Hà Nội: Gia đình đau xót lên tiếng vụ b.é t.rai 15 tháng t.uổi sùi bọt mép trên tay mẹ rồi t.ử v.ong sau mũi tiêm

Theo lời gia đình b.é t.rai 15 tháng, sau mũi tiêm không thuộc phác đồ điều trị, khi điều dưỡng rút mũi kim, m.áu c.hảy ngược ra theo kim tiêm, bệnh nhi sùi bọt mép và tím tái toàn thân ngay trên tay mẹ.

Không lâu sau, cháu t.ử v.ong, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân vụ việc.

Bệnh nhi C.H.K.A., 15 tháng t.uổi, ở thôn Bách Kim, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội nhập viện hồi 8h sáng 21/11 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất.

Chị Vương Thị Hương, 22 t.uổi, mẹ cháu A. khẳng định, một ngày trước khi nhập viện, cháu chỉ ho, không sốt, không có biểu hiện gì bất thường, vẫn ăn uống như mọi ngày và chơi tốt. Điều này hoàn toàn khác với nội dung trong thông cáo báo chí của bệnh viện, rằng “cháu ho, sốt trước đó tại nhà 3 ngày”.

Sau khi chụp chiếu và thử m.áu, bác sĩ nhận định ban đầu cháu A. bị viêm phế quản, gia đình đã làm thủ tục nhập viện. Mỗi ngày, tại bệnh viện, cháu được tiêm 2 mũi, sáng và tối.

Cháu C.H.K.A., 15 tháng t.uổi, t.ử v.ong bất thường sau mũi tiêm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

11h30 đêm 21/11, cháu ho nhiều, không dứt. Đến rạng sáng 22/11, bác sĩ cho bệnh nhi thở khí dung, cháu quấy và liên tục đổ mồ hôi, được mẹ thay quần áo. Chị Hương sau đó bế con ra ngoài chơi, nhưng cháu vẫn tiếp tục khóc. Chị vội tìm bác sĩ, được nhận định cháu “không sao”.

8h sáng 22/11, cháu A. được tiêm mũi hàng ngày. Đây là mũi tiêm thứ 2 kể từ khi cháu nhập viện. Sau tiêm, cháu bình thường.

Đến 3h chiều cùng ngày, bệnh nhi ho nhiều hơn, chị Hương lại bế con xuống bác sĩ thăm khám. Theo lời gia đình, lúc này, một nữ bác sĩ khoa Y học cổ truyền đã chỉ định 1 mũi tiêm pha sẵn, không thuộc mũi tiêm hàng ngày.

“Trong khi tiêm, điều dưỡng không hề thử phản ứng trước, mà cứ thế tiêm cho con tôi. Tiêm xong, bác sĩ và điều dưỡng đều đi ra ngoài”, anh Cấn Hữu Nam, 26 t.uổi, bố cháu A. nói.

Rút mũi kim, m.áu c.hảy ngược ra theo kim tiêm, bệnh nhi sùi bọt mép và tím tái toàn thân ngay trên tay mẹ. Hoảng loạn, anh Nam chạy đi gọi bác sĩ, điều dưỡng, nhưng chạy khắp các phòng không thấy ai. Mãi sau, anh tìm được một bác sĩ trực, rồi tiến hành cấp cứu cho cháu.

Tuy nhiên, theo người nhà bệnh nhi, lúc cấp cứu, bình oxy của bệnh viện không còn, ống dẫn khí liên tục bị rơi ra. Một bác sĩ đã bảo nhân viên ra ngoài cổng bệnh viện mang bình oxy mới vào.

Đến 17h, đại diện bệnh viện thông báo với gia đình cháu A. đã mất, không nói rõ nguyên nhân t.ử v.ong. “Chúng tôi chia buồn cùng gia đình và sẽ có trách nhiệm với cái c.hết của cháu bé. Đây là rủi ro trong y tế, không may xảy đến cháu bé”. Bệnh viện đã mời công an huyện Thạch Thất và chính quyền địa phương tới cùng làm việc.

Trong khi đó, thông cáo báo chí của bệnh viện lại nêu, “Trong qua trinh đieu tri hơn 15 giờ tai khoa Nhi, benh nhi co bieu hien kho tho, tang tiet đom dai va đuoc cac bac si kip thoi cap cuu hut đom dai, tho o xy, đat noi khi quan, bop bong”.

5 ngày qua, người thân và hàng xóm liên tục tới hỏi thăm và động viên gia đình anh Nam chị Hương

Chị Hương và anh Nam đều là công nhân, làm việc tại khu công nghiệp trên địa bàn. Cháu A. là con đầu lòng của anh chị. “Chúng tôi nuôi cháu biết bao công sức, tiêm phòng đầy đủ. Cháu rất khỏe mạnh, tinh nghịch và ít ốm. Cháu chỉ bị ho, bố mẹ lo lắng đã đưa cháu vào khám và điều trị tại bệnh viện thì xảy ra như vậy. Tôi khẳng định cháu mất do mũi tiêm bất thường, chứ không phải bệnh tật gì”, ông nội cháu A. khẳng định.

Sang ngày 24/11, đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất có đến thăm hỏi, động viên và chia buồn cùng gia đình. Tuy nhiên, theo lời người nhà cháu A., họ không nhận được “một lời xin lỗi chính thức nào” từ phía bệnh viện.

