Các bác sĩ khuyến cáo những người bị đau mắt đỏ không cần phải kiêng khem quá nhiều món ăn, thay vào đó là nên có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tời quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ nên kiêng gì là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Dưới đây là những thực phẩm cực độc cho những người bị đau mắt đỏ bạn cần biết.
1. Nhóm thực phẩm có vị tanh
Đau mắt đỏ nên kiêng gì? Một trong những lưu ý trong chế độ ăn uống của bệnh nhân đau mắt đỏ chính là tránh xa các loại thủy hải sản có vị tanh ví dụ như cá chép, cá mè, tôm, cua, ốc,….
Các chuyên gia chỉ ra rằng, mùi tanh trong các loại thực phẩm có thể là bình thường ở một người khỏe mạnh nhưng đối với bệnh nhân bị đau mắt đỏ sẽ khiến người bệnh càng khó chịu hơn.
Hơn nữa, thực phẩm có vị tanh cũng khiến tình trạng n.hiễm t.rùng viêm kết mạc càng trầm trọng và kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng đau mắt đỏ. Vì thế, người bị đau mắt đỏ cần tránh xa nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình.
Người bị đau mắt đỏ nên tránh xa thực phẩm có vị tanh trong bữa ăn của mình – Ảnh Internet.
2. Đau mắt đỏ nên kiêng thực phẩm có vị cay, nóng
Theo Đông y, bệnh đau mắt đỏ là do can phong nhiệt. Vì vậy, bệnh nhân nên kiêng những loại thực phẩm có tính cay nóng. Do đó, người mắc đau mắt đỏ nên tránh xa các loại gia vị như hành tỏi, hẹ, ớt, hay các nhóm thịt như thịt chó, thịt dê.
Nguyên nhân là vì nhóm thực phẩm này có tính kích thích cao sẽ gây cảm giác nóng cho mắt, dẫn đến mắt bị kích ứng, sưng và có thể trở nên đỏ hơn. Vì nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm này, tình trạng bệnh có thể sẽ có những chuyển biến nghiêm trọng.
3. Những chất kích thích
Chất kích thích như bia, rượu, t.huốc l.á khiến người đau mắt đỏ nên kiêng. Những chất này đã được chứng mình là rất có hại cho cơ thể.
Khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ta có thể chống lại những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng chúng. Nhưng khi mắc các loại bệnh, các chất kích thích sẽ gây tác động xấu cho sự phát triển của bệnh. Chúng rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe.
Theo đó, rượu bia sẽ làm giảm chức năng nhìn của mắt, khiến cho mắt phải điều tiết mạnh hơn. Trong điều kiện bệnh nhân đang mắc bệnh đau mắt đỏ mà khiến mắt phải làm việc nhiều hơn sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tương tự như vậy, trong t.huốc l.á có lượng nicotin, chúng có tác động vào hệ thần kinh cũng làm tăng sự điều tiết của mắt.
Các chất kích thích làm ảnh hưởng xấu tới sự điều tiết của mắt – Ảnh Internet.
4. Đồ uống có gas là thức uống người bị đau mắt đỏ nên tránh
Khi bị đau mắt đỏ, sử dụng đồ uống có ga sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi kèm các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt; ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Ngoài ra, đồ uống có ga lại chứa rất nhiều đường, chất tạo màu và chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Vì thế, ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh cũng không nên sử dụng loại đồ uống này thường xuyên. Đồ uống có ga làm tăng lượng đường trong m.áu, có tác động xấu tới quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ.
5. Mỡ động vật
Hiện nay, nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn hoặc chọn mua các loại thịt có nhiều mỡ như thịt ba chỉ, nạc vai bò. Tuy nhiên, các nghiên cứu chứng minh rằng mỡ động vật chứa rất nhiều chất béo no khiến cho lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, có thể khiến cho bệnh đau mắt đỏ lâu khỏi hơn.
Mỡ động vật không tốt cho bệnh nhân mắc đau mắt đỏ – Ảnh Internet.
Hơn nữa, hấp thụ nhiều mỡ động vật từ các bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lí khác như béo phì. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo hãy sử dụng dầu thực vật và hạn chế lượng mỡ động vật khi chế biến thức ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nói chung, cho những người mắc đau mắt đỏ nói riêng.
6. Người bệnh đau mắt đỏ cần tránh xa rau muống
Rau muống là chính là một trong những câu trả lời cho câu hỏi “đau mắt đỏ nên kiêng gì?”. Đây là một loại thực phẩm rất phổ biến và thường xuất hiện trong thực đơn của các gia đình.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh đau mắt đỏ, rau muống làm tăng dịch ghèn trong mắt, gây ngứa mắt. Vì thế, người bệnh ăn rau muống sẽ cảm thấy khó chịu và có xu hướng đưa tay lên dụi mắt, khiến cho bệnh lâu khỏi.
Thực hư chuyện chất béo và chất bảo quản trong mì ăn liền gây khó tiêu
Lời đồn mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia sẽ gây khó tiêu, nhiều người tiêu dùng xếp mì ăn liền là thực phẩm cần hạn chế, vậy thực hư vấn đề này là như thế nào?
Có phải mì ăn liền nhiều chất béo nên ăn vào… đầy bụng?
Trong quá trình tiêu hóa, chất béo là nhóm chất cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn cả. Nguyên do vì các phân tử chất béo phức tạp hơn nên mất nhiều thời gian phân giải. Theo đó, trung bình, cơ thể chỉ mất khoảng 5 giờ để tiêu hóa nhóm bột đường (cơm, mì, bún, phở…); mất 12-24 giờ để tiêu hóa hoàn toàn nhóm đạm (thịt, cá…); nhưng sẽ mất 33-47 giờ mới có thể tiêu hóa hết chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật…).
Cũng vì điều này mà nhiều người suy diễn: Mì ăn liền nhiều chất béo nên chắc hẳn rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng chất béo trong mì ăn liền không hề nhiều như lầm tưởng. Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40-50g), chỉ có khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm.
Theo đó, lượng chất béo này chỉ tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả, chiếm 16 – 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày. Vì thế, chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu.
Cũng cần nói thêm rằng, thời gian tiêu hóa của chất béo là lâu nhất không đồng nghĩa với khó tiêu vì vẫn tuân theo quá trình tiêu hóa của cơ thể. Tình trạng khó tiêu của cơ thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng sử dụng một số loại thuốc cho tới lối sống thiếu khoa học…
Còn nếu xét từ khía cạnh thực phẩm hay dinh dưỡng thì TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết: chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ.
Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu. Vì vậy, khi ăn uống, nên kết hợp sao cho đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất với một tỷ lệ cân đối, phù hợp.
Mì ăn liền để lâu được là do chất bảo quản?
Chúng ta thấy hạn sử dụng của mì ăn liền lên đến 5 – 6 tháng, nên nhiều người liền cho rằng thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản. Thế nhưng, trên thực tế mì ăn liền bảo quản được lâu là do bản thân sản phẩm có hàm lượng độ ẩm rất thấp và được đóng trong bao gói kín.
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, mì ăn liền áp dụng phương pháp làm khô sản phẩm, bằng cách chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất, giúp sản phẩm bảo quản được lâu. Vì thế, việc cho rằng mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản gây đầy bụng là chưa chính xác.
Chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng, không phải cứ nói tới chất phụ gia hay chất bảo quản là không tốt. Hiện nay, việc sử dụng chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng.
Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng và các vấn đề sức khoẻ. Vì thế người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng mì ăn liền.
Như vậy có thể kết luận rằng, nói mì ăn liền gây khó tiêu vì nhiều chất béo, nhiều chất bảo quản đều là những đồn thổi không có cơ sở khoa học.
Cách đơn giản nhất để tránh đầy bụng, khó tiêu là điều chỉnh lại lối sống, giải tỏa các áp lực lo âu, ăn chậm nhai kỹ, xây dựng các bữa ăn lành mạnh, cân đối và đầy đủ nhóm chất. Khi thưởng thức mì ăn liền nên bổ sung thêm thịt, hải sản, trứng, rau củ…để vừa hấp dẫn vừa cân đối về dinh dưỡng.