Ngày 27/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Đây là ca bệnh thứ hai được phát hiện tại tỉnh này.
Bệnh nhân là nam (50 t.uổi) trú tại xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ, có t.iền sử mắc bệnh tiểu đường. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Trước đó khoảng 2 tháng, bệnh nhân bị trướng bụng, xuất hiện áp xe mủ ở ổ bụng. Qua thăm khám, bệnh nhân được chỉ định mổ lấy khối áp xe 2 lần nhưng vẫn không khỏi.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh Whitmore
Ngày 27/11, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, bụng sưng. Kết quả xét nghiệm, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Bác sĩ Lương Văn Tuấn, Trưởng Khoa Nhiệt Đới, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo chủ động phòng tránh bệnh Whitmore bằng cách hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất, nước, bùn lầy, môi trường ô nhiễm… Đặc biệt khi có vết thương hở, loét, bỏng trên da, bệnh nhân tránh tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm, nguy cơ chứa vi khuẩn gây bệnh…
Bệnh nhân mắc bệnh Whitmore có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác, bệnh tiến triển nghiêm trọng, tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Bác sĩ Lương Văn Tuấn cho biết: “Bệnh Whitmore có thời gian điều trị kéo dài. Tại bệnh viện, chúng tôi dùng kháng sinh phổ rộng. Thời gian trung bình điều trị từ 3 đến 4 tuần. Sau đó, điều trị mãn tính cho bệnh nhân ở nhà từ 3 đến 6 tháng”./.
Bộ Y tế yêu cầu hạn chế thấp nhất t.ử v.ong do Whitmore
Bệnh này tuy ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ t.ử v.ong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Theo báo cáo, từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis hay bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Sau mưa lũ, vệ sinh môi trường tại vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.
(Ảnh minh hoạ)
Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis ở 9 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã gửi Công văn yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới.
Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc Whitmore. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong do bệnh Whitmore. Đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Whitmore, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống. Đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore để người dân hiểu, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống./.