Kháng kháng sinh – Nhiều bệnh nhiễm khuẩn hiện không thể chữa được

Tổ chức Y tế thế giới cho biết rằng, do kháng kháng sinh (AMR), nhiều bệnh nhiễm khuẩn trước đây có thể được điều trị bằng kháng sinh hiện không thể chữa được nữa.

Theo WHO, những người bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh bằng cách giúp bệnh nhân hiểu rằng tiêm vắc xin đầy đủ, rửa tay đúng cách và quan hệ t.ình d.ục an toàn có thể giúp họ tránh mắc cách bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc.

Tất cả mọi người đều đóng vai trò trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh. Bạn có thể hành động. Hãy hành động.

Thuốc kháng sinh chỉ cần thiết để điều trị một số bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn như viêm phổi hay các bệnh có tình trạng n.hiễm t.rùng nặng hơn như n.hiễm t.rùng huyết. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh có tín hiệu tốt và tránh được tình trạng kháng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh không t.iêu d.iệt được virus cảm cúm! Đừng tự ý mua và dùng Thuốc Kháng Sinh khi chỉ bị cảm!

Từ ngày 18-24/11/2020, Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh trên thế giới (WAAW) được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tình trạng kháng kháng sinh (AMR) trên toàn cầu và khuyến khích cộng đồng, nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách xây dựng các thói quen tốt để tránh sự xuất hiện và lây lan thêm của các bệnh n.hiễm t.rùng kháng thuốc.

Khẩu hiệu cho năm 2020 là “Thuốc kháng sinh: Hãy cẩn thận khi sử dụng”, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Chủ đề cho lĩnh vực sức khỏe con người của WAAW 2020 là “Đoàn kết để gìn giữ các chất kháng sinh”.

Kháng thuốc xảy ra khi các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng trở nên miễn dịch với các loại thuốc điều trị bệnh do chúng gây ra hiện nay, như thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, thuốc chống nấm – các bệnh gây ra những vết thương nhỏ và n.hiễm t.rùng thông thường nhưng lại có nguy cơ gây t.ử v.ong. Tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do sử dụng quá nhiều các loại thuốc trên ở người hoặc trong chăn nuôi.

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng và cũng nguy hiểm không kém dịch COVID-19. Kháng thuốc kháng sinh là “một trong những mối đe dọa y học lớn nhất trong thời đại của chúng ta”.

Kháng thuốc kháng sinh đang đe dọa an ninh lương thực, phát triển kinh tế và khả năng chống chọi với bệnh tật của thế giới. Theo WHO, kháng thuốc dẫn đến tăng chi phí điều trị, điều trị thất bại, bệnh nặng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Mối nguy kháng thuốc do sử dụng kháng sinh bừa bãi

Tại Việt Nam, cứ 100 loại thuốc được sử dụng là có một loại kháng sinh, 1/3 bệnh nhân nội trú đang sử dụng kháng sinh không cần thiết, 90% các trường hợp mua thuốc kháng sinh tại hiệu thuốc không cần kê đơn.

Nếu không kịp thời quản lý việc sử dụng kháng sinh chặt chẽ, chúng ta sẽ không còn “vũ khí” để chiến đấu với những bệnh n.hiễm t.rùng.

Đó là cảnh báo của thạc sĩ – dược sĩ Huỳnh Phương Thảo, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Với tình trạng sử dụng kháng sinh như hiện nay, đến năm 2050 thế giới sẽ có 10 triệu người c.hết vì đề kháng kháng sinh.

Tự mua kháng sinh và mặc cả liều lượng sử dụng

Phó giáo sư – tiến sĩ Ngô Thị Hoa, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, cho biết có mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và đề kháng kháng sinh trên con người – Ảnh: Thanh Huyền

Bộ Y tế quy định thuốc kháng sinh phải có toa bác sĩ nhưng thực tế, người dân có thể dễ dàng tự mua kháng sinh ở các tiệm thuốc. Một số người còn tự thêm bớt số ngày sử dụng thuốc kháng sinh theo ý mình.

Tại tiệm thuốc tây khu vực chợ Tân Mỹ (Q.7), một phụ nữ chừng 30 t.uổi đậu xe máy bước vào mua thuốc. Chị chẳng cần toa bác sĩ, đọc luôn tên thuốc cho nhân viên: “Em bán cho chị ba ngày Augmentin 250g (ngày hai gói), siro ho, vitamin C”. Khi nhân viên hỏi mua thuốc cho ai, bị bệnh gì, dùng kháng sinh ba ngày chưa đủ liều, thông thường phải từ 5 – 7 ngày… thì chị này nói “cho con gái bốn t.uổi, mua ba ngày kháng sinh thôi, uống từng đó bớt bệnh ngưng được rồi, uống nhiều kháng sinh đâu tốt”.

Rồi chị giãi bày rằng, con gái tháng nào cũng bị viêm hô hấp trên, đi bác sĩ uống theo toa thuốc thấy khỏi nên khi bị bệnh chị cứ mua đúng những loại thuốc theo toa cũ cho con uống. Chị biết dùng kháng sinh không tốt nhưng nếu cho uống mỗi siro ho thì bệnh của bé cứ kéo dài, chỉ có kết hợp kháng sinh mới mau hết các triệu chứng ho và sổ mũi.

Sau đó, một phụ nữ khác ghé vào tiệm, miêu tả triệu chứng ho, sốt kéo dài không khỏi, nhân viên bán thuốc bảo nếu ho kèm sốt là dấu hiệu bội nhiễm phải dùng kháng sinh, chị bèn tự mặc cả liều dùng với người bán thuốc. T.iền thuốc bao gồm cả kháng sinh cho 5 ngày lên tới gần 300.000 đồng, trong đó t.iền thuốc kháng sinh chiếm hơn một nửa nên vị khách hàng tiếc rẻ, cho rằng nhân viên bán thuốc cố vẽ thêm cho mình tốn t.iền nhiều.

Liên quan tình trạng sử dụng kháng sinh không cần thiết gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, cho biết vẫn đang tồn tại thực trạng một số đoàn từ thiện tổ chức khám, tặng thuốc miễn phí và tặng luôn cả kháng sinh cho người dân. Điều này là không nên mặc dù có bác sĩ trong đoàn kê toa. Thực tế, không ít người dân khai nhiều triệu chứng, nhiều bệnh với bác sĩ của các đoàn từ thiện để được lấy nhiều bịch thuốc miễn phí về cất đi dùng dần.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, không riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mà tại nhiều khoa hồi sức tích cực của các bệnh viện đã ghi nhận tình trạng bệnh nhân đa kháng thuốc và kháng luôn cả với kháng sinh Colistin – được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị các bệnh lý n.hiễm t.rùng.

Đối với các trường hợp này, bệnh viện lập tức cách ly bệnh nhân vào phòng áp lực âm để vi khuẩn kháng thuốc không lây lan ra môi trường xung quanh và những bệnh nhân bên cạnh. Nếu đề kháng với tất cả loại kháng sinh thì cơ hội sống sót của bệnh nhân rất mong manh, chỉ có thể trông chờ vào đề kháng của chính cơ thể.

Đề kháng kháng sinh lây từ vật chăn nuôi qua người

Ngoài ra, mối nguy đề kháng kháng sinh trên con người còn có thể đến từ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Phó giáo sư – tiến sĩ Ngô Thị Hoa, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (đặt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM), đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và đề kháng kháng sinh trên con người.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc đơn vị này đã làm khảo sát trên 200 trại gà; khảo sát mẫu phân của gà, người trực tiếp chăn nuôi và cả những người sống trong vùng. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận kết quả 100% các trại gà có vi sinh đa kháng thuốc, tỷ lệ vi khuẩn E. Coli kháng với kháng sinh Tetracycline là 90%. Ngoài ra, hiện nay kháng sinh Colistin được dùng trong chăn nuôi rất phổ biến, có tới 33% người chăn nuôi tại các trại gà khảo sát có vi khuẩn kháng với kháng sinh Colistin. Ngay cả những dân cư trong vùng không liên quan trực tiếp tới các trại gà đó cũng cho tỷ lệ 10% bị nhiễm vi khuẩn E. Coli đề kháng với kháng sinh Colistin.

Ngay tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, thỉnh thoảng các bác sĩ cũng tiếp nhận bệnh nhân là người g.iết mổ heo bị lây nhiễm liên cầu khuẩn heo. Khi làm kháng sinh đồ và xét nghiệm, các bác sĩ thấy liên cầu khuẩn trên các bệnh nhân này đề kháng với loại kháng sinh rất lạ hay dùng trong nông nghiệp. Việt Nam là nước thứ sáu trên thế giới dùng nhiều kháng sinh trong nông nghiệp. Nếu vẫn dùng kháng sinh như hiện nay thì vào năm 2030 lượng kháng sinh trong nông nghiệp của Việt Nam sẽ tăng 157% so với thời điểm hiện tại.

Theo dược sĩ Huỳnh Phương Thảo, người dân và ngành y tế cần có ý thức và tích cực hơn nữa để hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh. Cụ thể, dùng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sĩ, đúng thời gian và đúng liều, phải phối hợp, xoay vòng kháng sinh. Cần có hệ thống giám sát toàn diện về kháng thuốc của quốc gia. Bởi hiện nay, với một ca n.hiễm t.rùng vào bệnh viện, các bác sĩ vẫn đang dùng cách cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh bao vây theo kinh nghiệm điều trị, điều này góp phần làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *