Nhiều người thường có thói quen ăn sáng xong rồi mới đ.ánh răng. Tuy nhiên, ăn sáng mà không đ.ánh răng sẽ khiến vi khuẩn theo thức ăn đi vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
Tiến sĩ Yuichiro Ogaki – Giám đốc Phòng khám Nha khoa và Chỉnh nha Soka Family ở Takasago, thành phố Soka, Nhật Bản mới đây đã có những chia sẻ về tác hại của việc không đ.ánh răng trước khi ăn sáng.
Tiến sĩ Yuichiro Ogaki – Giám đốc Phòng khám Nha khoa và Chỉnh nha Soka Family.
Theo đó, khi ngủ, các dây thần kinh phó giao cảm chịu trách nhiệm thư giãn sẽ ở trạng thái hoạt động, dẫn đến giảm tiết nước bọt ở miệng. Chính vì thế, nếu bạn mở miệng khi ngủ, miệng của bạn sẽ bị khô. Tác động trực tiếp nhất của chứng khô miệng là tác dụng tiết nước bọt trong miệng sẽ bị giảm, gây ra sự sinh sôi không mong muốn của vi khuẩn. Theo nghiên cứu, trong giấc ngủ mỗi đêm, lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở xấp xỉ 10 g chất thải.
Không đ.ánh răng trước khi ăn sáng tương đương với ăn 10g chất thải
Vi khuẩn và cơ thể có mối quan hệ cộng sinh. Tuy nhiên, đa phần các vi khuẩn sinh sôi trong môi trường khô hạn là vi khuẩn xấu. Những vi khuẩn xấu này có thể góp phần làm cho dạ dày yếu đi và sau khi vào dạ dày cùng với thức ăn, chúng sẽ trực tiếp đến ruột, làm suy giảm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Khi hệ vi khuẩn của đường ruột bị xáo trộn sẽ khiến khả năng miễn dịch bị giảm, tiết ra serotonin bất thường.
Chính vì thế, nếu bạn bỏ qua bước đ.ánh răng vào buổi sáng chẳng khác nào đưa vi khuẩn vào cơ thể gây hại cho sức khỏe.
Xây dựng thói quen đ.ánh răng trước và sau bữa ăn
Thói quen ăn uống hiện đại, hầu hết thức ăn đều mềm nên không những không loại bỏ được mảng bám răng mà còn thúc đẩy quá trình tích tụ mảng bám răng. Chính vì thế, bạn nên đ.ánh răng để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng trước khi ăn, đặc biệt là bữa sáng.
Áp lực công việc vào ban ngày khiến nước bọt của chúng ta sẽ bị nhớt dưới tác động của dây thần kinh giao cảm, làm giảm tác dụng rửa của nước bọt và khiến vi khuẩn sinh sôi. Vào buổi tối, sau một ngày ăn uống, mảng bám thức ăn và vi khuẩn sinh sôi vào ban ngày sẽ bám vào răng với một lượng lớn, điều này được khẳng định dựa trên kinh nghiệm làm nha sĩ nhiều năm của tôi.
Lúc này, nếu bạn đột ngột ăn tối, rất nhiều vi khuẩn sẽ được ăn cùng với nó. Vì vậy, nên đ.ánh răng nhẹ trước khi ăn, nếu chỉ súc miệng thì không thể loại bỏ mảng bám đã tích tụ lâu ngày.
Chải răng đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách toàn diện hơn – Ảnh: Minh họa
6 sai lầm khi đ.ánh răng bạn thường xuyên mắc phải
– Sử dụng không đúng loại bàn chải
Giáo sư Hewlett khuyến cáo, chọn một bàn chải đ.ánh răng có lông mềm có thể trượt dưới nướu của bạn và đ.ánh bật mọi mảng bám mắc kẹt ở đó. Nếu mảng bám không được loại bỏ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về lợi.
Sử dụng bàn chải lông cứng hoặc trung bình, cộng với việc sử dụng quá nhiều áp lực có thể khiến nướu co lại và lộ ra phần chân răng. Bởi vì bề mặt chân răng thường không được cứng như phần răng nhô ra có men phủ, chà xát khu vực này có thể khiến nó bị mòn nhanh hơn và gây ra sâu răng, giáo sư Hewlett cho biết.
– Không làm sạch răng vào đúng thời điểm trong ngày
“Bàn chải nên là thứ cuối cùng răng bạn chạm vào ban đêm” Edmond R. Hewlett, Bác sĩ phẫu thuật nha khoa, giáo sư tại trường đại học Nha khoa UCLA cho biết. Ăn vặt trước khi đi ngủ làm tăng đáng kể nguy cơ sâu răng nếu thức ăn vẫn được giữ lại giữa hai hàm răng của bạn.
Chải răng buổi sáng cũng không kém phần quan trọng. Việc sản xuất nước bọt (có tác dụng bảo vệ) trở nên chậm lại khi bạn đang ngủ, điều này thúc đẩy các vi khuẩn trong miệng nhân lên thậm chí còn nhanh hơn. Vì vậy, bạn cần chải răng đều đặn mỗi sáng, mỗi tối và đảm bảo dành 30 giây cho mỗi góc phần tư (răng phía trên bên trái, răng phía trên bên phải, tương tự với hàm dưới).
– Không súc miệng
Việc đ.ánh răng không giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những thứ có hại mà bạn chải ra khi đ.ánh răng. Vì vậy bạn cần súc miệng. Theo đó, bạn nên chọn những nước súc miệng không chứa cồn với hydrogen peroxide, theo lời khuyên của Bác sĩ phẫu thuật nha khoa Pia Lieb tại thành phố New York.
Nếu bạn không có những loại nước súc miệng trên, hãy làm việc đó với nước lọc, ít nhất là có còn hơn không.
– Thực hiện sai kỹ thuật đ.ánh răng
Một vài đường chải thẳng sẽ không tạo được hiệu quả mong muốn. Đặt phần tay cầm của bàn chải sao cho phần lông tạo ra một góc 30-45 độ khi chúng chạm vào mô nướu của bạn, nha sĩ Hewlett cho biết. Xoay cổ tay theo một chuyển động tròn để có hiệu quả loại bỏ các mảng bám.
Khi bạn chuyển ra đ.ánh mặt sau của răng cửa, hãy dựng bàn chải theo chiều dọc để chạm tới toàn bộ mặt răng tốt hơn. Và đảm bảo chú ý đặc biệt đến mặt sau của răng, bởi vì vùng này thường tiềm ẩn lượng mảng bám lớn nhất.
– Không thay bàn chải định kỳ
Các bác sĩ nha khoa khuyên nên mua bàn chải mới sau 3 đến 4 tháng sử dụng. Bởi sau khoảng thời gian này lớp lông bàn chải cũ sẽ không có hiệu quả loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Và nếu bạn đã bị bệnh, hãy thay mới bàn chải ngay lập tức. Vi khuẩn và vi rút còn lại từ một căn bệnh có thể bám vào bàn chải và có khả năng tái lây nhiễm lại cho bạn.
– Không làm sạch lưỡi
Lưỡi của bạn cũng là khu vực tiềm ẩn vô số vi khuẩn có hại. Thực phẩm hoặc những phần tử nhỏ có thể dễ dàng mắc lại trong các khe giữa các gai nhú trên bề mặt của lưỡi. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải cạo lưỡi hàng ngày.
Thời tiết khô hanh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe khoang miệng?
Khi giao mùa thu – đông xảy ra, nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng rất dễ xảy ra. Theo các bác sĩ thì sự mất cân bằng vi khuẩn do vệ sinh không đúng cách và thời tiết khô hanh là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Sức khỏe khoang miệng mùa khô hanh rất dễ bị ảnh hưởng và gây ra nhiều vấn đề như viêm loét miệng hay khô miệng,…
1. Cơ sở ảnh hưởng của thời tiết tới sức khỏe khoang miệng mùa khô hanh
Mặc dù nhiệt miệng hay viêm loét khoang miệng không phải là bệnh bị giới hạn về thời điểm mắc hay t.uổi tác người bệnh. Tuy nhiên dưới điều kiện khô hanh của thời tiết, một số thói quen sinh hoạt của bạn sẽ bị thay đổi dẫn tới sức khỏe khoang miệng bị ảnh hưởng.
Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe khaong miệng mùa khô hanh:
– Thói quen ít uống nước
Thực tế là khi trời lạnh hơn nhiều người có thói quen uống nước ít hơn dẫn tới miệng luôn ở trong trạng thái khô. Hơn nữa, khi cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ, có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch.
Việc lười uống nước khi trời lạnh có thể gây suy giảm sức khỏe khoang miệng (Ảnh: Internet)
– Vệ sinh răng miệng kém
Trời lạnh có thể khiến bạn lười hơn trong việc vệ sinh răng miệng vào buổi tối. Điều này vô tình gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng và gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch. Do vậy điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra loét/nhiệt miệng.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét miệng
Lúc mới bắt đầu, nốt nhiệt miệng xuất hiện dưới dạng các đốm có màu trắng kích thước nhỏ như đầu kim (khoảng 1mm – 2mm) ở niêm mạc khoang miệng. Sau đó nốt loét miệng sẽ tăng dần về kích thước và có cảm giác hơi mọng nước.
Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết loét sẽ có dấu hiệu trũng xuống (tương đối nông) rồi đạt đường kính 3 – 8 mm sau khoảng 3 – 4 ngày tiếp theo. Cá biệt có một số trường hợp vết loét miệng cũng có đường kính lên tới 10 mm.
Vết nhiệt miệng thường có màu trắng, nông đường kính từ 3 – 8 mm (Ảnh: Internet)
Vết nhiệt/loét miệng kéo dài bao lâu thì khỏi?
Thông thường thì vết nhiệt/loét miệng sẽ tự lành sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu kéo dài hơn bạn cần tới bệnh viện thăm khám và làm tầm soát bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư miệng/ung thư vòm họng.
Bị loét/nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Nhìn chung, vết loét, nhiệt miệng gây ra một số trở ngại trong ăn uống và sinh hoạt của người bệnh, mặc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên cảm giác đau rát trong khoang miệng không hề dễ chịu một chút nào.
Đó là chưa kể đến việc những vết loét miệng kéo dài lâu ngày tạo thành những vùng đỏ, có thể gây ra các biến chứng nặng như bị n.hiễm t.rùng hô hấp dẫn tới khó thở, suy hô hấp hay bị n.hiễm t.rùng m.áu hoặc suy giảm thị lực,…
Ngoài ra, khi khoang miệng bị các vi sinh vật tấn công sẽ sản sinh ra hợp chất lưu huỳnh gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới việc giao tiếp hàng ngày.
3. Cần làm gì khi bị viêm loét/nhiệt miệng?
Vết loét/nhiệt miệng thường lành tính và có thể tự lành sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên với các vết loét/nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu cho người bệnh thì cần phải được can thiệp y tế.
Một số phương pháp điều trị nhiệt miệng phổ biến là:
– Sử dụng nước súc miệng có chứa steroid dexamethasone (để giảm đau và viêm) hay capocaine (để giảm đau).
Súc miệng, vệ sinh khoang miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn (Ảnh: Internet)
– Dùng thuốc: Thuốc điều trị nhiệt miệng được chia thành 2 loại là dạng bôi trực tiếp và dạng uống. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dạng thuốc phù hợp.
Thuốc bôi nên được dùng ngay từ khi các vết loét/nhiệt miệng xuất hiện
Thuốc uống chữa nhiệt miệng sẽ được chỉ định khi vết loét/nhiệt miệng của bạn đang nghiêm trọng hơn và không đáp ứng với phương pháp điều trị tại chỗ.
– Đốt vết loét/nhiệt miệng
– Ngoài ra, người bị nhiệt miệng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý bổ sung acid folic, vitamin B16 và vitamin B12, thực phẩm giàu kẽm,…
4. Làm cách nào để ngăn ngừa bị viêm loét/nhiệt miệng thời điểm giao mùa?
Nhìn chung, các nốt nhiệt miệng rất dễ tái phát nên điều tốt nhất chính là có phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng từ đầu, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Cụ thể:
– Đ.ánh răng, vệ sinh lưỡi và khoang miệng hàng ngày bằng các dụng cụ và dung dịch chuyên dụng.
– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, hút t.huốc l.á hay sử dujg đồ uống có cồn. Điều này đặc biệt khuyến cáo đối với những người đang bị nhiệt miệng chưa khỏi
– Chế độ ăn uống giàu vitamin giúp vết thương chóng lành và cải thiện hệ miễn dịch
– Không nên vừa ăn vừa nói chuyện để giảm nguy cơ cắn vào lưỡi hay niêm mạc miệng, má
– Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh stress
– Khám sức khỏe răng miệng định kì, tốt nhất là 6 tháng một lần để chăm sóc và phát hiện những bất thường ở khu vực khoang miệng.