Những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làm giảm t.uổi thọ của bạn.
Không ngủ đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ gây giảm t.uổi thọ. Đồ họa: Hồng Nhật
Đây là thói quen mà nhiều người trẻ phải đối mặt, tuy nhiên không phải ai cũng biết thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây giảm t.uổi thọ.
Nếu không ngủ đủ giấc mỗi đêm (8h đối với người trưởng thành) sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ chậm lại. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm và gây cản trở khả năng chống lại n.hiễm t.rùng và bệnh tật.
Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ làm cho bạn mệt mỏi, làm giảm trí nhớ và khả năng tập trung, rất nguy hiểm cho việc điều khiển xe và dễ gây tai nạn giao thông.
Ngồi làm việc nhiều giờ đồng hồ
Khi bạn ngồi làm việc quá lâu có thể tăng độ nhớt m.áu – hiện tượng m.áu không thể chảy tự do qua các động mạch. Ở chân có thể hình thành cục m.áu đông trong các tĩnh mạch sâu. Người bị tình trạng này dễ bị thuyên tắc phổi dẫn tới đột quỵ.
Do đó, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình.
Uống quá ít nước
Nước chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể và là thành phần quan trọng ở các cơ quan như não, gan và tim.
Thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, hạn chế khả năng đào thải độc tố. Đồng thời, tốc độ oxy hóa tế bào sẽ nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây giảm t.uổi thọ.
Lười tập luyện thể dục, thể thao
Tập thể dục là bí quyết “vàng” giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật
Một loạt các nghiên cứu được đăng trên Lancet cho biết cứ 10 người c.hết sớm thì có 1 người c.hết là do không tập thể dục. Nghiêm trọng hơn, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi năm có gần 250.000 ca t.ử v.ong do lười vận động.
Lười tập luyện thể thao khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái yếu ớt, hệ miễn dịch suy giảm, m.áu lưu thông kém, dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm như loãng xương, tim mạch, béo phì,…
Không lắng nghe cơ thể
Đa phần người Việt không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, điều này là nguyên nhân quan trọng làm giảm t.uổi thọ ở người.
Nhiều người có xu hướng xem nhẹ các triệu chứng cảm, sốt mà tự mua thuốc uống hoặc cố chịu đựng. Tuy nhiên, đây có thể là những triệu chứng nhẹ của những bệnh nguy hiểm, hoặc khi có các dấu hiệu nặng của bệnh mới bắt đầu đi khám, lúc này bệnh có thể đã chuyển biến xấu. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là điều vô cùng quan trọng.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây giảm t.uổi thọ. Đồ họa: Hồng Nhật
Căng thẳng là một phần tự nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia và Phúc lợi xã hội Phần Lan, việc bị căng thẳng mãn tính có thể làm t.uổi thọ giảm 2,8 năm đối với nam và 2,3 năm đối với nữ.
Để giảm bớt căng thẳng, bạn hãy cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, một vài phút tập thở, thiền định mỗi ngày ngay cả tại bàn làm việc có thể giúp thư giãn não bộ, giảm lo lắng và cải thiện sức khỏe của bạn về lâu dài.
5 thói quen xấu âm thầm “đánh cắp” t.uổi thọ của bạn, nếu muốn sống lâu khỏe mạnh hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt
Con người ai cũng muốn sống lâu mạnh khỏe, tuy nhiên, chúng ta vẫn vô tình mắc phải 5 thói quen xấu rút ngắn t.uổi thọ này mà không hề hay biết.
Từ thời xa xưa cho đến nay, sống lâu vốn được coi là một nét đáng quý và là mơ ước của biết bao người. Bởi thế mà ngày càng có nhiều người học hỏi theo chế độ ăn uống lành mạnh của Nhật Bản – quốc gia có t.uổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tuy nhiên, không chỉ có việc ăn cái gì mới quyết định đến t.uổi thọ của bạn mà lối sống, cách sinh hoạt nói chung cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến điều này.
Dưới đây là 5 thói quen xấu đang âm thầm “đánh cắp” t.uổi thọ mà nhiều người vẫn mắc phải, nếu muốn sống lâu khỏe mạnh hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt bởi đơn giản, bạn càng mắc ít bệnh, giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì bạn càng trường thọ.