Ông Cấn Hữu Tăng, 50 t.uổi, bác ruột của anh Nam, thay mặt gia đình, mong muốn lấy lại công bằng cho cháu A. và bệnh viện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đồng thời, bệnh viện phải công bố nguyên nhân t.ử v.ong và xử phạt nhân viên y tế nếu phát hiện sai sót.

Anh Nam và chị Hương đau xót sau cái c.hết thương tâm của con trai

Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất tối 26/11 một lần nữa cho biết, đây là sự việc không ai mong muốn, phía bệnh viện cũng đã cố gắng hết sức để cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhi, tuy nhiên do diễn biến quá nặng nên cháu bé đã không qua khỏi.

Về nguyên nhân t.ử v.ong, lãnh đạo bệnh viện nói rằng vẫn đang đợi kết quả khám nghiệm t.ử t.hi và pháp y. Theo quy định mất khoảng 28-30 ngày mới có kết luận chính thức.

Trước đó, sau khi bệnh nhi t.ử v.ong, bệnh viện đã lap hoi đong chuyen mon, mời bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương làm tham vấn, thống nhất chẩn đoán: T.ử v.ong do suy hô hấp cấp không hồi phục/bệnh nhân viêm tiểu phế quản, có bội nhiễm/cấp cứu không kết quả.

Bệnh viện đã đinh chi kip truc ngay 22/11 đe bao cao ve su viec, phoi hop co quan chuc nang đe lam ro vụ việc.

Đối với việc gia đình thắc mắc về việc bác sĩ chỉ định tiêm không thuộc chuyên khoa Nhi, mà đến từ khoa Y học cổ truyền, đại diện bệnh viện cho rằng “trong kíp trực thì nhiều bác sĩ có thể khám và do trưởng kíp trực phân công”.

“Diễn biến bệnh nhi rất nhanh, chúng tôi đã cố gắng cấp cứu nhưng không có kết quả. Thậm chí đã huy động dùng mọi vật tư, thiết bị tốt nhất hiện có tại bệnh viện để cứu cháu bé nhưng vẫn không có kết quả. Với trường hợp đã sử dụng các thuốc chống viêm, trợ tim nhưng tim không đ.ập lại”, lãnh đạo bệnh viện nói.

Cứu sống kịp thời mẹ con sản phụ bị sa dây rau

Mang thai lần 3 (thai 38 tuần), chị N.T.N. (35 t.uổi) ở Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị sa dây rau, may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cứu sống kịp thời.

Ảnh minh họa.

Theo lời kể của chị N., trước đó, sáng 26/7 chị N. bị ối vỡ được người nhà đưa đến cấp cứu tại khoa Sản, Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất lúc 4 giờ 25 phút.

Kíp trực bác sĩ Phan Mạnh Tiến nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân vào khoa. Sau khi thăm khám, bác sĩ Tiến phát hiện sản phụ trong tình trạng ối vỡ, sa dây rau, tim thai đ.ập rất yếu. Mẹ và bé đều ở trong tình trạng rất nguy kịch.

Ngay lập tức, bác sĩ Tiến quyết định mổ cấp cứu vì nếu không mổ thì chắc chắn trẻ sơ sinh sẽ t.ử v.ong, nhanh chóng đưa sản phụ lên phòng mổ và tiến hành phẫu thuật. Kíp trực nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên phòng mổ đồng thời nữ hộ sinh Nga phải dùng tay đẩy cố định ngôi thai không cho ngôi tì vào dây rau.

Xác định đây là một cấp cứu sản khoa tối khẩn cấp không có thời gian cho sự do dự. Với một chút hy vọng có thể cứu sống cháu bé đang gặp nguy hiểm ca mổ đã được tiến hành khẩn trương kịp thời và có chút may mắn cháu bé mới sống sót. Đó là một điều kỳ diệu, một sự phối hợp nhịp nhàng của ekip cấp cứu và cả niềm tin nơi bố mẹ cháu bé dành cho các bác sĩ. Em bé được cấp cứu hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ. Sau 10 phút, bé hồng hào phản xạ còn yếu nên được chăm sóc đặc biệt tại bàn hồi sức sơ sinh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bác sĩ Vĩnh.

Thật may mắn em bé đã được cứu sống. Sản phụ đã được an toàn và chuyển về khoa sản theo dõi tiếp. Sau khi ổn định trẻ được chuyển lên Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Xanh pôn để hỗ trợ điều trị. Hiện tại, cháu bé đã an toàn. Nhờ quyết định nhanh và chính xác của ê kíp phẫu thuật, gây mê hồi sức đã giúp cho sản phụ được an toàn và một thiên thần lại được chào đời.

Theo các chuyên gia, sa dây rau là cấp cứu thượng khẩn trong sản khoa. Nếu như không cấp cứu kịp thời thì trẻ có thể c.hết sau vài phút. Sự tắc nghẽn lưu thông của dây rau làm ngừng quá trình cung cấp dinh dưỡng và oxy của mẹ cho trẻ. Vì vậy, tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa.

Những trường hợp có nguy cơ cao sa dây rau như mang thai đôi, sinh nở nhiều lần, dây rau quá dài, bất thường về tử cung, ngôi thai… Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo, các sản phụ trong thai kỳ nên đi khám thai thường xuyên tại Khoa Phụ sản để được khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhất là vào các thời điểm: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và thai kỳ từ 21 tuần, 28 tuần, 32 tuần và 36 tuần để được làm các xét nghiệm sàng lọc. Các tư vấn chuyên khoa và hẹn khám và chăm sóc toàn diện cho một thai kỳ an toàn khoẻ mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *