Chàng trai 29 t.uổi chăm tập thể thao không tin mình bị ung thư

Thường xuyên vận động, nếp sống điều độ nên chàng trai người Trung Quốc bất ngờ khi phát hiện bị ung thư đại trực tràng.

Zheng Yuan, 29 t.uổi, là giáo viên tiểu học ở Quảng Châu, Trung Quốc. Anh ăn uống điều độ, đến phòng tập thể dục hoặc chạy bộ hàng ngày, thỉnh thoảng tham gia các giải chạy nghiệp dư.

Cách đây 5 năm, anh Zheng bị tiêu chảy, chướng và đau bụng. Sau nhiều lần thăm khám, bác sĩ cho rằng anh bị hội chứng ruột kích thích, chỉ cần anh thư giãn và chú ý đến chế độ ăn uống.

Nhiều người tưởng khỏe mạnh có thể tiềm ẩn vấn đề bất ổn trong cơ thể. Ảnh minh họa: Runnersworld

Sau khi làm theo lời khuyên của bác sĩ, Zheng Yuan đã cải thiện được tình trạng sức khỏe. Trong những năm gần đây, anh không có triệu chứng rõ ràng nào khác ngoài tiêu chảy. Năm 2019, anh đi ngoài ra m.áu và đau lưng dữ dội.

Anh Zheng lại đến bệnh viện. Bác sĩ đã đề nghị anh nội soi sau khi hỏi về t.iền sử gia đình, thói quen sinh hoạt và các triệu chứng.

Kết quả cho thấy, anh bị ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Các tế bào ung thư đã di căn đến gan và phổi. Trải qua nhiều lần phẫu thuật và hóa trị, bệnh nhân vẫn không có tín hiệu khả quan.

Anh Zheng tự hỏi tại sao một người còn trẻ, sống quy củ, yêu thích tập thể dục như anh lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu kiểm tra kỹ ngay từ đầu, anh có thể ngăn chặn nguy cơ đó không?

Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến di truyền, chế độ ăn uống, môi trường và các yếu tố khác. Một số người quan tâm tới lối sống của bản thân, giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, chăm thể dục, vẫn có thể mắc bệnh.

Sự xuất hiện của ung thư là một quá trình rất phức tạp. Tập thể dục chỉ có thể nâng cao thể lực của một người chứ hoàn toàn không thể thải độc, chưa kể đến yếu tố di truyền.

Mọi người nên đi khám định kỳ để phát hiện các nguy cơ bệnh. Ảnh minh họa: Onmanorama

Ngoài ra, đối với người trung niên và cao t.uổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ suy giảm chức năng.

Tất cả các bệnh nghiêm trọng đều tiến triển từ triệu chứng nhỏ ban đầu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải để ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đừng nghĩ rằng bệnh vặt không gây ra chuyện.

Dưới đây là một số điểm bạn nên lưu ý để giảm bớt nguy cơ ung thư:

1. Tránh ăn quá nhiều

“Thà đói còn hơn quá no, gầy còn hơn béo”. Béo phì có thể gây ra nhiều loại bệnh và là yếu tố nguy cơ của ung thư ruột, thận và tuyến tụy. Đặc biệt những người thích ăn mỡ động vật, thịt đỏ và đồ chiên rán cần kiểm soát bản thân.

Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn no 70%, sau đó rời khỏi bàn ngay. Nếu ngồi lại trò chuyện, bạn có thể không kiểm soát được miệng của mình.

2. Tránh xa các chất gây ung thư

Nhiều thói quen xấu như ăn nhiều thịt, chất béo, bỏ rau, đã gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa. Người hút thuốc dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cho người hít phải khói thuốc.

Ngoài ra, viêm gan mạn tính có thể dần trở thành xơ gan và ung thư gan. Virus HPV lây qua quan hệ t.ình d.ục cũng là nguyên nhân góp phần gây ra ung thư cổ tử cung.

Những yếu tố ung thư này có thể ngăn chặn được.

3. Đi khám bệnh định kỳ

Nhiều người chăm vận động luôn cho rằng mình khỏe mạnh mà bỏ qua việc thăm khám. Điều này không hề đúng. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Tăng số lần khám sức khỏe sẽ tăng cơ hội phát hiện sớm khối u. Các khối u rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bệnh bất thường có thể xảy ra trong vòng một năm.

Hội đàm đa khoa về triệu chứng đau bụng

Đau bụng có thể là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tùy vào mức độ, vị trí cũng như các dấu hiệu đi kèm khác nhau mà cảnh báo các vấn đề khác nhau. Thăm khám kịp thời là việc cần thiết để bắt đúng bệnh, chấm dứt cơn đau, tránh hậu quả đáng tiếc.

Đau bụng có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe (ảnh minh họa)

Nhiều người mặc định rằng đau bụng chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa – suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Cơn đau là tín hiệu của những bất thường xảy ra tại các cơ quan nằm trong khoang bụng: cơ quan tiêu hóa (gồm dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, gan, hệ thống mật,…), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang) và cơ quan sinh sản ở phụ nữ (buồng trứng, tử cung,…).

Tuy nhiên việc giải mã tín hiệu này lại không hề dễ dàng. Những cơn đau bụng cảnh báo rất nhiều bệnh lý khác biệt tùy thuộc vào vị trí, mức độ đau và các triệu chứng đi kèm.

Tùy theo vị trí, mức độ và triệu chứng đi kèm, đau bụng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau

Chẳng hạn, đau thượng vị và bụng trái trên rốn thường bắt nguồn từ vấn đề tại dạ dày – tá tràng. Đau bụng trên bên phải có thể là bệnh về túi mật và gan. Đau xung quanh rốn đôi khi nghĩ đến các vấn đề của ruột, thận,…

Trong khi đó, đau bụng dưới rốn không loại trừ hội chứng ruột kích thích, bệnh tiết niệu, bệnh sản khoa, viêm ruột thừa,… Điều đáng nói, triệu chứng đau bụng còn liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cùng một vị trí đau nhưng các triệu chứng đi kèm (sốt, nôn, tiêu chảy, táo bón,…) khác nhau lại cảnh báo các bệnh lý khác nhau.

Như vậy, đau bụng là triệu chứng hết sức phức tạp. Đây chính là “lời kêu cứu” khẩn thiết của cơ thể, cảnh báo vấn đề bất thường về sức khỏe, mỗi người đều không thể xem nhẹ.

Xử trí ra sao khi gặp triệu chứng đau bụng?

Cơn đau kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo thời gian, các bệnh lý không được điều trị có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí phát triển thành ung thư.

Thực tế chỉ ra rằng, không ít người còn thờ ơ với những cơn đau vùng bụng. Họ âm thầm chịu đựng chờ cơn đau qua đi hoặc tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian, truyền miệng. Tâm lý chủ quan và e ngại đến bệnh viện thăm khám khiến người bệnh bỏ quên sự thật rằng: cơn đau có thể giảm đi và tạm thời biến mất nhưng bệnh lý nguyên nhân vẫn còn đó. Triệu chứng đau sẽ tiếp tục tái phát, tăng dần về tần suất và mức độ.

Thăm khám kịp thời với bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín giúp tìm ra nguồn gốc cơn đau, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm

Về cách xử trí khi gặp triệu chứng này, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình – Chuyên khoa Tiêu hóa Hệ thống Y tế Thu Cúc, nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: “Khoang bụng chứa nhiều cơ quan tối quan trọng. Một triệu chứng đau có thể liên quan đến nhiều loại bệnh lý ở nhiều cơ quan khác nhau.

Để xác định chính xác nguyên nhân đòi hỏi sự thăm khám của bác sĩ ở các chuyên khoa có liên quan cùng với phương pháp chẩn đoán tiên tiến. Người bệnh tuyệt đối không nên tự dự đoán bệnh hay tự ý điều trị. Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bắt chuẩn bệnh, xử lý đúng hướng, loại bỏ triệt để cơn đau.”

“Bắt” bệnh đau bụng cùng đội ngũ chuyên gia

Nhằm mang đến cho người dân cơ hội được tiếp cận và hội chẩn triệu chứng đau bụng cùng chuyên gia y tế nhiều lĩnh vực, Hệ thống Y tế Thu Cúc tổ chức Hội đàm chuyên gia “Chấm dứt nỗi đau kéo dài” vào ngày 18/11/2020 tại 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Bên cạnh đại diện khoa Tiêu hóa là Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình – nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Hội đàm còn quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành từ nhiều chuyên khoa gồm: nội khoa, tim mạch, gan mật, nội thần kinh, thận – tiết niệu, cơ xương khớp, tai mũi họng, ngoại khoa,…

Tại đây, người dân sẽ được thảo luận với đội ngũ chuyên gia, tìm hiểu ý nghĩa các tín hiệu cảnh báo của cơ thể trong đó có triệu chứng đau bụng. Điểm đặc biệt nhất của Hội đàm là các bác sĩ sẽ trực tiếp phân tích và hội chẩn một dấu hiệu bất thường trên nhiều góc độ chuyên khoa, từ đó tư vấn cho người dân hướng thăm khám hiệu quả, không để bệnh “lọt lưới”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *