Sài Gòn lạnh 19 độ, những em bé co ro theo mẹ đi khám bệnh

Thời tiết Sài Gòn bỗng xuống thấp. T.rẻ e.m bệnh hô hấp nhiều lên. Cha mẹ phải bồng bế con đi khám bệnh.

Sáng 13/1 thời tiết đột ngột trở lạnh nhưng tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 vẫn đông nghẹt người đưa con đến khám bệnh.

Điều đặc biệt là sáng nay, nhiệt độ xuống thấp 19 độ C nên trẻ được cha mẹ ủ ấm hết cỡ.

Chị Trần Thị Tú, quận Tân Phú cho biết nhiệt độ sáng nay có lạnh hơn mấy ngày trước. Con gái chị bị chẩn đoán viêm tiểu phế quản.

Nhiều cha mẹ lo sợ phải chờ đợi lâu nên đến khám từ rất sớm. Nhiều t.rẻ e.m ngủ ngoan trong vòng tay mẹ hoặc ngủ trên xe taxi.

Anh Nguyễn Tấn Trường (ở Dĩ An, Bình Dương) phải mặc ấm cho con, rồi vợ chồng anh chở bé đi khám bệnh bằng xe gắn máy. Anh cho biết lúc trước có đi taxi nhưng cả đi lẫn về tốn hết 1 triệu đồng nên đành ráng đi xe máy.

Có những trường hợp như bà Võ Thị Liên, 60 t.uổi ở Đắk Nông dẫn cháu ngoại xuống TPHCM khám bệnh. Đi xe từ 21 giờ tối, xuống xe lúc 2 giờ sáng. Tuy vậy, bà cho biết thời tiết ở TPHCM tính ra vẫn ấm hơn ở Đắk Nông.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Thảo – Phó khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết do thời tiết lạnh vài ngày nay, lượng bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tăng 30%. Trong đó, nhiều nhất là viêm phổi và viêm tiểu phế quản.

2 nhóm giải pháp phòng bệnh hô hấp mùa mưa bão cho trẻ

Thời tiết cực đoan, mưa bão, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới liên miên… khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp do sức đề kháng kém.

TP.HCM và cả nước đang bước thời tiết cực đoan, mưa bão, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới liên miên. Theo các chuyên gia, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi sinh vật gây các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, cảm cúm… Trong đó, t.rẻ e.m là đối tượng dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp nhất bởi sức đề kháng kém.

Các bệnh viện nhi thời gian gần đây ghi nhận số ca nhập viện do viêm đường hô hấp tăng cao và gây quá tải bệnh viện. TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết gần đây số lượng bệnh nhi đến khám và nhập viện tăng rõ rệt. Bên cạnh các trẻ được cho điều trị ngoại trú, không ít trẻ phải nhập viện, dùng các biện pháp hỗ trợ như thở oxy, thở máy.


Trẻ nhập viện do bệnh hô hấp ở Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng cao trong thời gian gần đây. Ảnh: HL

TS-BS Trần Anh Tuấn khuyến cáo hai nhóm giải pháp trước mắt và căn cơ lâu dài để bảo vệ trẻ trong giai đoạn “nhạy cảm” này. Cụ thể:

Giải pháp trước mắt

Giữ ấm cho trẻ: Điều kiện thời tiết mưa bão tạo thuận lợi cho trẻ nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ cần giữ ấm, tránh gió lùa cho trẻ. Nên sử dụng máy điều hòa hợp lý, không lạm dụng phương pháp này, không cho trẻ nằm máy lạnh quá nhiều. Khi đưa trẻ ra ngoài nắng nóng, không cho trẻ vào máy lạnh hay tắm ngay để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Rửa tay, phương pháp rẻ t.iền nhưng hiệu quả: Phương pháp này được chứng minh ngăn ngừa bệnh COVID-19 hiệu quả và kể cả các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…vì các bệnh này lây lan chủ yếu qua bàn tay bẩn của những người chăm sóc. Nếu thực hiện tốt việc rửa tay, có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

Đeo khẩu trang: Hiện thời, chúng ta vẫn có chủ trương đúng đắn là khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để tránh phát tán virus gây bệnh đường hô hấp từ người bệnh ra môi trường xung quanh và tránh hít vi sinh vật có hại đi vào đường thở. Phụ huynh nên đeo khẩu trang thường xuyên và tập thói quen này cho trẻ.

Bảo vệ đối tượng đặc biệt: Các bé sơ sinh, có bệnh mãn tính như thận hư, não, suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hầu hết có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh và không đủ sức chống chọi lại bệnh tật, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và trẻ mắc bệnh hô hấp khác để phòng bệnh.

Uống đủ nước: Việc uống đủ nước đã được chứng minh góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào trong đường thở. Khi lỡ mắc bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp, uống nước cũng giúp giảm ho, long đàm tốt hơn, thậm chí tương đương sử dụng thuốc đắt t.iền mua ngoài tiệm thuốc tây. Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhiều hoa quả xanh tăng cường sức đề kháng cho các bé.


Để phòng bệnh hô hấp cho trẻ, có 2 nhóm giải pháp căn cơ và lâu dài. Ảnh: HL

Giải pháp lâu dài

Chủng ngừa cúm, phế cầu: Ngoài tiêm chủng mở rộng, nếu có điều kiện, phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa thêm cúm và phế cầu. Đây là hai nguyên nhân gây bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp ở cả t.rẻ e.m và người lớn.

Cho bú mẹ càng kéo dài càng tốt: Ở độ t.uổi bú mẹ, người mẹ nên cho trẻ bú kéo dài càng tốt. Việc cho trẻ bú mẹ 6 tháng đầu hoàn toàn có tác dụng bảo vệ trẻ rất tốt trước các bệnh hô hấp và kể cả bệnh khác. Có nghiên cứu trẻ bú mẹ 6 tháng đầu giảm nguy cơ viêm phổi hơn so với các bé không được hưởng lợi từ sữa mẹ.

Dọn dẹp nhà cửa, tránh xa khói thuốc: Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng, tránh bụi bặm đặc biệt là khói t.huốc l.á cho trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ hít khói t.huốc l.á thụ động có nguy cơ tăng gấp đôi bệnh viêm phổi, viêm tai giữa so với các trẻ khác. Nếu trẻ mắc viêm phế quản thì hít khói thuốc, trẻ có nguy cơ bệnh nặng hơn, kéo dài hơn và dễ tái phát hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *