Đây là một trong những phẫu thuật phức tạp, nặng nề nhất của cấp cứu ngoại khoa tim mạch tại bệnh viện Đà Nẵng từ trước đến nay.
Chiều 27/11, bác sĩ Nguyễn Minh Hải, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch, bệnh viện Đà Nẵng cho biết, vừa trải qua ca mổ cứu sống bệnh nhân đặc biệt.
Trước đó, ngày 17/11, bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân T.Q.V. (SN 1987), ngụ xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được chuyển cấp cứu từ bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đến trong tình trạng sốc tim, phù phổi cấp, nhồi m.áu cơ tim cấp.
Bệnh nhân ngay lập tức được tiến hành hồi sức tim phổi tích cực.
Sau khi làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán (lóc tách thành động mạch chủ ngực cấp tính type A đã biến chứng tắc động mạch vành phải và hở nặng cấp tính van động mạch chủ), bệnh nhân được hội chẩn viện và mổ cấp cứu ngay trong đêm.
Nhóm phẫu thuật tim của hai khoa Ngoại tim mạch và Gây mê hồi sức đã tiến hành phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực để xử lý tổn thương.
Để thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân đã được hạ thân nhiệt từ 37 độ C xuống 25 độ C, ngừng tuần hoàn và tưới m.áu não xuôi dòng hai bên. Ca phẫu thuật kéo dài gần 8 giờ đồng hồ.
Bệnh nhân đang được nhân viên bệnh viện chăm sóc.
Hiện bệnh nhân tỉnh táo, có thể nói chuyện, đi lại, ăn uống bình thường. Các xét nghiệm kiểm tra sau mổ đều ổn định và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
BSCKII Nguyễn Minh Hải, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết, thường thì tổn thương lóc tách động mạch chủ ngực cấp tính type A là một cấp cứu tim mạch rất nặng với tỷ lệ t.ử v.ong tăng khoảng 1% mỗi giờ trong 48 giờ đầu nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Nhưng khi kết hợp thêm các biến chứng nặng của tổn thương lóc tách như: Tắc động mạch vành dẫn đến nhồi m.áu cơ tim cấp; hở van động mạch chủ cấp tính gây phù phổi cấp thì nguy cơ t.ử v.ong còn tăng cao hơn nhiều.
“Để cứu sống người bệnh chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật để xử lý tổn thương ban đầu, đồng thời giải quyết triệt để các biến chứng nguy hiểm nó”, bác sĩ Hải cho hay.
Với các tổn thương lóc tách động mạch chủ ngực cấp tính type A, bệnh viện Đà Nẵng đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu thường quy trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Riêng đối với trường hợp lóc tách thành động mạch chủ cấp type A đã biến chứng tắc động mạch vành, đồng thời hở van động mạch chủ nặng cấp tính, thì đây là ca thứ hai bệnh viện tiếp nhận và phẫu thuật thành công, mở ra cơ hội cứu sống cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Bệnh viện Bãi Cháy hồi sinh bệnh nhân sốc tim nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO
Một bệnh nhân sốc tim nguy kịch do viêm cơ tim cấp vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy hồi sinh thành công bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo ECMO.
Đây là một trong những kỹ thuật chuyên sâu và phức tạp nhất trong chuyên ngành hồi sức tích cực đã được Bệnh viện Bãi Cháy thực hiện thành công, mở ra hy vọng cho những người bệnh đang ở “ngưỡng cửa tử”.
Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đặt ECMO cho người bệnh
Bệnh nhân Hà Văn L (65 t.uổi, trú tại TX Quảng Yên) có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim cũ đã đặt stent, nhịp nhanh thất đã RF, cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng khó thở, mệt nhiều, da tái lạnh, huyết áp tụt sâu 60/30mmHg, mạch nhanh 140-150 lần/phút, xét nghiệm men tim tăng. Người bệnh nhanh chóng được đặt đường truyền tĩnh mạch, dùng thuốc vận mạch, chụp mạch vành kiểm tra và kiểm soát nhịp tim.
Báo động đỏ nội viện được kích hoạt, các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu – hồi sức tích cực – tim mạch đã khẩn trương hội chẩn và thống nhất chẩn đoán sốc tim do viêm cơ tim cấp với nguy cơ t.ử v.ong cao. Trước diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của bệnh lý, các bác sĩ đã quyết định chỉ định kỹ thuật ECMO – VA (hệ thống tim phổi nhân tạo phương thức hỗ trợ tuần hoàn) nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng tim và tuần hoàn cho người bệnh.
Ngay khi áp dụng kỹ thuật ECMO-VA điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt, các chỉ số sinh tồn ổn định, giảm liều thuốc vận mạch. Qua 3 ngày điều trị tích cực, hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, được rút ống nội khí quản, thở oxy qua gọng kính, chức năng tim co bóp tốt, không đau ngực, ngừng duy trì thuốc vận mạch và được kết ECMO.
Bác sĩ CKI. Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc thăm khám cho người bệnh sau can thiệp ECMO
Tỉnh dậy sau cơn nguy kịch, ông Hà Văn L. vui mừng chia sẻ: “Trước khi vào viện tôi cảm thấy đau ngực dữ dội, lưỡi cứng đầy như người cắn lưỡi t.ự t.ử, tưởng rằng không thể sống nổi. Đến giờ, tôi cảm thấy sức khỏe tốt hơn rồi và xin cảm ơn chân thành các bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện đã cấp cứu kịp thời, chăm sóc chu đáo cho tôi”.
“Trường hợp của bệnh nhân Hà Văn L có sốc tim là tình trạng tối cấp cần chỉ định thực hiện kỹ thuật ECMO-VA để có thể cứu sống người bệnh trước nguy cơ t.ử v.ong cận kề. Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng, viêm cơ tim, tổn thương tim do sốc phản vệ…
Với nguyên lý hoạt động tương tự như một máy tim phổi nhân tạo, ECMO sẽ giúp duy trì sự sống cho người bệnh, đồng thời tạo thời gian cho tim được nghỉ ngơi và hồi phục. – Bác sĩ CKI. Nguyễn Ngọc Tuyền – Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết.
Bệnh nhân sốc tim hồi phục sau thực hiện kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Bãi Cháy
Kỹ thuật ECMO được Bệnh viện Bãi Cháy triển khai từ đầu năm 2018 trên một số ca bệnh suy hô hấp cấp tiến triển, sốc tim do nhồi m.áu cơ tim, viêm cơ tim… Sự hồi phục của bệnh nhân Hà Văn L. sau khi đặt máy tim phổi nhân tạo ECMO tại Bệnh viện Bãi Cháy đã khẳng định thêm sự thành công về năng lực triển khai, ứng dụng kỹ thuật hiện đại của các bác sĩ hồi sức cấp cứu tại Quảng Ninh, góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống các ca bệnh nặng, nguy kịch ngay tại địa phương mà không phải chuyển tuyến điều trị.