Liệu pháp hormone trị ung thư tuyến t.iền liệt làm tăng nguy cơ tim mạch

Một nghiên cứu mới đây cho thấy liệu pháp hormone có thể là cứu cánh cho bệnh nhân bệnh ung thư tuyến t.iền liệt, nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Liệu pháp hormon trong điều trị ung thư tuyến t.iền liệt còn được gọi là liệu pháp triệt androgen (ADT) hoặc liệu pháp ức chế androgen, để giảm mức độ nội tiết tố nam, được gọi là androgen trong cơ thể hoặc ngăn chặn chúng ảnh hưởng đến các tế bào ung thư tuyến t.iền liệt.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dùng liệu pháp này trong thời gian dài làm tăng nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến tim gần gấp 4 lần ở bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt và cũng khiến tim của họ giảm thể lực.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jingyi Gong, bác sĩ lâm sàng ở Boston, Mỹ cho biết: Dữ liệu của chúng tôi không kết luận rằng liệu pháp loại bỏ androgen làm suy yếu sức khỏe tim của tất cả mọi người. Thay vào đó, nó cho thấy rằng đối với những người có thể trạng tim mạch vốn không tốt, sức khỏe tim mạch của họ có nhiều khả năng sẽ xấu đi khi điều trị bằng phương pháp này.

Theo các nhà khoa học, các bác sĩ điều trị bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt có sức khỏe tim kém cần phải cảnh giác với các tác dụng phụ liên quan đến tim của ADT. Vấn đề quan trọng là đảm bảo bệnh nhân có thể được điều trị ung thư một cách an toàn.

Các nhà nghiên cứu cho biết cứ 9 nam giới thì có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến t.iền liệt. Đây là nguyên nhân thứ hai gây t.ử v.ong do ung thư ở nam giới Mỹ. ADT kết hợp với xạ trị là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư tuyến t.iền liệt. Ung thư tuyến t.iền liệt được kích thích bởi nội tiết tố androgen. Thuốc ngăn chặn sản xuất testosterone được sử dụng để giảm mức androgen trong cơ thể, với mục đích ngăn chặn ung thư.

Gần đây, việc sử dụng ADT kéo dài ở một số bệnh nhân đã trở nên phổ biến hơn, sau khi các nghiên cứu cho thấy việc duy trì điều trị bằng liệu pháp hormone sẽ cải thiện tình trạng bệnh ung thư. Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi nảy sinh về tác động dài hạn của liệu pháp hormone đối với sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu này đã theo dõi sức khỏe tim mạch của 616 bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt khi họ được điều trị bằng hormone trong gần 5 năm sau khi được chẩn đoán ung thư. Tất cả đều làm bài kiểm tra máy chạy bộ khi bắt đầu nghiên cứu để xác định mức độ hoạt động của tim ban đầu, cũng như được phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nguy cơ về tim mạch của họ.

Ngay từ đầu, gần 82% nam giới trong nhóm này có từ hai yếu tố nguy cơ về tim trở lên – hút thuốc, cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp cao, thừa cân, t.iền sử gia đình có vấn đề về tim, các triệu chứng của bệnh tim…

Khoảng 1/4 nam giới (150 người) được sử dụng ADT trước bài kiểm tra máy chạy bộ đầu tiên của họ và 51 người đã dùng liệu pháp hormone dài hạn. Hầu hết bệnh nhân tiếp xúc lâu dài với liệu pháp hormone (92%) có ít nhất hai yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông sử dụng ADT lâu dài có nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh liên quan đến tim cao gấp 3,8 lần trong thời gian theo dõi 5 năm. Nguy cơ đạt kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra máy chạy bộ tiếp theo cao hơn 2,7 lần.

Theo các nhà nghiên cứu, việc ngăn chặn sản xuất hormone nam gây ra một số thay đổi đối với cơ thể nam giới có thể làm sức khỏe tim mạch xấu đi. Đàn ông có xu hướng giảm khối lượng cơ nạc và tăng trọng lượng dư thừa dưới dạng mỡ khi mức testosterone của họ giảm xuống và tình trạng kháng insulin và mức cholesterol của họ cũng có thể tăng cao. Tất cả những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt.

Bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt có thể chống lại những tác động này bằng cách tuân theo một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách, bỏ hút thuốc, kiểm soát huyết áp và cholesterol, và giảm cân.

Nếu việc điều trị được chỉ định để tăng khả năng sống sót sau khi phát hiện ung thư, thì ít nhất những bệnh nhân này nên được khuyến khích duy trì hoạt động thể chất và kiểm soát các bệnh đi kèm của họ như tăng huyết áp và tiểu đường.

Bỗng dưng thấy bàn chân thay đổi theo 3 cách này, coi chừng bệnh ung thư đang phát triển trong cơ thể, cần lập tức đi khám

Nếu muốn biết bản thân liệu đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư hay không, bạn có thể nhìn xuống bàn chân, nếu không có 3 dấu hiệu dưới đây thì có thể phần nào yên tâm.

Nhờ sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại, chúng ta ngày càng có nhiều sự hiểu biết hơn về ung thư, đây dù là một căn bệnh đặc biệt nhưng hoàn toàn vẫn có thể điều trị được nếu chúng ta phát hiện sớm.

Tuy nhiên ung thư giai đoạn đầu thường bộc lộ rất ít dấu hiệu vì thế người bệnh thường dễ dàng bỏ qua nó và không kịp thời nắm bắt cơ hội để điều trị bệnh trong “thời điểm vàng”. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người nên bổ sung kiến thức về ung thư và thực hiện tầm soát bệnh kịp thời để có thể điều trị sớm, ngăn ngừa khối u di căn.

Chân là một trong những bộ phận mà cơ thể bộc lộ dấu hiệu nếu có bệnh ung thư.

Khi ung thư xuất hiện, cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu như chán ăn, sụt cân, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức… Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện 3 triệu chứng dưới đây ở bàn chân.

1. Chân xuất hiện khối u

Theo Sohu, nếu bỗng dưng bạn nhận thấy bàn chân xuất hiện khối u cứng, không rõ đường viền thì phải đề phòng khối u ác tính xuất hiện. Các bác sĩ nhắc nhở rằng ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt rất dễ di căn xương nên bạn cần cảnh giác các triệu chứng bất thường ở xương chân.

Chân tê nhức, sưng tấy cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư.

Ngoài ra, chân tê nhức, sưng tấy cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, khi tế bào ung thư di căn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn m.áu và gây ra phù nề trên cơ thể. Bàn chân là bộ phận cuối cùng của cơ thể vì thế cũng có thể coi là nơi nhận m.áu từ tim chậm trễ nhất, nếu quá trình lưu thông m.áu không trơn tru thì hiện tượng tê nhức, sưng tấy sẽ dễ xảy ra.

2. Móng chân bất thường

Khi cơ thể xuất hiện tế bào ung thư, móng tay cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ, móng tay có thể xuất hiện các đường dọc màu đen.

Xuất hiện đường màu đen trên móng chân hoặc móng tay là dấu hiệu nhận biết khối u ác tính dưới da

Theo Học viện Da liễu Mỹ (AAD), xuất hiện đường màu đen trên móng chân hoặc móng tay là dấu hiệu nhận biết khối u ác tính dưới da, chiếm 0,7 đến 3,5%. Sọc đen trên móng do u ác tính sẽ đen và rộng hơn theo thời gian, thậm chí khi bệnh ung thư tiến triển nặng thì các cạnh móng có thể có triệu chứng sưng, đau, c.hảy m.áu, chảy mủ và móng bị nứt tách ra. Theo các nghiên cứu, có khoảng 40 đến 55% trường hợp bị u hắc tố dưới móng được phát hiện ở chân.

Theo trang Reader’s Digest, chẩn đoán ung thư sớm rất quan trọng vì thế bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình cờ phát hiện đường sọc sẫm màu trên dọc m.áu chân hoặc móng tay mình.

3. Sưng, đau.. thậm chí gãy tay chân

Theo trung tâm y tế Mayo Clinic (Mỹ), bệnh ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ phần xương nào trong cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng nhiều nhất đến xương chậu hoặc xương ở chân, ở tay. Các triệu chứng của ung thư xương bao gồm đau xương, sưng, xương suy yếu dẫn đến gãy xương, mệt mỏi, giảm cân ngoài ý muốn… Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên ở xương chân thì nên kịp thời đến gặp bác sĩ để được khám bệnh.

Ngoài nắm được các triệu chứng thường gặp của ung thư, ngay từ hôm nay bạn cũng nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây để giảm nguy cơ mắc, bao gồm: Không hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên, hạn chế số lượng rượu, hạn chế số lượng bạn tình, duy trì cân nặng lý tưởng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn.

Đồng thời, nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày. Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần. Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *