Gần đây tôi thấy trong miệng và má, trên lưỡi xuất hiện vạt trắng, không ngứa hay đau đớn gì, nhưng tôi có cảm giác đó là dấu hiệu bệnh. Có phải tôi bị nấm miệng, bệnh có lây không, nên điều trị thế nào?
Lê Thị Hòa (Bắc Giang)
Nấm miệng do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm sống trong miệng người, nhưng không gây hại khi hệ miễn dịch hoạt động tốt. Nhưng một khi hệ miễn dịch gặp vấn đề hoặc xảy ra sự mất cân bằng vi sinh vật sống trong cơ thể, sự phát triển của loại nấm này sẽ bị mất kiểm soát.
Ở giai đoạn đầu, nấm miệng không có triệu chứng. Nhưng ở những giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như sau: xuất hiện các vạt trắng hoặc vàng nhạt ở má trong, trên bề mặt lưỡi, trong họng, nướu hoặc môi, ra m.áu nếu cào mạnh vào những đốm này, cảm giác nóng trong miệng, cảm giác như có bông trong miệng, chốc mép, khó nuốt, có vị đắng trong miệng, giảm vị giác. Trong một số trường hợp, nấm miệng còn ảnh hưởng đến thực quản. Loại nấm gây ra bệnh nấm miệng cũng có thể gây nấm ở những bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh nấm miệng có thể truyền từ miệng người này sang miệng người khác qua tiếp xúc thân mật như hôn và tiếp tục phát triển gây bệnh nấm miệng nếu người bị truyền có miễn dịch kém. Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị cụ thể. Bạn nên tuân thủ chỉ định vì bệnh nấm rất khó điều trị triệt để, dễ tái phát.
Các giải pháp khắc phục bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ
Tưa miệng hay bệnh nấm miệng là bệnh n.hiễm t.rùng miệng do một loại nấm có tên là Candida albicans. Nấm miệng có thể lây truyền qua cho con bú hoặc khi hôn trẻ. Dưới đây là các giải pháp khắc phục bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ.
Ảnh: Boldsky
1. Cho trẻ dùng sữa chua không đường
Bệnh tưa miệng nhẹ có thể được chữa khỏi bằng cách cho bé ăn sữa chua không đường. Mặc dù sữa chua không phá hủy Candida albicans nhưng giúp cân bằng các vi khuẩn có lợi trong miệng của bé. Lưu ý: Chỉ cho trẻ sử dụng sữa chua không đường nếu bé đủ lớn để uống thức ăn đặc.
2. Hạn chế lượng đường từ mẹ
Nếu bạn là một bà mẹ cho con bú, hãy cố gắng hạn chế lượng đường sử dụng hằng ngày. Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy sự gia tăng glucose sẽ dẫn đến sự phát triển của candida từ nước bọt trong miệng của trẻ. Với người mẹ điều tiết lượng đường hàng ngày của mình, sẽ có một lượng glucose ít hơn cho em bé trong khi ăn, do đó sẽ kiểm soát tốt cường độ bệnh tưa miệng trong miệng của em bé.
3. Thường xuyên kiểm tra Candida trên ngực của mẹ
Nghiên cứu tương tự cho thấy sự hiện diện của Candida trên ngực của khoảng 34,55% phụ nữ cho con bú.
Vì thế, nếu bạn là một bà mẹ cho con bú và cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu ở núm vú trong khi cho con bú, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra về bệnh nấm candida. Vì bạn có thể vô tình gây ra bệnh tưa miệng cho bé.
4. Duy trì vệ sinh đúng cách
Luôn vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ ăn uống của trẻ. Làm sạch cẩn thận núm vú của chai và núm vú giả trước và sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, không để bé cho ngón tay hoặc bất kỳ đồ chơi nào vào miệng. Trẻ sơ sinh có một hệ thống miễn dịch đang phát triển. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, nhưng chúng thường giảm dần và tự hết trong vài ngày.
Tuy nhiên, khi đã dùng các biện pháp mà bé vẫn cảm thấy rất khó chịu hoặc không thể bú đúng cách thì các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có cách điều trị phù hợp.