Tôi chơi quần vợt, gần đây bị đau khớp khuỷu tay. Bác sĩ tư vấn giúp tôi, việc điều trị khớp này có khó không, trong thời gian bao lâu? Cảm ơn bác sĩ!
Lê Thành (Nam Định)
Ảnh minh họa
Khớp khuỷu tay là một khớp thường xuyên chịu các lực tác động cơ học tì đè trong các hoạt động, vì vậy nó rất dễ bị tổn thương, nhất là với trường hợp hoạt động thể thao. Để điều trị, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Với những trường hợp mới bị bệnh, mức độ tổn thương không nhiều có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau đây: cần để cho khớp khuỷu tay nghỉ ngơi (hạn chế hoạt động trong 1 – 2 tuần) càng nhiều càng tốt giúp giảm đau, giảm sưng. Chườm lạnh giúp giảm sưng, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương mô.
Cách làm: sử dụng một túi nước đá hoặc để đá trong chai nhựa chườm lên khuỷu tay trong vòng 15 – 20 phút, mỗi ngày làm 3 – 4 lần. Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay, sử dụng băng đàn hồi quấn quanh khuỷu tay để giữ ấm và giúp chuyển động khớp không bị vượt quá giới hạn. Kê cao khuỷu tay, việc nâng khuỷu tay ngang mức sẽ giúp giảm sưng và đau.
Có thể chống khuỷu tay trên gối hoặc chân để việc nâng lên dễ dàng và thoải mái hơn. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp làm giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác. Các phương pháp vật lý trị liệu (kích thích dòng điện qua da, nhiệt trị liệu, massage giảm đau) cũng làm giảm đau khớp khuỷu tay.
Hội chứng cổ vai và tư thế hằng ngày của bạn
Tình trạng cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ lan xuống vai, cánh tay hay bàn tay. Những cơn đau kéo dài khiến bạn bị hạn chế một số vận động thường ngày, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.
Nếu không tìm ra nguyên nhân và giải quyết sớm, sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tổn thương rễ thần kinh, bị chèn ép tủy cổ. Có thể dẫn đến teo cơ, liệt tứ chi, rối loạn phản xạ tiểu tiện. Đó chính là “hội chứng cổ vai”.
Nguyên nhân và đối tượng bị hội chứng cổ vai
Ngoài nguyên nhân do bị chấn thương hoặc bệnh tật, cơn đau của bạn có thể xuất phát từ việc lặp đi lặp lại các hoạt động gắng sức vùng cổ vai hoặc sự duy trì một tư thế sai trong khoảng thời gian dài, thường gặp như:
– Tư thế ngồi không đúng, làm việc vận động vùng cổ quá sức.
– Nằm ngủ gối đầu quá cao, nằm quá lâu ở một tư thế, ngủ gục trên bàn.
– Tập luyện thể thao một cách quá sức, không khởi động trước hoặc tập không đúng kỹ thuật.
Ai cũng có thể bị hội chứng cố vai, đặc biệt là những người có điều kiện làm việc đòi hỏi phải vận động vùng cổ nhiều giờ trong một tư thế cố định. Thường là nhân viên văn phòng, người lái xe, vận động viên…
Khi bạn thấy các biểu hiện đau kéo dài ở vùng cổ, bả vai, nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và định hướng phương pháp trị liệu thích hợp. Nếu nguyên nhân là chấn thương hoặc bệnh tật, có thể cần dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Nếu chỉ là những tư thế sai hằng ngày, sẽ có những cách đơn giản hơn cho bạn giúp hỗ trợ và cải thiện những cơn đau vùng cổ vai.
Tư thế hằng ngày liên quan đến hội chứng cổ vai
Khi bạn có tư thế lệch khỏi tư thế sinh lý bình thường, cột sống cổ sẽ bị đặt lên một áp lực và căng thẳng không cần thiết, khiến đường cong sinh lý bình thường của cột sống cổ từ từ thay đổi. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho đĩa đệm, dây chằng, căng cơ không cần thiết và mất cân bằng cơ bắp vùng cổ vai.
Chúng ta nên có tư thế tốt nhất để làm việc, ngồi, nằm tốt nhất.
Tư thế ngồi và làm việc:
– Nên ngả lưng tựa vào ghế, phần mông sát cuối ghế, lưng thẳng. Nhìn thẳng, giữ vai kéo về phía sau.
– Chọn chiều cao ghế của bạn để chân của bạn có thể đặt phẳng trên sàn.
– Khi làm việc, giữ cánh tay không vươn quá ngực. Khuỷu tay nên tựa vào tay vịn ghế
– Khoảng 30-45 phút, bạn đứng dậy đi lại, hít thở sâu, vươn vai và xoay cổ chậm hết biên độ.
Như vậy sẽ giúp cho cơ cột sống cổ được thư giãn tránh tình trạng bị quá tải, căng cứng.
– Hạn chế làm việc chỉ một bên, bẻ cổ, hay xoay cổ quá mạnh và nhanh.
Tư thế nằm:
– Nên cần có một tấm nệm, không nằm võng, nằm sấp.
– Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu – cổ – thân – chân, không nên nằm gối cao hoặc gối quá thấp.
– Nên nằm nghiêng bên trái, sẽ tốt cho tim và hạn chế trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Chân dưới co nhẹ gối và hơi đưa về phía trước. Chân trên hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt, trục đầu – cổ – thân hình thành một đường thẳng.
Việc thay đổi và duy trì các tư thế sinh lý đúng của cơ thế không phải là một phương pháp giải quyết hội chứng đau cổ vai một cách cấp tốc, phải có một thời gian dài tập luyện để mang lại hiệu quả. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ của một vài “công cụ” khác, trong đó quan trọng nhất là các bài tập thư giãn cho nhóm cơ vùng cổ vai, đặc biệt là yoga, trị liệu…