Sỏi túi mật thuộc dạng bệnh lý hiếm khi gây ra những triệu chứng khốc liệt. Tuy nhiên, chứng bệnh này cũng gây ra một số biến chứng nguy hiểm nên cần đề phòng cũng như phát hiện và điều trị kịp thời.
Túi mật và nguyên nhân gây sỏi túi mật
Túi mật là một cơ quan dạng túi thuộc hệ thống dẫn mật có chức năng chứa đựng, cô đặc và tống xuất dịch mật theo nhịp độ hoạt động của hệ tiêu hoá. Túi mật được nối thông với ống mật chủ bởi ống túi mật. Dịch mật giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và thuần hóa hàng loạt vitamin.
Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật, cơ quan thực hiện vai trò bảo quản và làm cô đọng mật, có tạo dáng hình trái lê kéo dài. Sự hiện diện chất béo trong thức ăn được tiêu hóa khởi động phản ứng hormone gây ra co thắt túi mật, tiếp theo mật được đổ vào ruột.
Khám cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol; ở Việt Nam phần lớn là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Cholesterol kết tinh ở dạng cục nhỏ khi túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả năng hòa tan muối mật.
Nguyên nhân tình trạng ứ trệ cũng có thể vì hoạt động bất thường của túi mật. Sỏi túi mật trở thành nguồn gốc tình trạng bệnh lý khi chúng làm tắc ống túi mật hay gây viêm túi mật.
Tỷ lệ phụ nữ mắc cao hơn nam giới
Ở nữ giới, hormone estrogen làm gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật; progesteron làm chậm tốc độ giải phóng túi mật. Trước 40 t.uổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ cao gần gấp ba lần nam giới; sau t.uổi 60 xác suất mắc chứng bệnh này ở phụ nữ tăng không đáng kể, do các hormone nói trên suy giảm.
Liệu pháp hormone thay thế (estrogen) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Viên ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật, nhất là trong mười năm đầu sử dụng.
Yếu tố nguy cơ nữa là tình trạng béo phì: Những mô trong cơ thể chứa mỡ nhiều hơn cũng sản xuất nhiều estrogen hơn.
Nguy cơ cũng gia tăng trong trường hợp sụt cân đột ngột; bởi thực đơn nghèo năng lượng kìm hãm cơ chế sản xuất mật – yếu tố khiến cho quá trình kết tủa cholesterol diễn ra nhanh hơn.
Nguyên nhân tiếp theo tiếp tay cho sự xuất hiện của sỏi túi mật là đái tháo đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột – trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống.
Triệu chứng và điều trị
Đa số đối tượng bị sỏi túi mật đã kết tủa không hề hay biết, thường được tình cờ phát hiện trong những dịp đi khám các bệnh khám và được chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.
Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.
Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn – tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo.
Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng (bệnh nhân thường liên tưởng đến nhát dao chọc ngoáy) hoặc nhức nhối và căng phồng. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng (ở độ cao thận) hoặc cánh tay phải. Không loại trừ kém theo tình trạng buồn nôn và nôn.
Cơn đau thuyên giảm, khi túi mật trở lại trạng thái bình thường. Sỏi túi mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp…
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi hiện được xem như là phương pháp được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật. Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng hoặc biến chứng.
Cơ chế tiết mật có thể hoạt động bình thường sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật; buồng gan vẫn tiếp tục sản xuất đủ dịch mật, để duy trì quá trình tiêu hóa sinh lý học. Sau khi cắt túi mật, dịch mật chảy trực tiếp vào ruột bằng đường dẫn mật chung.
Trường hợp thời gian dài trong ruột không có thức ăn, sự hiện diện của dịch mật có thể dẫn đến tiêu chảy. Khi đó có thể ngăn ngừa bằng thuốc phát huy tác dụng “gom” axít mật và làm đặc mật dựa trên nền cholestyramin.
Hạn chế sỏi mật bằng cách hàng ngày cần ăn ba bữa cân bằng; duy trì cân nặng không vượt quá chuẩn; mực dành cho lứa t.uổi; thường xuyên tập luyện thể thao (đi bộ) thời gian tối thiểu 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch tính mạng do sỏi túi mật
Bệnh nhân N.T.M.H. (46 t.uổi, ở tỉnh Vĩnh Long) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, sốt, mệt, khó thở, bụng chướng.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa áp dụng kỹ thuật dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da, dưới hướng dẫn của siêu âm, cứu sống một trường hợp sỏi kẹt cổ túi mật biến chứng viêm túi mật cấp kèm nhiều bệnh lý van tim, di chứng tai biến mạch m.áu não, rối loạn đông m.áu và cường giáp (Basedow nặng), nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Bác sĩ CKII La Văn Phú thăm khám người bệnh sau thủ thuật.
Bệnh nhân N.T.M.H. (46 t.uổi, ở tỉnh Vĩnh Long) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, sốt, mệt, khó thở, bụng chướng. Qua hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm m.áu, siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm túi mật cấp do sỏi kẹt cổ túi mật trên nền suy tim, Basedow (cường giáp) tái phát, rối loạn đông m.áu, di chứng nhồi m.áu não.
Các bác sĩ hội chẩn, thống nhất xử trí dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, chỉ cần gây tê tại chỗ, dưới hướng dẫn của siêu sâm, luồn ống vào lòng túi mật dẫn lưu dịch mật, tránh tình trạng túi mật căng, vỡ dịch mật viêm, chảy vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
Sau hơn một ngày dẫn lưu, tình trạng n.hiễm t.rùng của bệnh nhân cải thiện rõ, bớt đau bụng, hết sốt, bụng mềm, xét nghiệm cho thấy các chỉ số n.hiễm t.rùng giảm. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội tiết tiếp tục điều trị để kiểm soát tình trạng cường giáp cũng như các bệnh lý nội khoa khác.