Các bác sĩ của Bệnh viện 108 đã phẫu thuật thành công một ca viêm cột sống dính khớp biến dạng rất nặng nề, giúp bệnh nhân có hình dạng như “người cua” sau gần 20 năm đã có thể đi lại bình thường.
Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 phẫu thuật cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp biến dạng rất nặng nề
Chàng trai Q. quê Lạng Sơn được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 trong tình trạng khá thê thảm. Anh hoàn toàn không đi và đứng được do hai chân biến dạng đến mức đều xoay ngang ra, chân phải dạng 90 độ, chân trái dạng khoảng 80 độ, đi lại phải chống gậy mà rất khó khăn.
Gia đình cho biết, khi mới lên 4 t.uổi, Q. đã phải bước lê trên đất chứ không đi được như những đ.ứa t.rẻ bình thường. Gia đình đã đưa em đến một bệnh viện để điều trị, nhưng sau phẫu thuật, tình trạng bệnh không thuyên giảm. Q. chẳng những không đi được mà cũng không thể đạp xe đến trường.
Năm 15 t.uổi, Q. tiếp tục phải trải qua một cuộc phẫu thuật khớp gối. Nhưng sau mổ, bị đau nên Q. không thể vận động được, các cơ bị teo dẫn đến phải nằm liệt giường. Vì thế, chẳng những việc học hành phải dừng lại, mà mọi sinh hoạt cá nhân, từ tắm rửa đến vệ sinh của Q đều do bố mẹ hỗ trợ. Hơn một năm sau, gia đình quyết định đưa Q. đi tập phục hồi chức năng, nên Q. tự đi được nhưng vẫn phải chống gậy.
Bệnh nhân trước khi mổ
Thấy bố mẹ ngày càng già đi mà vẫn phải phục vụ mình, còn mình càng lớn, lại càng trở thành gánh nặng cho bố mẹ, Q. đã khóc rất nhiều vì buồn, vì tủi thân và vì thương bố mẹ.
Một lần nữa, gia đình lại quyết tâm cứu chữa cho đứa con trai tật nguyền. Sau khi tư vấn nhiều nơi, tháng 11/2020, bố mẹ Q. đã đưa con đến Bệnh viện TWQĐ 108. Các bác sĩ của Bệnh viện xác định Q. bị viêm cột sống dính khớp, có điều, đây là ca đầu tiên bị viêm cột sống dính khớp biến dạng nặng nề đến dị thường. Thông thường, bệnh nhân viêm cột sống dính khớp vẫn có thể đi được hoặc dùng nạng, nhưng Q. bị nặng đến mức phải dùng gậy chống để đu người ra phía trước, chứ không thể đi được.
Chăm sóc cho bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp biến dạng nặng nề sau ca mổ
Điều đáng nói là với sự di dạng bất thường của bệnh nhân, các thầy thuốc đã gặp rất nhiều khó khăn khi xử trí và đã phải tiến hành một ca mổ cũng hoàn toàn khác biệt.
TS. Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật khớp, người trực tiếp thực hiện ca mổ – cho biết: “Chúng tôi mổ và thay khớp háng 2 chân đồng thời cho bệnh nhân không phải là đường mổ thông thường, mà phải chọn đường mổ trước – ngoài, để có thể quan sát được hết bờ ổ cối, cổ xương đùi dính chặt, giúp đảm bảo cắt xương, lắp khớp chính xác nhất cũng như kiểm soát tốt phần mềm mặt trước và mặt ngoài khớp háng.
Cùng với những khó khăn về xương, chúng tôi còn gặp khó khăn về phần mềm xơ cứng của bệnh nhân vì rất phức tạp, do khớp háng của bệnh nhân bị dính quá lâu, phần mềm co rút, nên khi thay khớp phải cân bằng được phần mềm đảm bảo khớp nhân tạo thật vững, để sau mổ, bệnh nhân có thể vận động bình thường”.
Bệnh nhân tập đi sau ca mổ được vài ngày
Cũng theo TS. Dũng, do đây là ca phẫu thuật rất phức tạp, nên các bác sĩ phải lên kế hoạch chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng. Vì chân của Q. bị khuỳnh ngang ra rất rộng, không thể chụp CT được để đ.ánh giá hết cấu trúc và biến dạng xương, buộc các bác sĩ phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm trên phim X-quang. Bên cạnh đó, bệnh nhân không thể nằm nghiêng được do khớp háng cứng ở tư thế dạng, nên các bác sĩ phải lắp đặt một kiểu bàn mổ khác biệt cho bệnh nhân. Thậm chí trước khi phẫu thuật, các bác sỹ đã phải nằm thử trên bàn mổ đó để tính toán làm sao mổ được cho bệnh nhân.
Với những phẫu thuật viên có trình độ và giàu kinh nghiệm, ca phẫu thuật đặc biệt đã thành công. Sau ca mổ, hai chân và khớp háng của bệnh nhân duỗi thẳng, cổ chân, khớp gối và khớp háng không có dấu hiệu tổn thương thần kinh. Chỉ 2 ngày sau phẫu thuật, Q. đã đứng lên được và chưa đầy 2 tuần sau phẫu thuật điều kỳ diệu đã xảy ra: Q. bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên.
Thay cho những giọt nước mắt nghẹn ngào vì buồn tủi trước khi mổ, lần này, những giọt nước mắt của Q. xen lẫn cả nụ cười hạnh phúc: “Từ trước đến giờ, em chưa được tự đi lần nào, toàn phải dựa vào gậy. Bây giờ tự bước đi trên đôi chân của mình, em rất sung sướng và hy vọng sớm hồi phục để đi lại được như người bình thường và có thể phụ giúp ba mẹ”.
Nhiều người tập bò để chữa bệnh: Bác sĩ khuyên 4 nhóm người rất phù hợp để tập theo
Bài tập bò này bắt đầu từ một nhóm người cao t.uổi ở Trung Quốc và sau đó càng ngày càng có nhiều người tập theo. Những ai thì nên tập và có tác dụng ra sao?
Bạn có ngạc nhiên không khi nhìn thấy một cụ già đang bò như thế này trên đường?
Gần đây, nhóm người trung niên và cao t.uổi xuất hiện ở các công viên lớn ở Quảng Châu để “bò tập thể dục”. Một nhóm người đeo găng tay, bò, vừa bò di chuyển vừa lắc đầu hết lần này đến lần khác trở thành một phong trào dưỡng sinh thú vị tại công viên với phong cách mới.
Những năm gần đây, có rất nhiều người tham gia các hoạt động thể dục tại công viên với hình thức tập bò xuất hiện ở các công viên ở Sơn Đông, Thiểm Tây, Hà Nam và những nơi khác của Trung Quốc. Bài tập này còn được gọi là “Người nhện”. Một số cư dân mạng cho rằng, họ cũng đang tập bò nhưng không biết bài tập này có thực sự khoa học hay không?
Để đi tìm câu trả lời, các phóng viên đã tìm gặp bác sĩ Vương Vu Lãnh (Wang Yuling) – Giám đốc Khoa Y học Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Liên kết thứ Sáu của Đại học Trung Sơn (TQ) cho biết, trong tài liệu “Kịch Ngũ Thú” của danh y Hoa Đà có các động tác bắt chước cách trườn của động vật, có thể vận động một số cơ thường ít sử dụng hơn, đồng thời tăng cường các cơ và các bộ phận mô như dây chằng và xương.
Những ai thì có thể tập bài tập này?
Vào đầu thế kỷ 20, bác sĩ người Đức Karap đã lấy cảm hứng từ việc mèo trườn và tạo ra liệu pháp bò. Đây là cách tập thể dục đơn giản và tiện lợi, phù hợp với 4 kiểu người sau đây:
1, Bệnh nhân bị bệnh khớp
Chạy, đi bộ đường dài, leo cầu thang,… đều dễ bị mòn khớp gối. Nhưng khi tập bò, sẽ giảm tải sức nặng của cả cơ thể chia đều xuống chân tay. Khi vận động, cột sống thắt lưng, hông, đầu gối, cổ chân và các khớp dễ bị tổn thương khác đều không chịu tải, vì vậy mà động tác bò này có tác dụng phân bổ lực đều lên các cơ quan khác nhau, giảm tải sức nặng cho khớp.
2, Bệnh nhân mắc bệnh đau vùng thắt lưng
Khi bò, trọng lượng của cả cơ thể sẽ được phân bổ xuống các chi, ngoài tác dụng giảm gánh nặng cho cột sống cổ và thắt lưng còn có thể kéo giãn cột sống và giảm tổn thương cho cột sống.
Trong khi bò, bạn cần ngẩng cao đầu về phía trước và thỉnh thoảng quay sang trái phải để vận động cột sống cổ.
3, Bệnh nhân bệnh tim và não
Những người thích bò đã tiết lộ rằng khi họ bò đặc biệt có lợi cho tim mạch và mạch m.áu não.
Trên thực tế, miễn là vận động hợp lý sẽ có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn m.áu và cung cấp m.áu cho tim và não.
Khi bò, đầu và thân nằm trên cùng một mặt phẳng, có thể thúc đẩy tuần hoàn m.áu lên não, giảm gánh nặng cho tim, cải thiện quá trình cung cấp m.áu cho tim mạch và mạch m.áu não.
4, Những người cần cải thiện sức mạnh của cơ thể
Bò giúp vận động các cơ tay chân, ngoài ra khi bò bạn cũng cần hóp bụng, co duỗi cơ bụng và trực tràng cùng cơ lưng rất tốt, có tác dụng tăng cường sức mạnh tay chân, tăng cường sức mạnh cho lưng dưới và khi kết hợp với phương pháp thở đúng thì cơ của hệ hô hấp cũng có thể được tập luyện rất tốt.
Sức khỏe xương khớp, cột sống của người cao t.uổi ngày càng giảm sút, thường xuyên bị ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối…
Vì vậy, môn thể thao này được người cao t.uổi ưa chuộng. Nhưng tập thể dục cần phải làm những gì bạn có thể, tùy theo sức của mình và hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể để tập đúng cách.