê.
4. Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng bệnh sởi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
– Lựa chọn các cơ sở y tế dự phòng uy tín, đảm bảo chất lượng.
– Các bậc phụ huynh cần chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của bé. Đặc biệt nếu như trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, dị ứng thuốc.
– Lưu ý đặc biệt với những trẻ có t.iền sử phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm…
Từ những lưu ý trên, các nhân viên y tế, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.