Xông hơi giải cảm lại mệt hơn, vì sao?

Bạn đọc Trần An (trannguyenm…@gmail.com), hỏi: “Dì tôi tặng mấy bó lá xông, thấy trời lạnh, con trai 6 t.uổi lại hay bị sụt sịt nên tôi xông cho cháu 2 ngày một lần, mỗi lần nửa giờ. Thế nhưng, con tôi lại than mệt hơn. Có khi nào tôi làm sai cách?”.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Phương pháp xông hơi giải cảm không nên dùng cho t.rẻ e.m (dưới 13 t.uổi), người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, người mắc bệnh ngoài da, người cao t.uổi, người hay ra mồ hôi, bị mất m.áu nhiều, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai… Vì vậy, bạn không được xông cho bé nữa.

Xông hơi giải cảm không nên dùng cho t.rẻ e.m dưới 13 t.uổi (Ảnh minh họa từ Internet)

Với trẻ ở t.uổi thiếu niên, nếu xông hơi giải cảm thì cũng chỉ nên 1 lần vào 1-2 ngày đầu bị cảm. Theo Đông y, đó là cách mở lối cho “khí độc, gió độc” vừa tấn công vào cơ thể được thoát ra ngoài.

Chỉ nên xông 5-15 phút. Nếu đã bị cảm nhiễm sâu – tức bệnh đã nặng, nhiều ngày, có biến chứng… – thì không nên xông nữa mà cần đi bác sĩ khám để được kê toa, dù là bạn muốn chữa theo Đông y hay Tây y.

Lưu ý, đây là phương pháp giải cảm đối với bệnh cảm thông thường, chứ không phải triệu chứng hô hấp dạng nào cũng xông được. Người mắc bệnh hô hấp nặng, suy nhược hay bị sốt siêu vi thì không được xông. Nếu xông đúng cách thì sau khi xông sẽ có cảm giác thoải mái, nhưng nếu thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt thì không nên xông nữa.

Dấu hiệu mắc lang ben

Em sinh con được 20 tháng, thời gian gần đây trên da xuất hiện đốm da màu trắng hoặc nâu xuất hiện ở mặt, lưng hoặc ngực. Có người bảo em bị lang ben, vậy xin hỏi biểu hiện của bệnh và cách trị thế nào? Xin bác sĩ tư vấn.

nguyenlan@yahoo.com

Lang ben là bệnh ngoài da thường gặp, bệnh do nấm Microsporum FurFur gây nên, nấm sống ký sinh ở lớp thượng bì của da.

Các vị trí thường xuất hiện lang ben trên cơ thể là ngực, bụng, cổ, mặt trong cánh tay, đùi, vai và hiếm khi thấy ở cẳng chân hay cẳng tay.

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng tổn thương ban đầu là dát, chấm đỏ hoặc hồng nâu. Tổn thương ban đầu thường nhỏ, rải rác, sau đó các dát này lan rộng dần lên.

Trên tổn thương có vảy da nhỏ, mịn khi cạo vảy dễ bong. Sau một thời gian nếu không điều trị, những sắc tố đó sẽ dẫn đến thâm. Khi ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng thì triệu chứng ngứa sẽ rõ nhất khi ra mồ hôi nhiều.

Lang ben là bệnh ngoài da thường gây khó chịu cho người bệnh. Căn cứ vào mức độ tổn thương trên da mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị hiệu quả. Trường hợp nhẹ có thể chỉ sử dụng các loại thuốc bôi để tránh lây lan sang các vùng da khác.

Nặng hơn có thể dùng kết hợp cả thuốc bôi và uống hỗ trợ điều trị toàn thân giúp người bệnh điều trị khỏi và tái phát ít hơn. Tuy nhiên, khi thấy trên da xuất hiện những giác trắng, hồng bất thường thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám và điều trị sớm, tránh những tổn thương da.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *