Theo các nghiên cứu trên thế giới, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở 40% dân số trưởng thành. Trong đó, nữ giới tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam 2-3 lần.
Bệnh nhân khám bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Tại Việt Nam, khoảng 1/4 người trưởng thành mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trung bình một ngày có 20 bệnh nhân đến khám vì bệnh lý tĩnh mạch, tăng dần theo các năm và trẻ dần.
Đáng lưu ý có nhiều bệnh nhân nữ bị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới do thói quen đeo giầy cao gót hay mặc váy bó sát mà không hay biết.
Bác sỹ Lê Nhật Tiên, Phó trưởng Khoa Nội, Can thiệp Tim mạch-Hô hấp (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới (giãn tĩnh mạch chân) rất phổ biến.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở 40% dân số trưởng thành. Trong đó, nữ giới tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam 2-3 lần, tiêu tốn chi phí điều trị lên tới hàng tỷ USD mỗi năm.
Bệnh này hay gặp ở nữ hơn nam vì phụ nữ hay đi giày cao gót, mặc đồ bó… Việc đi giày cao gót làm việc vận cơ ở vùng bàn chân khó hơn so với người đi giày bằng. Phụ nữ hay mặc quần áo bó sẽ chèn tĩnh mạch đùi, khung chậu.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa m.áu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng m.áu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch diễn tiến âm thầm, nhiều người bỏ qua triệu chứng. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, xuất huyết, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Bác sỹ Tiên cũng cho biết suy giãn tĩnh mạch nông có thể nhìn thấy ngoài da, còn suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ không nhìn thấy vì nằm sâu ở trong cơ đi cùng động mạch. Triệu chứng hay nhầm lẫn với thần kinh cột sống thắt lưng, bệnh cơ xương vùng cẳng chân, đùi chân. Bệnh nhân phù chân, chuột rút, tê bì, thậm chí cảm giác căng mỏi bắp chân về cuối ngày.
Nhiều bệnh nhân thường đến điều trị muộn do bệnh tiến triển âm thầm. Khi bệnh nhân bị sạm da vùng cẳng bàn chân, loét bàn chân mới đi khám, lúc đó mới phát hiện có suy giãn tĩnh mạch.
Đặc biệt, biến chứng muộn của bệnh lý này là giãn tĩnh mạch nhiều, ứ trệ ở chân thành búi tĩnh mạch cuộn âm hình thành huyết khối dẫn đến tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch. M.áu không hồi lưu được trở về, làm toàn bộ chân sưng phù lên, đau đớn. Nguy hiểm nhất là huyết khối lan lên tĩnh mạch chủ, lan về tim, phổi dẫn đến t.ử v.ong.
Để phòng bệnh, bác sỹ Tiên khuyên cần có tư thế ngồi đúng, không ngồi vắt chéo chân. Nếu công việc gò bó, cần thay đổi tư thế thường xuyên. Phụ nữ nên thay đổi thói quen ăn mặc, mặc đồ thoáng hơn, không đi giày cao gót quá cao.
Trường hợp suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh ngâm chân bằng nước ấm, thậm chí không nên tắm nước nóng vì khiến mạch dễ bị giãn to hơn…/.
Người đàn ông 32 t.uổi qua đời vì ung thư gan, bác sĩ chỉ ra 2 thứ anh hay ăn làm tổn thương gan hơn cả rượu
Anh Hoàng (32 t.uổi, người Trung Quốc) thường ngày không hút thuốc, không uống rượu bia nhưng cuối cùng lại phát hiện mình bị mắc ung thư gan giai đoạn cuối, sau đó 3 tháng thì qua đời. Nguyên nhân xuất phát từ 2 loại trái cây này.
Hầu hết mọi người đều biết rằng thói quen uống rượu bia và các chất cồn khác sẽ làm tăng gánh nặng giải độc của gan, lâu ngày khiến suy giảm chức năng gan, gây tổn thương và cuối cùng dẫn đến tế bào ung thư gan phát triển. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn loại trái cây không đúng, không tốt còn có thể làm hại gan và thúc đẩy ung thư phát triển kinh khủng hơn cả uống rượu.
Trường hợp của anh Hoàng (32 t.uổi, người Trung Quốc) dưới đây là một ví dụ. Trước nay, anh tự đ.ánh giá thấy cơ thể mình rất khỏe mạnh, không hề có bệnh tật gì. Tuy nhiên, cách đây 3-4 tháng, anh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, bụng chướng và phù chân nên đến khám tại bệnh viện gan mật.
Ảnh minh họa.
Sau khi siêu âm, chụp CT và qua các xét nghiệm khác, kết quả chẩn đoán cho thấy anh Hoàng mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Từ phim chụp của anh, bác sĩ chỉ ra rằng n.hiễm t.rùng gan đã lan tỏa, khối u nguyên phát sinh ra di căn nội tạng, sau đó di căn qua tĩnh mạch cửa, giờ khối u đã di căn khắp ổ bụng.
Bác sĩ hỏi về bệnh sử thì được biết anh Hoàng không có t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư hay viêm gan B. Anh cũng không bao giờ uống rượu, bia hay hút t.huốc l.á cả. Tuy nhiên, anh lại thường thích ăn hoa quả, mỗi lần mua rất nhiều về để chưng và ăn dần. Lâu ngày trái cây bị mốc, thối, anh Hoàng chỉ loại bỏ chỗ hỏng rồi tiếp tục ăn, bất đắc dĩ lắm mới vứt bỏ. Ngoài ra, anh cũng thích nhai trầu mỗi ngày.
Anh Hoàng tuy mới chỉ 32 t.uổi nhưng bệnh tình tiến triển rất nhanh, sau 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, anh Hoàng đã không qua khỏi. Bác sĩ thở dài và chỉ ra rằng bệnh ung thư gan của anh có lẽ liên quan đến 2 loại trái cây này, bởi chúng hại gan hơn cả rượu!
1. Trầu cau
Anh Hoàng đã ăn trầu hơn chục năm nay, bình thường mỗi ngày ăn 1-2 miếng, khi phát hiện mắc ung thư gan thì anh mới thấy hối hận! Ngay từ năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê trầu là chất gây ung thư hàng đầu.
Trong trầu có chứa các thành phần chính như ancaloit và polyphenol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ancaloit là chất độc di truyền, gây đột biến gen, và liên quan chặt chẽ nhất đến sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Một nghiên cứu của Đại học Trung Nam (Trung Quốc) về ung thư miệng cho thấy khoảng 86% bệnh nhân ung thư miệng có thói quen nhai trầu, so sánh cho thấy nhai trầu khô dễ gây bệnh và gây ung thư hơn nhai trầu tươi! Tất cả những nghiên cứu và dữ liệu này đều chỉ ra một thực tế, nhai trầu có thể gây ung thư!
2. Trái cây mốc
Nhiều người lầm tưởng rằng trái cây thối có thể ăn được miễn là chúng ta cắt bỏ phần bị hỏng. Tuy nhiên, thực tế, vi khuẩn và nấm mốc là những vi sinh vật mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Một nghiên cứu của Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc cho thấy số lượng vi sinh vật có trong trái cây bị mốc chiếm 10-50% phần bị mốc. Trong các phần bị mốc của trái cây, vi sinh vật tạo ra aflatoxin, đây được biết là chất gây ung thư mạnh đã được WHO liệt vào danh sách đen. Nếu cứ tiếp tục ăn loại trái cây này sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể khó chịu, thậm chí gây ung thư gan.