Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng người trung niên thường phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục do tâm lý chủ quan với chuyện t.ình d.ục trong độ t.uổi này.
Các nhà nghiên cứu từ Anh, Bỉ và Hà Lan cảnh báo rằng thái độ tiêu cực đối với sức khỏe t.ình d.ục và kiến thức hạn chế về nhu cầu của những người trên 45 t.uổi khiến một số người lớn t.uổi không nhận thức được sự nguy hiểm của quan hệ t.ình d.ục không an toàn.
Các chuyên gia liên kết với sáng kiến sức khỏe t.ình d.ục SHIFT đã khảo sát 800 người trưởng thành trên khắp nước Anh và Bỉ, Hà Lan, trong đó có khoảng 200 người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.
Gần 80% số người được hỏi có độ t.uổi từ 45 đến 65, trong khi 58% những người được coi là khó khăn trong cuộc sống ở độ t.uổi từ 45-54.
Các nhà nghiên cứu cho biết “những thay đổi lớn” về hành vi t.ình d.ục trong những thập kỷ gần đây đã khiến ngày càng nhiều người mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục.
Những người được khảo sát cho rằng họ không sử dụng các biện pháp tránh thai do họ có đời sống chung thủy một vợ một chồng, ngoài ra họ thường không có nguy cơ mang thai.
Ian Tyndall, giảng viên cao cấp tại Đại học Chichester của Anh cho biết: “Những người trên 45 có nguy cơ cao nhất là những người bắt đầu mối quan hệ mới sau thời gian chung sống một vợ một chồng, thường là sau mãn kinh, khi việc mang thai không còn là vấn đề đáng quan tâm nữa, nhưng ít nghĩ đến các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 50% số người được hỏi chưa bao giờ được xét nghiệm về bệnh lây nhiễm qua đường t.ình d.ục.
“Kỳ thị và xấu hổ được xác định là rào cản lớn nhất đối với nhóm người này tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe t.ình d.ục, trong khi nhiều người còn có định kiến hà khắc với việc thăm khám các bệnh liên quan đến đường t.ình d.ục”, Tess Hartland, trợ lý nghiên cứu cho dự án SHIFT, chia sẻ.
Các nhà nghiên cứu cho biết “một số lượng đáng kể” những người trả lời khảo sát cũng không biết về nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, trong khi 42% người được hỏi ở Anh và Hà Lan không biết đi khám sức khỏe t.ình d.ục ở đâu.
Theo bà Hartland, nhóm người trên 45 t.uổi trong quá khứ thường không được giáo dục về sức khỏe t.ình d.ục đúng cách ở trường lớp, điều đó đã ảnh hưởng tới quan niệm và thái độ của họ về vấn đề này trong hiện tại.
“Rất nhiều người được hỏi thường hay đến gặp bác sĩ đa khoa hơn là tìm đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe t.ình d.ục cụ thể. Đây là một chủ đề nhạy cảm và khá khó khăn cho các bác sĩ và chuyên gia để thay đổi quan niệm của những người trung niên”, Hartland nói.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trên 45 t.uổi sống ở các khu vực khó khăn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục và có nhận thức hạn chế về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe t.ình d.ục.
Ruth Lowry, một nhà nghiên cứu của dự án từ Đại học Anh Essex, cho biết trong một tuyên bố.
“Các phát hiện cũng chỉ ra rằng các nhóm yếu thế trong xã hội, chẳng hạn như người vô gia cư, người hành nghề mại dâm, người di cư có nguy cơ không nhận thức được sức khỏe t.ình d.ục của họ và không thể tiếp cận dịch vụ phù hợp”, Lowry nói thêm.
Hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm cho 60 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
60 cặp vợ chồng có chỉ định IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng gặp khó khăn, chưa có điều kiện kinh tế để điều trị sẽ được hỗ trợ 100% chi phí.
Có một thiên thần đáng yêu là mơ ước của rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn
Ngày 5/11, Bệnh viện Mỹ Đức TPHCM cho biết, chính thức khởi động chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” – hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho 60 cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh.
Điều kiện để các cặp vợ chồng được nhận hồ sơ là chưa có con chung, chưa được điều trị hoặc đã bị thất bại một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, không có bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục. Đối với người vợ phải dưới 37 t.uổi, tử cung không bất thường, không mắc buồng trứng đa nang. Còn người chồng phải có trên 1 triệu t.inh t.rùng di động trong t.inh d.ịch.
Thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Mỹ Đức
60 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn được chọn sẽ bắt đầu được điều trị từ ngày 14/12/2020. Bệnh viện sẽ theo dõi điều trị IVF hoàn toàn miễn phí thuốc kích thích buồng trứng, thuốc niêm mạc tử cung, thuốc hỗ trợ; chi phí chọc hút trứng, tạo phôi – nuôi cấy phôi, trữ lạnh phôi, chuyển phôi đông lạnh…
Đến nay chương trình trải qua 6 đợt đồng hành với gần 220 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khắp cả nước. Tổng chi phí cho mỗi đợt thụ tinh ước tính khoảng 5,4 tỉ đồng, từ nguồn đóng góp của tập thể nhân viên bệnh viện, các nhà hảo tâm và các đối tác trong lĩnh vực IVF.
Từ chương trình ý nghĩa này, nhiều em bé được chào đời, chắp thêm niềm tin cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trong hành trình tìm con không ngưng nghỉ…
Các cặp vợ chồng đủ điều kiện gửi hồ sơ đến Bệnh viện Mỹ Đức ( 4 Núi Thành, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM) từ ngày 18/11 đến ngày 23/11. Trường hợp sàng lọc đủ tiêu chuẩn sẽ chính thức được điều trị từ 14/12/2020.