1. Thường xuyên tức giận
Có thể bạn không biết rằng tức giận thường xuyên có thể làm tổn hại đến 5 cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tức giận có thể gây hại cho tim, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành, thiếu m.áu cục bộ cơ tim và nhồi m.áu cơ tim.
Trong khi đó, việc làm này cũng sẽ làm chức năng gan bị ngưng trệ, gây ra một loạt tổn hại, từ suy giảm chức năng điều hòa của gan dẫn đến tiêu chảy kém, tiêu chảy kém dẫn đến đường khí huyết không tốt, gây tăng sản và u xơ tử cung.
Đối với chức năng của lá lách và dạ dày, sự tức giận khiến 2 cơ quan này hoạt động không ổn định, làm tổn thương phổi, có thể dẫn đến thông khí quá mức và suy giảm chức năng phổi. Cuối cùng là thận, tức giận sẽ làm tổn thương tứ tạng phía trước, lâu ngày sẽ làm mất đi tinh khí của thận.
Đó cũng là lý do tại sao những người sống lâu khỏe mạnh hầu hết đều là người có tinh thần lạc quan, yêu đời, ít nổi nóng, cáu giận.
2. Hút thuốc và uống rượu
Thói quen xấu này là quá rõ ràng. Hút thuốc có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh tim mạch, mạch m.áu não. Nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành, đột quỵ, phình động mạch chủ và bệnh mạch m.áu ngoại vi, là một yếu tố nguy cơ độc lập của các bệnh tim mạch và mạch m.áu não.
Trong khi đó, một lượng nhỏ rượu có thể làm con người hưng phấn, làm cho não ở trạng thái hoạt động và có tác dụng trấn tĩnh nhất định. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu bia sẽ gây hại cho não bộ, giảm sự chú ý, tập trung và khả năng phán đoán của con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ; làm tổn thương dạ dày.
Bên cạnh đó, rượu hấp thụ qua đường tiêu hóa dễ gây viêm loét dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và làm c.hảy m.áu niêm, viêm dạ dày mãn tính dẫn đến tình trạng chán ăn, tiêu chảy lâu ngày có hại cho tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia lâu ngày sẽ gây xơ hóa cơ tim và mất tính đàn hồi, to tim, tăng cholesterol, tổn thương hệ tim mạch.
Do đó, chỉ cần không phạm phải thói quen xấu này, tất yếu cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, sự lão hóa chậm hơn và giúp bạn sống lâu hơn.
3. Lười vận động, ngồi lâu
Không hoạt động có thể gây đau nhức cơ thể, mệt mỏi, cứng cổ, chóng mặt và đau đầu. Nó cũng gây giảm lượng m.áu và suy giảm chức năng tim; chậm nhu động đường tiêu hóa và tiêu hóa chậm. Đồng thời, làm cho m.áu não cung cấp không đủ và suy giảm trí nhớ và tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
Ngồi lâu có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và hấp thụ kém đi đáng kể, làm buồn nôn, trào ngược axit, chướng bụng, tích tụ thức ăn hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa. Việc làm này cũng sẽ chèn ép dây thần kinh tọa và đĩa đệm thắt lưng, dẫn đến thoát vị hoặc sưng đĩa đệm thắt lưng.
Sâu xa hơn, việc ngồi lâu khiến khiến m.áu c.hảy kém ở chi dưới, huyết khối động mạch và tắc nghẽn mao mạch, gây ra hiện tượng tim mạch và mạch m.áu não do m.áu cung cấp không đủ, m.áu kém.
Vì vậy, bạn đừng nên lười vận động và ngồi quá lâu, hãy vận động thường xuyên để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, có như vậy mới sống lâu được.
4. Ăn quá nhiều
Việc ăn cái gì để sống lâu là quan trọng nhưng ăn như thế nào còn quan trọng hơn thế. Nếu ăn đồ bổ dưỡng quá dưỡng cũng có thể gây bệnh.
Nói chung, khi bạn ăn nhiều, nó có thể gây viêm tụy cấp, ngay cả khi không bị viêm tụy cấp nó cũng làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, phá hủy niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, trào ngược dạ dày, gây đau bụng, buồn nôn, nôn.
5. Thức khuya và ngủ không điều độ
Những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đều đặn sẽ dễ nổi nóng, cảm lạnh, mắc nhiều bệnh mãn tính và tăng nguy cơ ung thư. Do đó, chỉ cần tránh thức khuya và ngủ điều độ thì sức khỏe sẽ được cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch và giúp bạn sống lâu hơn.