6 thực phẩm được công nhận là “mối nguy” nhất trong nhà hàng, đầu bếp luôn từ chối ăn nhưng khách nào tới cũng gọi

Tờ Insider đã có một cuộc phỏng vấn với một số đầu bếp chuyên nghiệp, cựu nhân viên nhà hàng để hỏi ý kiến họ về những món bẩn nhất trong nhà hàng, đến họ cũng không dám đụng đũa.

Thời điểm cuối năm đang đến gần, đây cũng là lúc mà các buổi lễ kỷ niệm, các cuộc gặp gỡ bạn bè diễn ra thường xuyên. Trong khoảng thời gian này, có lẽ không gian phù hợp nhất cho các cuộc gặp gỡ chính là ở nhà hàng. Tại đây, bạn không chỉ được ăn ngon mà còn có địa điểm để trò chuyện. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm ở các nhà hàng là thứ khó kiểm soát nhất.

Tờ Insider đã có một cuộc phỏng vấn với một số đầu bếp chuyên nghiệp, cựu nhân viên nhà hàng để hỏi ý kiến họ về những món bẩn nhất trong nhà hàng, đến họ cũng không dám đụng đũa. Bạn cũng nên xem đó là những món gì để tránh.

1. Món trai, hến

“Tôi không bao giờ gọi món trai, hến tại các nhà hàng” , đầu bếp Mary Dumont nói với Insider.

Vị đầu bếp này tiết lộ, bản thân mình là người rất cẩn thận trong việc bảo quản, sơ chế trai, hến trước khi phục vụ cho khách. Tuy nhiên không phải nhà hàng nào cũng có tâm như vậy. 2 loại thực phẩm này nếu không được bảo quản, sơ chế cẩn thận có thể khiến người ăn bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ngộ độc.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện khoa học hàn lâm hoàng gia Thụy Điển, công bố trên tạp chí “International Journal of Food Microbiology” cho biết, trong con trai có chứa adonovirus, loại virus này có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.

Ngoài ra, ăn trai, hến chưa được vệ sinh cẩn thận còn có thể khiến bạn bị ngộ độc. Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Thứ chất độc này không thể bị p.hân h.ủy ở nhiệt độ cao, vì vậy ngay cả khi bạn ăn trai, hến nấu kĩ vẫn có nguy cơ trúng độc. Cách duy nhất l ngâm trai một thời gian để trai nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ, loại bỏ “túi phân” của chúng trước khi chế biến.

2. Tránh ăn hải sản vào thứ 2

Vì sao chúng ta nên tránh ăn hải sản vào thứ 2? Vào thời điểm đó trong tuần, hải sản có thể cũ từ cuối tuần, không còn tươi ngon vì hầu hết các nhà hàng đều nhập hàng vào giữa tuần (thứ 4 – thứ 5) vì đó là thời điểm ngay trước những ngày cuối tuần cao điểm.

Ngoài ra, đầu bếp Silvia Barban, nói với Insider rằng: “Khi vào nhà hàng, nhiều người sẽ gọi hải sản phiên bản đặc biệt, tuy nhiên quyết định gọi loại thực phẩm này rất hên xui. Đó có thể là món tươi ngon nhất, nhưng đồng thời với nhiều nhà hàng, món đặc biệt là sự kết hợp của nhiều đồ thừa trong tủ lạnh”.

3. Món rau mầm, rau sống

Ông Jory D. Lange, một luật sư của các vụ ngộ độc thực phẩm cho biết, rau sống và rau mầm là thực phẩm nhiều khách hàng yêu cầu nhưng ít ai biết, nó từng là nguyên nhân của hơn 30 đợt dịch tại Mỹ kể từ năm 1990. Chúng ta hoàn toàn không có cách để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi ăn chúng, trừ khi nấu chín. Ngoài ra, rau mầm, rau sống thường được trồng trong môi trường ẩm ướt, ấm áp – rất phù hợp cho E.coli, Listeria và Salmonella phát triển mạnh.

4. Hàu sống

Ông Candess Zona-Mendolla, một chuyên gia về an toàn thực phẩm, đồng thời là BTV của MakeFoodSafe.com cho biết: Hàu sống là một trong những lựa chọn rủi ro nhất trong thực đơn ngay cả khi chúng được quảng cáo là tươi ngon.

Hàu sống là một trong những lựa chọn rủi ro nhất trong thực đơn.

“Một con hàu có thể chứa những vi khuẩn vô cùng đáng sợ, đó là norovirus, Shigella và Vibrio (vi khuẩn ăn thịt). Vi khuẩn Vibrio có thể khiến bạn nôn ói, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm” , Candess Zona-Mendolla nói

5. Các giỏ bánh mì

Theo một người từng làm nhân viên phục vụ ở các nhà hàng, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách “Debra Ginsburg’s Waiting: The True Confessions of a Waitress”: Các giỏ bánh mì có xu hướng luân chuyển từ bàn này sang bàn khác. Bánh mì trong giỏ của bạn có thể là mẩu vụn đến từ những vị khách trước đó. Bạn không thể dám chắc chiếc bánh mì này đã được người ăn trước đó cầm lên ngửi hay có b.ị b.ắn nước miếng vào trong quá trình ăn các món khác hay không, việc nhiễm khuẩn là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài bánh mì thì bỏng ngô, hướng dương, đậu phộng… miễn phí cũng có thể chịu chung số phận.

6. Các lọ nước sốt cà chua

Từng là nhân viên chính trong một nhà hàng, ông Aaron Norris nói rằng gia vị, đặc biệt là sốt cà chua luôn là thứ mà mình tránh sử dụng khi đi ăn bên ngoài. Vào cuối ngày trước khi của hàng đóng cửa, các nhân viên nhà hàng thường dành thời gian để dồn các chai tương cà còn dở vào một chai, tiếp tục sử dụng vào những ngày tiếp theo, vì vậy khó mà khách hàng biết được số gia vị này đã ở đáy chai được bao lâu, đôi khi dẫn đến tình trạng tương cà chua bị hỏng, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người ăn.

Những món ăn này sẽ biến thành chất độc nếu nấu không kỹ

Chế biến rau củ sai cách có thể biến chúng trở thành chất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.

Sữa đậu nành

(Ảnh Internet)

Do trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín, khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Đặc biệt là khi sữa đậu nành được nấu đến khoảng 80 độ C, chất saponin trong đậu nành gặp nóng sẽ bị giãn nở và bọt nổi lên tạo thành hiện tượng “sôi giả”.

Trên thực tế, nếu bạn vừa thấy hiện tượng sôi giả đã ngừng đun các thành phần độc hại như saponin có trong sữa đậu nành sẽ không bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó sẽ gây ngộ độc khi sử dụng, thường là sau khi ăn từ 0,5 – 1 tiếng đồng hồ có thể phát bệnh, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa.

Để ngăn ngừa ngộ độc sữa đậu nành sống, khi sữa đậu nành được nấu chín, cần đun nóng đến 100 độ C, trong khoảng 10 phút trên lửa nhỏ, lúc này có thể an toàn sử dụng sữa đậu nành.

Đậu cove

(Ảnh Internet)

Trong đậu cove cũng có độc tố saponin, nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu cove còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày trong cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa. Đậu cove có thể chế biến món xào hoặc luộc, tuy nhiên trong quá trình nấu nhất định phải chín kỹ.

Sắn

(Ảnh Internet)

Sắn cung cấp nhiều tinh bột, song các chuyên gia cảnh báo nó sẽ gây hại đến sức khỏe nếu không biết cách chế biến. Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Nếu một người ăn 150 đến 300 gram sắn sống, nó có thể gây ngộ độc và thậm chí t.ử v.ong.

Trước khi chế biến, bạn nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt). Khi luộc mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu thấy có vị đắng nên bỏ đi. Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit trong sắn.

Mộc nhĩ tươi

(Ảnh Internet)

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Sau khi ăn, với sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời, người ăn rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản dễ gây nên tình trạng khó thở.

Trong quá trình phơi khô chất porphyrin sẽ biến mất nếu còn sót lại cũng rất ít hoàn toàn không có khả năng gây độc hại và sau khi ngâm với nước lạnh chất cản quang này sẽ bị hòa tan hết. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước lạnh nấu lên thì mới an toàn.

Rau mầm

(Ảnh Internet)

Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E.coli, salmonella và listeria. Rau mầm được trồng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh, vì vậy, nếu ăn rau mầm sống sẽ rất dễ bị ngộ độc. Nếu bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch sẽ và đặc biệt phải nấu chín.

Cà tím

(Ảnh Internet)

Cà tìm có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc. Solanine cơ bản không tan trong nước, do đó dùng các phương pháp như nấu canh, luộc… đều không thể loại bỏ được solanine. Khi nấu cà tím nên thêm một chút dấm ăn để hỗ trợ giúp phá vỡ và phân giải solanine.

Măng

(Ảnh Internet)

Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi. Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút.

Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, sau đó chế biến bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *