Thông qua cách trẻ phản ứng với âm thanh, bố mẹ có thể đ.ánh giá phần nào năng lực thính giác của con mình.
Cứ 1000 trẻ sinh ra lại có 1 trường hợp khiếm thính
Mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Theo TS.BS Đinh Thúy Linh – Phó giám đốc Trung Tâm Sàng Lọc, Chẩn Đoán Trước Sinh và Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tình trạng khiếm thính ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đấy có cả những nguyên nhân về di truyền.
TS.BS Đinh Thúy Linh – Phó giám đốc Trung Tâm Sàng Lọc, Chẩn Đoán Trước Sinh và Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
BS Linh phân tích: “Cứ 1000 trẻ thì có 1 trẻ bị khiếm thính ở 1 hoặc cả 2 tai. Ngay cả trong trường hợp bố mẹ hoặc người thân trong gia đình không bị khiếm thính thì trẻ sinh ra vẫn có thể mắc bệnh này. Cần biết rằng, theo thống kê, hầu hết các trường hợp trẻ khiếm thính bẩm sinh đều được sinh ra trong các gia đình không có ai bị khiếm thính”.
Thêm vào đó, tình trạng mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh không thể được phát hiện thông qua siêu âm thai hay các biện pháp sàng lọc trước sinh. Do đó, việc sàng lọc thính lực sau sinh là cần thiết để phát hiện tình trạng này.
Mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này
“Trẻ bị mất thính lực còn có thể đối diện với nguy cơ không thể phát âm. Việc sàng lọc thính lực sau sinh sẽ cho phép phát hiện sớm tình trạng này, từ đó có những giải pháp can thiệp để trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh sau này”, BS Linh cho hay.
Sàng lọc thính lực được tiến hành như thế nào?
Theo BS Linh, trẻ nên được sàng lọc thính lực ngay sau khi sinh và kết quả sẽ có ngay tại thời điểm trẻ được sàng lọc. Sàng lọc thính lực hiện nay là một trong những sàng lọc quan trọng của chương trình sàng lọc sơ sinh cho trẻ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.
Trẻ nên được sàng lọc thính lực ngay sau khi sinh và kết quả sẽ có ngay tại thời điểm trẻ được sàng lọc
Hiện nay, có 2 phương pháp sàng lọc đang được áp dụng phổ biến là:
– Đo lường âm thanh từ ốc tai: Được sử dụng để xác định tai bé có phản ứng với âm thanh hay không.
– Đ.ánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não: Được sử dụng để đ.ánh giá thần kinh thính giác (dây thần kinh truyền âm thanh từ tai đến não) và phản ứng của não với âm thanh.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính lực bố mẹ cần biết
BS Linh khuyến cáo, các vị phụ huynh cần thường xuyên theo dõi trẻ và tự đ.ánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh, để có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng mất hoặc giảm thính lực ở trẻ.
BS Linh chia sẻ: “Việc theo dõi cần được thực hiện ngay cả với những trẻ đã có kết quả sàng lọc thính lực sau sinh ‘đạt/, vì có những trường hợp trẻ bị mất thính lực tăng dần, tại thời điểm sàng lọc sau sinh trẻ chưa có biểu hiện giảm thính lực rõ rệt”.
Dưới đây là những phản ứng với âm thanh theo lứa t.uổi ở trẻ bình thường, mà các vị phụ huynh có thể tham khảo:
– Ngay sau khi sinh: Bé sẽ bị giật mình bởi một tiếng động lớn đột ngột như tiếng vỗ tay hoặc tiếng đóng sầm cửa. Chớp mắt hoặc mở to mắt trước những âm thanh như vậy hoặc ngừng bú hoặc bé khóc.
– 1 tháng t.uổi: Bé bắt đầu nhận thấy những âm thanh kéo dài đột ngột như tiếng ồn của máy hút bụi. Tạm dừng và lắng nghe tiếng ồn khi chúng bắt đầu.
– 4 tháng t.uổi: Bé sẽ im lặng hoặc mỉm cười khi nghe thấy giọng nói quen thuộc ngay cả khi không thể nhìn thấy người nói và hướng mắt về phía giọng nói. Bé thể hiện sự phấn khích với âm thanh (ví dụ: giọng nói, tiếng bước chân).
– 7 tháng t.uổi: Bé phản ứng quay ngay lập tức với một giọng nói quen thuộc trong phòng (nếu không đang quá chú tâm vào việc hiện tại).
– 9 tháng t.uổi: Bé sẽ chăm chú lắng nghe những âm thanh quen thuộc hàng ngày và tìm kiếm những âm thanh rất yên tĩnh ngoài tầm nhìn.
– 12 tháng t.uổi: Bé sẽ có phản ứng với tên gọi của mình, cũng có thể phản hồi lại các câu như “không”, “bye bye”.
“Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ nhận thấy có điểm bất thường thì cần cho trẻ đi khám ngay, để có thể can thiệp sớm”, BS Linh nhấn mạnh.
Cả thai kỳ chỉ siêu âm 2 lần, mẹ đau thắt lòng khi nhìn đ.ứa t.rẻ ra đời
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu này chỉ siêu âm 2 lần tại một phòng khám gần nhà và kết quả đều cho thấy em bé khỏe mạnh bình thường.
Trong thời gian mang thai, siêu âm là hoạt động cần thiết để theo dõi tình hình phát triển của em bé, đồng thời sớm phát hiện những vấn đề bất thường để can thiệp kịp thời. Tuy vậy, vẫn có những bà mẹ chủ quan, không đi siêu âm đầy đủ và cuối cùng phải hối hận như trong câu chuyện dưới đây.
Bà mẹ họ Giang (28 t.uổi, sống tại Tây An, Trung Quốc) mang bầu bé thứ 2 khi bé đầu được hơn 2 t.uổi. Quá trình mang thai và sinh bé đầu rất dễ dàng, suôn sẻ nên đến lần thứ 2 này cô cũng rất thoải mái, không lo lắng nhiều. Thậm chí kể từ khi mang thai, mẹ bầu này chỉ siêu âm đúng 2 lần tại một phòng khám gần nhà, một lần khi mới mang bầu để xác định và một lần khi được hơn 20 tuần để xem giới tính em bé.
Mang thai không hề ốm nghén hay mệt mỏi gì, cô Giang vẫn vừa bán hàng online vừa chăm con lớn đến tận ngày đi đẻ. Bạn bè xung quanh còn phải ghen tị với cô vì mang bầu mà chẳng hề nặng nề, vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Ai cũng nghĩ rằng cô cũng sẽ có một ca sinh nhanh chóng và tốt đẹp như khi đẻ bé đầu lòng.
Bà mẹ này chỉ đi khám thai 2 lần tại một phòng khám gần nhà.
Và đúng là ca “vượt cạn” của bà mẹ này diễn ra không mấy khó khăn, nhưng đáng tiếc niềm vui không được trọn vẹn. Khi em bé được lấy ra khỏi bụng mẹ, các y bác sĩ đã phát hiện điều bất thường. Nữ y tá bế bé sơ sinh đến gần cho Giang xem mặt và nói: ” Em bé bị thiếu một bên bàn tay, chúng tôi sẽ đưa bé vào phòng chăm sóc đặc biệt để kiểm tra xem có gì nguy hiểm không”. Nghe những lời này, bà mẹ trẻ c.hết lặng trong giây lát rồi bắt đầu gào khóc. Cô không can tâm vì rõ ràng mình mang thai rất khỏe mạnh, sao có thể sinh con dị tật được.
Ngày hôm sau, em bé được đưa về với mẹ. Bác sĩ cho biết nguyên nhân gây dị tật cho bé được xác định là hội chứng dải sợi ối từ trong bụng mẹ. May mắn thay, ngoài bàn tay khiếm khuyết thì bé không gặp vấn đề gì khác về sức khỏe. Bác sĩ cũng cho biết đáng lẽ cô Giang nên đi siêu âm đầy đủ tại bệnh viện, nếu phát hiện sớm thì vẫn có cơ hội can thiệp vào hội chứng này. Nghe đến đây, cả bà mẹ mới sinh và cả gia đình chỉ biết ôm đầu hối hận.
Cô sinh một em bé khá bụ bẫm nhưng đáng tiếc bé thiếu một bàn tay.
Dải sợi ối là gì và nguy hiểm thế nào?
Dải sợi ối (hay còn gọi là vách ngăn buồng ối) là hiện tượng xuất hiện một hoặc nhiều sợi dây bắt ngang buồng ối. Cho đến nay, y học cũng chưa xác định được nguyên nhân nào khiến dải sợi ối xuất hiện. Chúng được xác định là xuất hiện ngẫu nhiên, không phải do di truyền, cũng không phải do bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe người mẹ tạo nên. Vì vậy, một người mẹ không may đã có một đứa con dị tật do dải sợi ối thì cũng không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.
Nếu sợi dây được xác định là không căng và dày thì có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các sợi này quấn vào cơ thể bé, khiến phần cơ thể đó không thể lưu thông m.áu. Nguy hiểm ở chỗ, nếu dải sợi ối quấn c.hặt t.ay chân có thể làm chân tay bị cắt cụt hoàn toàn. Còn nếu dải sợi ối bắt ngang qua khuôn mặt của em bé, nó có thể làm em bé bị hở hàm ếch. Cũng có rất nhiều trường hợp thương tâm vì dải sợi ối này mà em bé sinh ra với chân cà khoèo.
Nếu trường hợp của mẹ bị dải sợi ối nhưng đó là một đoạn căng và mảnh thì các mẹ không nên lo lắng vì trường hợp này ít có khả năng ảnh hưởng đến bé.