Giao mùa, cẩn trọng bệnh viêm phổi ở người già

Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp nhưng thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng, việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài vì người già thường có các bệnh mạn tính đi kèm.

Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây t.ử v.ong.

Bác sĩ khám cho người cao t.uổi tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa. Ảnh: Công Hùng

Ca bệnh điển hình

Ông Đặng Văn T., 69 t.uổi, một cán bộ hưu trí ở T.iền Giang, đến bệnh viện trong tình trạng mệt nhiều kèm ho húng hắng. Sau khi về hưu với thú vui kiểng cảnh, ông cùng với con cháu chăm sóc vườn cảnh của gia đình như là niềm vui không thể thiếu.

Ngoài là thú vui, gia đình ông cũng có một khoản thu nhập kha khá ở việc bán cây cảnh ngày Tết. Năm nay thời tiết thay đổi đột ngột, mưa liên tục vào những ngày gần đây nên ông và cả nhà lo lắng, túc trực liên tục ngoài vườn mai. Sau đó, ông mệt cả ngày không ăn uống, ho húng hắng. Ông tự mua thuốc cảm thông thường uống nhưng vẫn thấy mệt nhiều và ho nhiều kèm theo khó thở.

Ông cùng con gái út đến bệnh viện khám để được uống thuốc cho khỏe. Đường từ T.iền Giang đến TP Hồ Chí Minh làm ông mệt nhiều, khó thở hơn. Vừa vào cấp cứu để được thở oxy khoảng 2 giờ, ông và gia đình ngạc nhiên khi được bác sĩ thông báo phải nhập viện vì viêm phổi. Ông nghĩ mình chỉ bị cảm nặng do mưa nắng, không nghĩ viêm phổi vì ông không có dấu hiệu sốt.

Các bác sĩ cho biết, đây là tình trạng viêm phổi cộng đồng điển hình (viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng). Ở người lớn t.uổi, sức đề kháng giảm, phản ứng của cơ thể với tình trạng n.hiễm t.rùng cũng ít rầm rộ, thường không sốt, không ho đờm nhiều, đôi khi chỉ là ho ít và ớn lạnh như một cảm cúm thông thường. Điều này dễ làm người bệnh và thân nhân chủ quan.

Những biện pháp phòng ngừa

Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hay quá lạnh, hay khi thời tiết chuyển mùa thường có dịch bệnh nhiễm siêu vi cúm và sau đó là viêm phổi, nhất là ở người già hay người có nhiều bệnh, giảm sức đề kháng. Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp, nhưng thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng, việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài vì người già thường có các bệnh mạn tính đi kèm.

Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây t.ử v.ong.

Chính vì vậy người già, người có nhiều bệnh, người suy giảm sức đề kháng, cần lưu ý 8 cách phòng bệnh viêm phổi khi giao mùa. Thứ nhất là rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi, trước khi ăn uống.

Thứ hai là sử dụng nguồn nước sạch hàng ngày, luôn bảo đảm một ngày bổ sung đầy đủ từ 1,5 – 2 lít nước. Việc làm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp đào thải những độc tố gây hại có nguy cơ phát bệnh viêm phổi.

Thứ ba, người già nên tránh sử dụng rượu bia, t.huốc l.á vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm khác.

Thứ tư nên giữ gìn môi trường xung quanh vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát nhằm khử sạch vi khuẩn, virus là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại.

Thứ năm nên giữ gìn cơ thể đủ ấm theo tiêu chí ấm về mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay. Ngoài ra, chú ý không nên để bếp lò sưởi ấm trong nhà dễ gây viêm phổi. Về mùa Hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 20 – 22oC, không nên để thấp quá gây chênh lệch môi trường bên ngoài dễ dẫn tới viêm họng, viêm phổi và gây đột quỵ cho người già.

Thứ sáu là bổ sung dinh dưỡng phù hợp bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Thứ bảy, tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu trên những người có chỉ định, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn, suy tim, cắt lách, t.uổi trên 65 nhằm dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già.

Thứ tám, cần kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, tiểu đường.

Giao mùa trẻ sơ sinh dễ nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV, cha mẹ không thể bỏ qua 5 triệu chứng này

Nếu bạn nhận thấy trẻ có những triệu chứng dưới đây, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Virus hợp bào hô hấp là một loại virus gây n.hiễm t.rùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng ngừa virus này nên cha mẹ cần phát hiện dấu hiệu bệnh sớm để điều trị cho bé kịp thời.

Khó thở

Đây là một trong những biểu hiện trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp. Bé sẽ khó thở, thở nhanh hơn bình thường, thở khò khè đi kèm triệu chứng rút lõm lồng ngực.

Tã không nhanh ướt như mọi khi

Nếu bố mẹ nhận thấy sau 6-8 giờ mà tã bé không ướt hãy thật chú ý. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo mất nước. Không giống như các bệnh thông thường khác ở t.rẻ e.m, mất nước do nhiễm virus hợp bào hô hấp không phải do sốt cao hoặc nôn mửa. Khi nhiễm virus này, bé sẽ khó thở, không ăn và mất nước trầm trọng.

Da có màu xanh, đặc biệt là trên môi và các móng tay

Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ cần thở oxy và khó thở. Nếu môi và đầu ngón tay của trẻ chuyển sang màu xanh tái hay tím, bạn cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức

Ngưng thở

Ngưng thở hoặc bé không thở khoảng 15 đến 20 giây là một trong những triệu chứng nhiễm virus hợp bào hô hấp phổ biến. Điều này thường chỉ xảy ra ở trẻ đã từng bị ngưng thở và trẻ dưới 6 tháng t.uổi, sinh non, nhẹ cân. Đây là một nguyên nhân đáng lo ngại và cần được phát hiện kịp thời.

Trẻ bú kém, biếng ăn

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể bú kém, biếng ăn. Nếu bạn thấy bé bú ít hơn hay biếng ăn, hãy theo dõi số lần thay tã bé và các dấu hiệu khác kèm theo. Nếu không thay tã nhiều như mọi khi, biếng ăn, thở kém có thể bé không nhận đủ chất dinh dưỡng và cần tới gặp bác sĩ nhi khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *