Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để sớm khỏi bệnh?

Mùa đông không khí lạnh kéo dài nên rất dễ bị viêm họng. Chế độ ăn uống hàng ngày nếu được kiểm soát tốt sẽ là cách tốt nhất khắc phục căn bệnh này.

Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng

Cháo, thức ăn lỏng

Ảnh minh họa

Bệnh viêm họng đẫn đến những cơn viêm họng rất khó nuốt. Vì vậy lựa chọn các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, rau luộc nhừ, món hầm… giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn đồng thời tránh gây tổn thương đến niêm mạc họng đang viêm sưng. Tuy vậy, bạn lưu ý kiêng những món ăn từ hải sản như cháo cá, cháo tôm… vì vị tanh có thể khiến chứng ho do viêm họng nặng nề thêm.

Thức ăn giàu vitamin C

Khi mắc các bệnh cảm sốt hoặc bệnh thông thường như sổ mũi, viêm họng…nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi, ổi, cà rốt… Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp đẩy lùi bệnh tật.

Thức ăn giàu kẽm

Ảnh minh họa

Giống như vitamin C, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng. Khi bị viêm họng, có thể bổ sung các thực phẩm giàu kẽm gồm: sò, ngao, củ cải trắng, nướt cốt dừa.

Mật ong, keo ong

Ảnh minh họa

Những món quà thiên nhiên từ chú ong mật thực sự giúp chứng viêm họng có thể thuyên giảm. Bằng cách kết hợp mật ong với các nguyên liệu giúp bổ phế, tiêu đờm khác như chanh, gừng… hay ngậm trực tiếp mật ong hoặc keo ong đều đem lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng sinh tự nhiên giúp chứng viêm họng mau khỏi.

Trứng

Trứng chứa nhiều protein lại dễ tiêu hóa có thể giúp cơ thể hấp thụ nhanh chóng từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Người bệnh nên ăn trứng luộc thay vì trứng chiên bởi trứng luộc mềm, dễ nuốt, không làm vướng họng. Trong khi đó, trứng chiên nhiều dầu mỡ có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn.

Uống nhiều nước ấm

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh viêm họng nên uống nhiều nước mỗi ngày để cổ họng được trơn tru và tạo ra lớp màng nhầy giúp bảo vệ phổi cũng như họng. Tuy nhiên, điều cần lưu ý trong mùa lạnh là không nên uống nước đá mà chỉ nên uống nước ấm mới là cách bảo vệ cổ họng tốt nhất.

Những thực phẩm không nên ăn khi bị viêm họng

Lạc (đậu phộng), socola, nho khô

Ảnh minh họa

Lạc, socola, nho khô tưởng chừng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng với bệnh nhân viêm họng lại hoàn toàn ngược lại. Các thực phẩm này chứa một số thành phần có thể dẫn tới kích ứng niêm mạc họng, khiến người bệnh dễ bị ho. Những cơn ho cũng kích thích niêm mạc họng, khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng hơn. Do vậy, để bệnh sớm hồi phục, người bệnh nên kiêng những thực phẩm này.

Đồ chiên nướng

Ảnh minh họa

Những món như thịt nướng, thịt xiên, gà rán… là thứ không nên ăn khi bị viêm họng. Bởi các món này vừa khô, vừa cứng nên khi nhai hay nuốt vào cổ họng lại càng gây cảm giác đau rát. Không những thế, chúng còn làm xước và tổn thương bề mặt cổ họng nên khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Rượu bia, t.huốc l.á và một số chất kích thích

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á, nước ngọt có gas,… có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người, khiến một số bệnh trong đó có viêm họng trầm trọng hơn. Thực tế, người bệnh nếu tiếp tục sử dụng những thực phẩm này, niêm mạc họng bị kích thích đau rát, khó chịu, có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn, đồng thời bệnh cũng có nguy cơ phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đồ ăn cay

Ảnh minh họa

Khi bị viêm họng sẽ bị rát đỏ toàn bộ họng nên việc ăn các món cay chỉ càng làm họng bị sưng đỏ lên nhiều hơn. Cũng bởi những món này thường khiến chúng ta cảm thấy nóng trong người, khó chịu và tăng thêm cảm giác đau họng trong khi ăn.

Thời tiết lạnh sâu, người già cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ?

Nhiệt độ giảm sâu ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc khiến cho sức khoẻ của nhóm người cao t.uổi bị ảnh hưởng, nhiều người phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Danh Cường – Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời gian qua, nhiệt độ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc giảm thấp, phổ biến 8-10 độ C, khiến nhiều người già phải nhập viện.

Năm nay bệnh nhân tới khám và điều trị tại bệnh viện tăng từ 100-150% so với những đợt lạnh trước. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 50-60 bệnh nhân, tăng 2 lần so với ngày thường. Đáng chú ý, 1/3 trong số bệnh nhân trên nhập viện trong tình trạng đột quỵ não hay mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp.

Nguyên nhân nhiều người già ồ ạt nhập viện là do sức đề kháng yếu, hơn nữa các cơ quan trong cơ thể thường bị lão hoá, khi gặp thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi.

Ngoài ra, những người đang mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ m.áu khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng dễ có nguy cơ bị đột quỵ hơn so với người khác.

“Người cao t.uổi thường mắc nhiều bệnh lý nền, kèm với sức đề kháng yếu, cơ chế điều hoà mạch m.áu lại kém nên khi thời tiết lạnh đột ngột rất dễ bị đột quỵ”, BS Cường nói.

Bệnh nhân cao t.uổi tới điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tăng mạnh.

Năm nay, dù trời lạnh sâu, nhưng nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan, thay đổi lối sống cũng như giờ giấc sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, có trường hợp thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ, uống thuốc đều đặn nhưng do thời tiết mà trì hoãn uống thuốc, bỏ khám định kỳ nên làm tăng nguy cơ làm bệnh nền có cơ hội bùng phát.

Để bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh nguy cơ phải nhập viện do thời tiết lạnh, bác sĩ Cường khuyến cáo mọi người, đặc biệt là nhóm cao t.uổi tốt nhất nên hạn chế ra ngoài. Nếu phải ra ngoài, cần trang bị mũ, áo, găng tay và quàng khăn đầy đủ để giữ ấm cơ thể.

Những người thể trạng yếu, người mắc các bệnh lý nền tốt nhất không nên tập thể dục. Trong trường hợp muốn tập thể dục cũng không dậy quá sớm, chỉ nên tập những bài nhẹ nhàng hay đi bộ trong nhà để tránh rét, ai thuộc diện đang phải điều trị thuốc cần phải uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.

Đặc biệt, nhóm người già cần cố gắng sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không thức khuya, dậy sớm hay sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc là để bảo vệ sức khoẻ.

Mùa đông năm nay ghi nhận nhiều trường hợp người cao t.uổi nhập viện do các bệnh về hô hấp, tim mạch, huyết áp và đột quỵ là chủ yếu. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng tiếp nhận nhiều người tới điều trị do mắc bệnh liên quan tới xương, khớp, viêm khớp hay co cứng cơ, khó vận động…

Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị vừa qua ghi nhận số bệnh nhân liệt dây thần kinh số VII ngoại biên tăng tới 20% trong những ngày lạnh. Trong khi đó, tại Bệnh viện Phổi Trung ương, mỗi tháng tiếp nhận tới 220 lượt bệnh nhân tới điều trị nội trú mỗi ngày, tăng 50 người so với ngày thường.

Còn tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà nội, trong khoảng 7 ngày vừa rồi cũng tiếp nhận rất đông các bệnh nhân thuộc nhóm người cao t.uổi đến thăm khám do mắc các vấn đề về hô hấp. Trung bình, số bệnh nhân nhập viện tăng 30% so với ngày thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *