Không dùng kem chống nắng, hút thuốc, chế độ ăn uống kém, sử dụng điện thoại di động quá nhiều hay thường xuyên trang điểm là những thói quen dễ gây ung thư da.
Không dùng kem chống nắng: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư da. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ ung thư, bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày mỗi khi phải đi ra ngoài.
Chế độ ăn uống kém: Một chế độ ăn uống thiếu rau xanh và trái cây sẽ làm các tế bào da dễ bị tấn công bởi các tế bào ung thư. Những thực phẩm trên chứa nhiều chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư trong đó có ung thư da.
Ăn quá nhiều đường: Ăn nhiều đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư da. Ngoài ung thư da, lượng đường dư thừa trong cơ thể cũng gây ra những biến chứng như béo phì, tiểu đường, sâu răng hay bệnh thận.
Hút thuốc: Một số nghiên cứu có chứng minh rằng, lượng nicotine trong t.huốc l.á cũng có thể gây ra ung thư da.
Sử dụng điện thoại di động quá nhiều: Đây là thói quen mà hầu như ai cũng mắc phải. Theo các chuyên gia, việc để điện thoại kề trên da trong thời gian dài cũng có thể gây ung thư da. Bởi sóng tần vô tuyến phát ra từ điện thoại di động sẽ kích hoạt sự phát triển của các tế bào ung thư trên da.
Ngồi quá lâu: Ngồi một chỗ trước máy tính trong nhiều giờ có thể làm tăng khả năng bị ung thư da. Do thói quen này làm giảm độ đàn hồi của da, khiến da dễ bị mắc các bệnh khác nhau trong đó có ung thư.
Trang điểm thường xuyên: Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, việc trang điểm thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Tình trạng này xảy ra khi làn da của bạn tiếp xúc với các hoá chất độc hại có trong mỹ phẩm.
Phá nốt ruồi cải số, làm đẹp: coi chừng ung thư!
Thông tin một phụ nữ c.hết vì nghe lời thầy bói phán nốt ruồi gây tán gia bại sản, vội tìm cách tẩy bỏ và bị ung thư, một lần nữa cảnh báo về những nguy hiểm khi tùy tiện tẩy nốt ruồi, nhầm lẫn giữa nốt ruồi lành tính và ác tính, khiến tế bào ung thư lan rộng.
Cải số thành đoản mệnh
Trên facebook cá nhân mới đây một nhà báo nổi tiếng chia sẻ câu chuyện nhiều xót xa về một phụ nữ thân quen hồi còn ở quê nhà Ninh Thuận – Bình Thuận, mà hơn 30 năm trước anh từng “chết mê c.hết mệt bởi mái tóc dài óng ả, khuôn mặt đẹp thánh thiện với cái mụt ruồi duyên ở khóe môi trên mà bất cứ ai thấy cũng đều thẫn thờ. Có lẽ biết thế mạnh của mình nên mỗi lần gặp tôi, dù tôi còn nhỏ xíu chị vẫn nhếch miệng cười khiến lòng tôi dậy sóng…”, anh viết.
Bẵng đi thời gian dài, anh nghe tin chị lấy chồng, nhà chồng gia thế, từ đó bặt tin nhau. Rồi vô tình anh gặp lại chị trong một quán ăn ở Sài Gòn, chị đội nón lụp xụp nhưng đôi mắt ngước nhìn thì quen.
“Chị kêu tên rồi tới gần nhắc đi, nhắc lại mấy lần tôi mới nhớ bởi ngay cái mụt ruồi duyên trên khóe môi đẹp hớp hồn ngày xưa giờ là một miếng bông băng to tổ bố. Chị nói mấy năm sau có chồng, nghe lời thầy bói nói mụt ruồi của chị là tán gia bại sản, mụt ruồi ngoại tình nên chị đi phá nhưng nó vẫn mọc lại. Từ chỗ nâng niu, chị ghét cái mụt ruồi kinh khủng nên liên tục cạy, gãi, ngắt, nhéo nó. Rồi cả cái miệng sưng vù, đi khám, xét nghiệm mới biết bị ung thư mụt ruồi. Chị buồn rầu cho biết, ung thư mụt ruồi nguy hiểm lắm, phát triển nhanh, di căn nhanh và gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, hạch… cái c.hết đối với chị bây giờ chỉ tính bằng ngày”, anh viết.
Một thời gian ngắn sau cuộc hội ngộ đó, chị qua đời.
Lành, dữ nốt ruồi
BS. Võ Thị Bạch Sương (nguyên giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TP.HCM), cho biết da con người có màu sáng hay tối là do số lượng, mật độ và sự phân bố của hắc tố bào (melanocyte). Chúng sản sinh ra sắc tố đen gọi là melanine. Khi hắc tố này tập trung nhiều vào một chỗ sẽ tạo ra nốt ruồi. Như vậy, về mặt y học, nốt ruồi là những khối u hắc tố, do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanine. Chỉ trong một số trường hợp, chúng bị biến chất, lúc ấy nốt ruồi mới thành ung thư hắc tố, là một loại ung thư da.
“Người ta thấy 1/3 ung thư hắc tố có thể xảy ra trên các nốt ruồi có sẵn nếu gặp các yếu tố kích thích kéo dài như cọ xát, phơi nắng… Yếu tố di truyền cũng được ghi nhận. Mặc dù ung thư hắc tố chỉ chiếm 10% trong tổng số các ung thư da nhưng lại rất ác vì đem đến cái c.hết cho 75 % các trường hợp mắc bệnh”, BS. Sương cho biết.
Nốt ruồi có biểu hiện ác tính bắt buộc phá bỏ nhưng phải thực hiện bởi bác sĩ da liễu hoặc ung bướu. Ảnh: Lê An
Theo BS. Sương, những dấu hiệu sau cho thấy ung thư đang xảy ra trên nốt ruồi mà trước đây lành tính: có sự lớn nhanh về thể tích, bề mặt nốt ruồi phát triển rộng ra thêm hơn 6mm và trở nên cứng; hình thái nốt ruồi mất tính cân đối, bờ không đều, không bằng phẳng (nốt ruồi bình thường hình tròn hoặc bầu dục, nghĩa là đối xứng theo trục dọc hoặc ngang); có thay đổi màu sắc, vị trí thương tổn chỗ đen đậm, chỗ đen lợt, đặc biệt là nốt ruồi cũ bỗng dưng đen sậm hơn; có thay đổi về cảm giác như đau, ngứa…; có thay đổi trên bề mặt như loét, sùi, c.hảy m.áu, rỉ dịch…; có hạch vùng phụ cận. Lưu ý, hai nhóm dấu hiệu cuối là những dấu hiệu muộn.
TS-BS. Ngô Minh Vinh (Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu TP. HCM; giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), cho biết thêm nốt ruồi nếu điều trị không đúng như tẩy bằng các hóa chất không rõ nguồn gốc, hoặc đốt điện, hoặc dùng các axít trong tỏi, giấm… khi hủy được nốt ruồi thì các vùng da lân cận cũng bị hủy theo, tạo thành sẹo to rất mất thẩm mỹ.
Trường hợp nốt ruồi ác tính, điều trị không đúng cách sẽ làm tế bào ung thư xâm lấn vào các vùng lân cận hoặc theo m.áu di căn đến các cơ quan khác. Nếu là nốt ruồi có chân (nốt ruồi nằm sâu dưới da), tẩy không hết, phần còn sót bị kích thích và tạo thành nốt ruồi, có khi to, xấu hơn trước. Nốt ruồi phá nhiều lần không hết có nguy cơ biến chứng ung thư.
“Chúng tôi từng điều trị cho nhiều bệnh nhân tẩy nốt ruồi bằng hóa chất ở các tiệm cắt tóc, spa. Những nơi này thường không vô trùng hoặc khử trùng không đúng cách nên vết thương tẩy nốt ruồi là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể, rất nguy hiểm. Chưa kể, các nốt ruồi ác tính nếu tẩy không đúng cách sẽ làm cho các tế bào ung thư phát tán khắp cơ thể…”, BS. Vinh nói.
Khi nào cần tẩy nốt ruồi?
BS. Sương cho biết, thực tế điều trị ghi nhận có ba nguyên nhân thường khiến người ta muốn phá bỏ nốt ruồi: Nhu cầu thẩm mỹ (ở những vị trí phơi bày như mặt, cổ…, các nốt ruồi làm người bệnh kém tự tin); Vì sức khỏe hay yêu cầu y khoa (khi nốt ruồi có biểu hiện đe dọa hóa ác hoặc trở thành ung thư, việc phá bỏ phải được cân nhắc thực hiện sớm, đúng cách).
Ngoài ra, để phòng bệnh, một số nốt ruồi có nguy cơ ung thư hóa cũng sẽ được xử lý sớm, đó là những nốt ruồi ở các vị trí thường xuyên bị cọ xát như lưng quần; vùng râu, tóc; lòng bàn chân, gót chân…, hoặc với những người có làn da nhạy nắng (da trắng, mắt xanh, tóc bạch kim, vàng, mắt nâu, tóc hung đỏ…), người hay phơi nắng hoặc người lớn t.uổi có nốt ruồi, người có t.iền căn gia đình có người ung thư…; Niềm tin tâm linh (một số nốt ruồi được mê tín dị đoan là gắn liền với vận hạn kiết hung của chủ nhân)…
Phá nốt ruồi không đúng cách sẽ là yếu tố kích thích khiến thương tổn phát triển dữ dội hơn và trở thành độc hơn.
Theo BS. Vinh, tẩy nốt ruồi là thủ thuật có xâm lấn, yêu cầu vô khuẩn rất cao nên cần thực hiện ở cơ sở y tế có đủ điều kiện. “Nếu vì lý do nào đó muốn tẩy nốt ruồi thì nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc ung bướu để đ.ánh giá xem nốt ruồi lành tính hay ác tính và chọn phương pháp điều trị phù hợp”, BS. Vinh lưu ý.
BS. Sương cho biết hiện có nhiều cách phá bỏ nốt ruồi, với nốt ruồi bình thường không dấu hiệu hóa ác, tùy kích thước, bác sĩ có thể đốt (đốt điện hoặc laser carbonic) khi diện tích bề mặt dưới 1cm2 hoặc cắt trọn và khâu lại khi nốt ruồi to hơn diện tích đó. Thường cắt trọn và khâu thẩm mỹ sẽ cho vết sẹo nhỏ, đẹp hơn. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ lấy trọn khối nốt ruồi và kết hợp thử thịt (sinh thiết, xét nghiệm tế bào học…) để phát hiện ung thư nếu có. Với các nốt ruồi nguy cơ ác tính hoặc đã ác tính, cắt bỏ càng sớm càng tốt và luôn phải kết hợp với sinh thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cần khám tổng quát để xem có các thương tổn do di căn không.
Lưu ý, không nên tự phá nốt ruồi bằng vôi ăn trầu, thuốc uốn tóc… Phá nốt ruồi không đúng cách sẽ là yếu tố kích thích khiến thương tổn phát triển dữ dội hơn và trở thành độc hơn. “Khi có nốt ruồi, người bệnh đừng để nỗi ám ảnh ung thư đeo bám nhưng cũng đừng quá chủ quan. Cần tránh nắng, tránh kích thích cọ xát các nốt ruồi. Để ý theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám bệnh sớm nếu thấy nghi ngờ. Điều này càng quan trọng cho những ai trong gia đình từng có người bị ung thư da”, BS. Sương khuyến cáo.