Chỉ ra mặt trái về sức khỏe của smartphone và mạng xã hội, bác sĩ bệnh viện Việt Đức: Thật khủng khiếp!

Bác sĩ cho biết, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện… điện thoại và mạng xã hội đang tăng cao.

Các cháu vào viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật… khi bị cha mẹ cắt điện thoại thông minh hoặc mạng Internet.

Tôi có đồng nghiệp ở viện tâm thần trung ương. Hôm rồi có dịp ngồi với anh ấy, qua câu chuỵện bác sĩ giật mình, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện… điện thoại và mạng xã hội đang tăng cao, các cháu vào viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật… khi bị cha mẹ cắt điện thoại thông minh hoặc mạng Internet.

Không chỉ ở Việt Nam, hội chứng nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đặc biệt là thế hệ trẻ ở hầu hết các quốc gia. Hiện nay còn có khái niệm Nomophobia-gọi là hội chứng sợ hãi khi thiếu vắng điện thoại thông minh, chỉ những người có cuộc sống quá phụ thuộc vào những thiết bị công nghệ thông minh.

Thậm chí ở Pháp, chính phủ vừa ra đạo luật nghiêm cấm tất cả các trường tiểu học và trung học cho học sinh mang theo điện thoại cũng như các thiết bị công nghệ thông minh khi đến trường với độ t.uổi từ 3 đến 15 t.uổi và đạo luật này được hầu hết mọi người ủng hộ.

Dưới góc nhìn y học, việc chúng ta, đặc biệt là con trẻ sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá nhiều gây ra rất nhiều những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần, điều lo lắng hơn đó là có những tổn thương rất khó hồi phục, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.

Tổn thương vĩnh viễn hoặc khó điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt, bao gồm: Mắt nháy, ngứa và đỏ, khó tập trung vào một vật gì đó, mắt mỏi hoặc mờ. Những tổn thương này đặc biệt dễ xảy ra ở t.rẻ e.m.

Các vấn đề về cổ: đau cổ, thoái hoá cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống cổ do nhìn xuống điện thoại di động hoặc máy tính bảng liên tục, kéo dài. Ở t.rẻ e.m, khi trẻ ngồi xem một tư thế quá lâu góp phần làm tăng tỷ lệ gù, vẹo cột sống học đường.

Tổn thương khớp ngón cái (text thumb syndrome): Việc sử dụng ngón tay cái để cầm, điện thoại, nhắn tin, lướt mạng kéo dài thường dẫn đến tình trạng đau, tê, hạn chế độ linh hoạt của ngón tay cái, là ngón tay đối của bàn tay và cũng là ngón tay đóng vai trò quan trọng nhất của bàn tay.

Tăng nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn trên điện thoại: Vi khuẩn E. coli, có thể gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy, được tìm thấy trên rất nhiều điện thoại. Người ta cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, cứ 6 điện thoại thì có 1 điện thoại dính…phân ở trên đó và điện thoại cùng với chùm chìa khoá được xếp vào nhóm những vật dụng…bẩn nhất trong nhà. Ngoài ra các chuyên gia y tế cũng cảnh báo sử dụng điện thoại thường xuyên góp phần gây nên tình trạng nhiễm MRSA-Tụ cầu vàng kháng methicillin. Đây là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng và chúng kháng Methicillin. MRSA thường lây lân và gây ra những tổn thương ban đầu ở da như mụn nhọt-apxe gây đau, bỏng rát. Rồi chúng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như n.hiễm t.rùng xương, khớp, đường m.áu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những vụ tai nạn ô tô: Nhiều người tin rằng họ có thể đa nhiệm và vẫn sử dụng điện thoại của họ trong khi lái xe, nhưng thực sự không phải như vậy. Việc nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe gây ra tình trạnh mất tập trung để xử lý những tình huống đòi hỏi tốc độ nhanh chóng, đặt người lái xe và những người khác trên đường gặp nguy hiểm. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng nhắn tin và lái xe có thể nguy hiểm như uống rượu lái xe.

Trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các mối quan hệ ngoại tuyến có thể bị ảnh hưởng do sử dụng điện thoại di động hoặc các phương tiện truyền thông xã hội quá mức. Hầu hết những người nghiện điện thoại và mạng xã hội sẽ lựa chọn cho mình cuộc sống tách biệt, ít giao tiếp với xã hội thực bên ngoài, khi tình trạng này kéo dài, những tổn thương sâu sắc trên bộ não sẽ là rất khó hồi phục.

Vô sinh ở nam giới. Nghiên cứu sơ bộ đã tiết lộ rằng bức xạ điện thoại di động có thể làm giảm số lượng t.inh t.rùng, nhu động t.inh t.rùng và khả năng sống sót.

Rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài: Nghiện điện thoại di động đã được liên kết với sự gia tăng rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi ở người dùng. Sử dụng điện thoại di động trước khi lên giường đi ngủ làm tăng khả năng mất ngủ. Ánh sáng chói có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Việc sử dụng điện thoại thông minh có thể làm tăng lượng thời gian cần thiết để ngủ. Ánh sáng phát ra từ điện thoại di động có thể kích hoạt não bộ.

ĐÃ ĐẾN LÚC THAY ĐỔI VÀ NGHỈ NGƠI

Rất mong anh chị hãy thay đổi, vì khi chúng ta thay đổi – con chúng ta cũng sẽ thay đổi. Mỗi tối về nhà, hãy để điện thoại ở chế độ yên lặng và xa chúng ta, xa bữa cơm, xa giấc ngủ, xa những câu chuyện với con. Hãy cùng con chơi cờ vua, cá ngựa, hãy đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích Andersen, hãy cùng con đi dạo và hỏi con về một ngày đã qua… Đó mới chính là cuộc sống đích thực, cuộc sống không mộng ảo.

Bác sĩ Khánh xin được trích lời của Tim Elmore, người sáng lập và là chủ tịch của Growing Leaders, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được tạo ra để hỗ trợ & phát triển các nhà lãnh đạo mới nổi.

“Bất cứ khi nào tôi thấy mình đang có vấn đề cần đối phó, tôi luôn kiểm tra lối sống và sức khỏe của mình. Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng quy tắc chung của tôi là tôi không cho phép bản thân mình bị kiểm soát bởi bất cứ thứ gì. Ngoại trừ thực phẩm, nước và nơi trú ẩn, tôi bảo vệ bản thân mình chống lại bất kỳ sự nghiện ngập nào bắt đầu ra lệnh cho hành vi của tôi, điều này bao gồm cả công nghệ. Dẫu tôi biết rằng điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và công nghệ khác được giới thiệu trong tương lai sẽ làm cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn và cho phép tôi làm việc hiệu quả hơn, nhưng nguyên tắc của tôi vẫn luôn không thay đổi: Công nghệ phải là một đầy tớ, không phải là ông chủ”.

‘Đây là 7 điều tôi hối tiếc vì đã không làm ở độ t.uổi 20 và 30’

Nhà vật lý trị liệu 46 t.uổi chia sẻ về 7 điều mà cô hối tiếc vì đã không làm ở độ t.uổi 20 và 30.

Tess Brigham, một nhà trị liệu nổi tiếng tại Mỹ, cho biết: “Khi lần đầu tiên bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà trị liệu cách đây 10 năm, tôi không nghĩ rằng mình hầu như chỉ làm việc với những người thuộc thế hệ trẻ. Nhưng trong 5 năm qua, tôi đã ngồi đối diện với hàng trăm người trong số họ và lắng nghe những cuộc đấu tranh, nỗi sợ hãi cũng như chiến thắng của họ”

“Cơ hội được làm việc với những người trẻ t.uổi là một món quà vì nó cho phép tôi suy ngẫm về cuộc sống của chính mình. Thỉnh thoảng, chúng ta đều cần nhìn lại cuộc sống của mình và nghĩ về những gì chúng ta có thể đã làm khác đi. Ở t.uổi 46, tôi vẫn còn nhiều điều để học hỏi, nhưng tôi hy vọng sự khôn ngoan mà tôi có được trong suốt chặng đường mình đã đi, có thể truyền cảm hứng cho bạn, từ đó giúp bạn tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chính mình”, Tess chia sẻ

Dưới đây là bảy điều mà nhà trị liệu 46 t.uổi hối tiếc vì đã không làm ở độ t.uổi 20 và 30:

1. Tiết kiệm t.iền – CÀNG SỚM CÀNG TỐT.

Các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng, việc không tiết kiệm để nghỉ hưu là một trong những sai lầm về t.iền bạc lớn nhất của thế hệ trẻ . Và, theo một cuộc khảo sát gần đây, gần 60% người lớn thừa nhận rằng bỏ bê việc tiết kiệm giữ vị trí số 1 trong danh sách những điều hối tiếc nhất của họ.

“Đó là điều mà tôi có thể liên tưởng đến. Vào những năm đầu của t.uổi 20, tôi chưa hề nghĩ đến thời điểm mình sẽ già đi và nghỉ hưu. Tôi thường dành toàn bộ t.iền lương cho những thứ không cần thiết. Mãi cho đến nhiều năm sau, khi tôi học được những kiến thức cơ bản về t.iền như sức mạnh của lãi suất kép hay tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cuối cùng tôi mới vững tâm và thu xếp tài chính của mình. Bây giờ tôi đã ngoài 40 t.uổi, việc có được sự an toàn về tài chính nghe có vẻ hấp dẫn hơn nhiều so với những ly cocktail sang trọng và quần áo hàng hiệu”, Tess chia sẻ.

2. Tự mình xử lý các vấn đề trong công việc.

Ở t.uổi 24, Tess thu dọn đồ đạc và chuyển đến Los Angeles để theo đuổi ước mơ làm nên điều gì đó ở Hollywood. Nghĩ lại quãng thời gian này, Tess cho hay, điều khiến cô hối tiếc là đã không có đủ can đảm để đứng lên bảo vệ chính mình.

“Khi tôi bị từ chối tăng lương, tôi không hỏi phải làm sao để được tăng lương. Khi cảm thấy bị cấp trên ngược đãi, tôi đành ngậm miệng vì nghĩ lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của mình”, Tess cho biết.

Tess nói: “Việc bắt đầu một sự nghiệp mới ở độ t.uổi 20 có thể rất đáng sợ, nhưng việc tự mình mạnh dạn xử lý những tình huống xấu có thể giúp bạn phát triển trong sự nghiệp – đồng thời tạo cảm hứng cho bạn mỗi khi đến nơi làm việc. Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ nói với bản thân rằng: Bạn có thể không có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng bạn có quyền yêu cầu những gì bạn muốn và cần phải tự tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong công việc của mình”.

3. Dành thời gian để nói với mọi người: ‘Tôi biết ơn bạn’.

Tess cho biết, cô đã quá tập trung vào sự nghiệp của mình ở những năm đầu của t.uổi 20 đến nỗi không thể dành thời gian cho những người cô yêu thương và quan tâm nhất.

“Tôi từng cho rằng tôi luôn có thể thể hiện sự cảm kích của mình đối với họ “sau này”. Nhưng một điều khủng khiếp đã xảy ra vào năm tôi 27 t.uổi: Một người bạn thân qua đời – và đột nhiên, “sau này” không còn nữa. Thay vào đó, chỉ có đau buồn và tội lỗi. “Giá như tôi có thể dành thời gian để nói: “Tôi biết ơn bạn” sớm hơn với người bạn của mình”, Tess kể.

Bây giờ, Tess cho biết mình bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn với những người thân yêu thường xuyên hơn, và cô cũng khuyến khích mọi người làm như vậy. “Cho dù đó là bạn bè, đối tác lãng mạn, cha mẹ hoặc thậm chí là một người cố vấn, việc không bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu dành cho họ thường là một điều hối tiếc lớn đối với hầu hết mọi người”, Tess chia sẻ.

4. Buồn bã vị bị thất nghiệp.

“28 t.uổi, đổ vỡ và thất nghiệp là một trải nghiệm đau đớn. Tôi cảm thấy như toàn bộ ước mơ của mình bị xé bỏ. Tôi đã ôm giấc mơ Hollywood quá lâu đến nỗi không biết mình là ai nếu không có nó. Trong khi đó, bạn bè của tôi hầu như có tất cả. Họ có những công việc tuyệt vời, mối quan hệ tuyệt vời, những kế hoạch tuyệt vời. Họ đã vui vẻ”, Tess tâm sự.

Nhưng cô cho hay, tất cả chúng ta đều đi những bước khác nhau trong cuộc sống. Những bệnh nhân ở độ t.uổi 20 thường nói với cô, “Tôi sẽ bước sang t.uổi 30 trong [X] năm nữa và tôi vẫn chưa có một sự nghiệp thành công”.

Tess nói tiếp, vì lý do nào đó, chúng ta đã ấn định “30 là độ t.uổi mà chúng ta phải có công việc mơ ước của mình. Nếu không có được điều đó, chúng ta cảm thấy như thể mình đã thất bại theo cách nào đó.

Đây là lời khuyên của Tess: “Đừng lãng phí thời gian để ám ảnh về việc bạn đã làm được gì cho mục tiêu sự nghiệp của mình. Bằng cách sống chậm lại và đón nhận cuộc hành trình, bạn sẽ học được nhiều điều về bản thân và khám phá ra điều bạn thực sự muốn làm với cuộc đời mình”.

5. Không sợ hãi và nắm bắt cơ hội.

Tess chia sẻ thêm: “Sau khi nhận ra rằng Hollywood không phải là chỗ dành cho tôi, tôi cần cân nhắc các lựa chọn khác. Cha và em gái tôi đều là luật sư, vì vậy tôi đã thử làm một nhân viên tư vấn – điều mà tôi không thích thú cho lắm”

“Trong sâu thẳm, tôi thực sự muốn trở thành một nhà trị liệu. Tôi thường nghĩ về việc bắt đầu luyện tập, nhưng cứ viện lý do để không thực hiện – tất cả chỉ vì tôi không có đủ niềm tin vào khả năng của mình. (Tất nhiên, cuối cùng tôi đã vượt qua những bất an và thực hiện một bước nhảy vọt. Tôi rất vui vì đã làm được điều đó, nhưng tôi ước mình làm được sớm hơn nhiều). Lời khuyên của tôi là mọi người hãy chấp nhận rủi ro”, Tess nói.

6. Chăm sóc bản thân

Tess chia sẻ thêm, sức khỏe mang lại một loại tự do và hạnh phúc mà rất ít người nhận ra – cho đến khi chúng không còn nữa. Khi còn trẻ, bạn rất dễ coi sức khỏe của mình là điều hiển nhiên.

“Khi tôi ngoài 30 t.uổi, bố tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi mới bắt đầu có những thay đổi lớn trong lối sống của mình. Tuy vậy, nhiều người vẫn lạc quan với những câu bao biện như “Tôi không có thời gian để đến phòng tập thể dục,” hoặc “Tôi muốn ăn những gì tôi muốn ăn – ai quan tâm nếu tôi c.hết sớm?”

Nhưng hãy hỏi bất kỳ bác sĩ nào và họ sẽ nói với bạn: “Không phải là c.hết sớm hơn. Vấn đề là bạn có muốn mắc kẹt với một căn bệnh mãn tính và phải chịu đựng trong 10 hay 15 năm hay không, trong khi y học hiện đại cố gắng giữ cho bạn sống sót”, Tess chia sẻ.

7. Ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

Về việc này, Tess cho hay, bạn chỉ có thể kiểm soát được những thứ như những gì bạn tạo ra, những gì bạn nói, cách bạn cảm thấy và những gì bạn nghĩ. Nhưng bạn không thể kiểm soát việc người khác nghĩ về những điều bạn làm như thế nào.

“Ví dụ, với bài viết này, tôi kiểm soát được mức độ trung thực và dễ bị tổn thương khi chia sẻ đôi phần cuộc sống của mình với bạn. Nhưng tôi không thể kiểm soát việc bạn thấy nó hữu ích hay không. Công việc của tôi là thể hiện và là chính mình nhất. Phần còn lại là ngoài tầm tay của tôi”, Tess chia sẻ thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *