Hướng dẫn đầu tiên về việc kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) sau phẫu thuật cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên mới được đề xuất cân nhắc các lựa chọn thay thế opioid để kiểm soát cơn đau và ý thức của người sử dụng.
Nghiên cứu mới đã chỉ ra những rủi ro của việc dùng thuốc giảm đau gây nghiện opioid sau phẫu thuật ở thanh thiếu niên và t.rẻ e.m, đưa ra khuyến cáo hạn chế sử dụng loại thuốc này, thay thế bằng thuốc giảm đau khác và các biện pháp khác, tăng cường hiểu biết về việc sử dụng opioid ở đối tượng này.
Hướng dẫn đầu tiên về việc kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) sau phẫu thuật cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên mới được đề xuất cân nhắc các lựa chọn thay thế opioid để kiểm soát cơn đau và ý thức của người sử dụng.
Opioid thường được kê đơn cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên để giảm đau sau phẫu thuật, nhưng các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn sử dụng opioid hoặc có các hành vi nguy cơ cao như sử dụng h.eroin sau này. Hiện nay vẫn còn thiếu các hướng dẫn để giảm thiểu việc sử dụng opioid ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên, không có sự đồng thuận của các chuyên gia phẫu thuật về sự ảnh hưởng của opioid đến t.rẻ e.m và vẫn tồn tại sự khác biệt lớn trong thực hành lâm sàng.
Hạn chế sử dụng opioid sau phẫu thuật cho thanh thiếu niên và t.rẻ e.m.
Để lấp đầy khoảng trống bằng chứng đó, một hội đồng chuyên gia đa ngành đã xác định 14.574 bài báo có liên quan được xuất bản từ năm 1988 đến năm 2019. Sau khi bỏ qua các nghiên cứu t.iền lâm sàng và báo cáo ca, họ đã tổng hợp bằng chứng trong 217 bài báo thành một khuôn khổ cho việc kê đơn opioid cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên sau phẫu thuật.
Hướng dẫn, được xuất bản trực tuyến ngày 11 tháng 11 trên tạp chí JAMA Surgery, bao gồm 20 hướng dẫn. Sáu hướng dẫn đầu đề cập các rủi ro liên quan đến việc kê đơn opioid cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên. Tuyên bố 7 tóm tắt thách thức: “Phác đồ hậu phẫu tối ưu phải cân bằng giữa việc giảm đau đủ để phục hồi trong khi giảm thiểu các tác dụng phụ.” Hướng dẫn 8 đến 14 đề cập đến các lựa chọn thay thế opioid, cả trong quá trình điều trị và sau đó, đồng thời xác nhận các hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ về việc hạn chế sử dụng tramadol và codeine cho t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi. Các hướng dẫn còn lại bao gồm gợi ý về thông điệp và giáo dục.
Ba nguyên tắc chính bao gồm: Lạm dụng opioid là một rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt đối với thanh thiếu niên. Nhiều lựa chọn thay thế opioid đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau cho trẻ sau phẫu thuật. Bệnh nhân và gia đình cần được giáo dục để hiểu về opioid, cách sử dụng đúng, những rủi ro liên quan đến việc sử dụng opioid kê đơn và cách vứt bỏ opioid còn thừa một cách an toàn.
B.é t.rai 11 t.uổi được chẩn đoán mắc bệnh u xương giai đoạn cuối, cha mẹ cứ nghĩ đau xương do tăng trưởng
Không muốn trẻ mắc phải căn bệnh u xương quái ác cha mẹ phải nhớ kỹ những điều này.
U xương hay còn gọi là ung thư xương là một khối u ác tính xuất hiện trong xương. U xương có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, phổ biến nhất là t.rẻ e.m và thanh thiếu niên dưới 25 t.uổi. U xương thường bị nhầm lẫn với đau xương do tăng trưởng.
Con trai của anh Luo – Xiaohu (11 t.uổi) hoạt bát và năng động. Nhưng tháng trước cứ mỗi đêm chân của cậu bé đều bị đau. Anh Luo nghĩ rằng con đang giai đoạn dậy thì và do xương phát triển nhanh. Khi bị sưng tấy, bé cảm thấy bứt rứt và đau.
Tuần trước, Xiaohu bị đau chân phải dữ dội. Anh Luo đưa con đến bệnh viện khám thì phát hiện có một khối u ở chân phải bé. Bé mắc bệnh u xương giai đoạn cuối và có thể phải cắt cụt chân.
Sau khi biết kết quả, ông Luo nhận ra mình đã trì hoãn điều trị bệnh cho con và cảm thấy rất hối hận.
Trên thực tế, nhiều t.rẻ e.m khi có các triệu chứng mắc bệnh u xương nhưng cha mẹ thường bỏ qua hoặc hiểu sai về mức độ bệnh tình của con. Vì thế trẻ không được điều trị kịp thời. Khi phát hiện bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Đau xương do tăng trưởng và đau nhức chân tay do ung thư xương khác nhau thế nào?
Ở giai đoạn đầu của bệnh u xương, hầu hết người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng tấy xương khớp. Cơn đau sẽ tăng dần về đêm và dùng các loại thuốc giảm đau thông thường cũng không hết đau.
Dùng tay sờ vào chỗ đau có thể sờ thấy khối u trên bề mặt xương. Khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ tăng dần. Một số bệnh nhân sẽ bị gãy xương do u xương.
Cơn đau có thể tự thuyên giảm, thường sẽ xuất hiện vào khoảng chạng vạng tối và biến mất vào sáng hôm sau. Theo quá trình sinh trưởng và phát triển, cơn đau sẽ dần biến mất.
Nếu t.rẻ e.m và thanh thiếu niên bị đau nhức chân tay mà không phải do chấn thương hay mắc bệnh tật gì, đau xương về đêm, tăng dần và không giảm, có nổi cục ở khớp thì phải tới bệnh viện khám và điệu trị ngay.
Ngoài những hiện tượng phổ biến trên, bệnh u xương còn có thể gây viêm, sốt, giãn tĩnh mạch, sụt cân, giảm khả năng vận động…
Để phòng tránh bệnh u xương, bạn phải thực hiện chế độ ăn uống điều độ. Ăn thịt, rau. Không ăn đồ chiên rán. Tập thể dục và tránh chấn thương. Tránh tia bức xạ để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương.
Do các triệu chứng ban đầu của bệnh u xương thường dễ bị bỏ qua nên cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm, khám sức khỏe định kỳ cho bé.