Mệt mỏi, sợ lạnh, cân nặng tăng vọt, người phụ nữ phải uống thuốc cả đời vì mắc căn bệnh này

Sau khi bác sĩ cho bệnh nhân bổ sung hormone T4 (Thyroxine), các triệu chứng của bệnh nhân đã cải thiện.

Bác sĩ Quách Nhã Văn, khoa nội tiết, bệnh viện Taipei City Hospital, chia sẻ về trường hợp một phụ nữ (35 t.uổi) sống tại Đài Bắc, Đài Loan, đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón, cân nặng tăng vọt, rối loạn k.inh n.guyệt.

Ảnh minh họa

Kết quả khám phát hiện bệnh nhân không chỉ bị bướu cổ mà xét nghiệm m.áu cũng cho thấy hormone T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra suy giảm, nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) tăng cao, kháng thể thyroglobulin (anti-Tg) và kháng thể kháng peroxidase tuyến giáp (anti-TPO) cũng cao hơn mức bình thường.

Kết quả hội chẩn bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Sau khi bác sĩ cho bệnh nhân bổ sung hormone T4 (Thyroxine), các triệu chứng của bệnh nhân đã cải thiện.

Bác sĩ Quách giải thích, bệnh xảy ra do tuyến giáp không tiết đủ hormone T4 (Thyroxine) dẫn đến suy giáp, và hầu hết nguyên nhân là do các vấn đề về tuyến giáp hoặc một phần bệnh lý do vùng dưới đồi hoặc tuyến yên gây ra.

Bác sĩ cảnh báo các triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto bao gồm: Mệt mỏi, suy nhược, sợ lạnh, táo bón, tăng cân, tóc xù dễ rụng, trí nhớ kém, phản ứng chậm, k.inh n.guyệt không đều, tim đ.ập chậm, v.v. Nói chung, chẩn đoán chức năng tuyến giáp có thể được thực hiện bằng cách xét nghiệm m.áu.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh nhân cần bổ sung hormone T4 (Thyroxine), hầu hết bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời, trừ một số trường hợp người bệnh bị suy giáp tạm thời. Khi bạn có biểu hiện sức khỏe liên quan đến chức năng tuyến giáp thì cần đến bệnh viện khám. Nếu bạn đang dùng liệu pháp bổ sung hormone T4 (Thyroxine), bạn phải nhớ uống thuốc đúng giờ và tái khám để xét nghiệm m.áu thường xuyên.

Viêm tuyến giáp Hashimoto, hay còn gọi là bệnh Hashimoto, là một bệnh tự miễn, do rối loạn hệ miễn dịch làm nó chống lại chính mô của cơ thể. Đối với bệnh Hashimoto, mô chính là tuyến giáp. Nó sẽ dẫn đến bệnh nhược giáp, là một tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất được các hormone mà cơ thể cần.

Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Các ghi nhận ở dịch tễ học cho thấy bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto ngày càng trở nên phổ biến, tần suất có chiều hướng gia tăng. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn, lên đến 90%. Có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng thông thường là từ 30-60 t.uổi, có yếu tố gia đình.

Bệnh có thể xảy ra cùng với một số bệnh tự miễn khác như: Thiếu m.áu ác tính, đái tháo đường, teo tuyến thượng thận, xơ gan, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, bạc tóc sớm, suy buồng trứng.

Các dấu hiệu của bệnh Viêm tuyến giáp Hashimoto

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm, qua nhiều năm sẽ dẫn đến suy giáp.

Khi nhận ra các dấu hiệu của bệnh, đa số các bệnh nhân đã đi vào tình trạng suy giáp. Vì thế, các dấu hiệu nhận biết bệnh chủ yếu là từ suy giáp mà ra:

Mệt mỏi ở cường độ mạnh, sợ lạnh, táo bón nặng.

Da khô, tái nhợt, mặt phù tròn, khàn giọng.

Tăng cân không rõ lý do mặc dù chán ăn.

Đau cơ, cứng cơ ở vị trí vai và đùi.

Đối với nữ sẽ bị rối loạn k.inh n.guyệt, thường là rong kinh.

Trầm cảm, buồn ngủ.

Đặc biệt, tuyến giáp thường bị to hoặc bị teo nhỏ lại.

Trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp lại.

Các bệnh viêm tuyến giáp

Viêm giáp (viêm tuyến giáp) là tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp. Đây là một tuyến nhỏ ở dưới cổ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quá trình chuyển hóa. Viêm có thể dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc giảm hoạt động (suy giáp).

Viêm tuyến giáp là biểu hiện viêm tại tuyến giáp mà trước đây là lành tính

Viêm tuyến giáp gồm: viêm giáp cấp, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp xơ hóa Riedel.

Viêm tuyến giáp cấp

Nguyên nhân do vi trùng xâm nhập từ vùng lân cận: viêm hầu họng, n.hiễm t.rùng vùng đầu cổ, qua đường m.áu. Ở Việt Nam: vi trùng xâm nhập trực tiếp qua vùng cổ. Một số trường hợp viêm nhiễm hiếm có thể đưa đến áp xe lạnh như: giang mai, lao, nấm.

Bệnh nhân có các biểu hiện:

Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi

Triệu chứng n.hiễm t.rùng

Đau vùng tuyến giáp, khó nói, khó nuốt

Tổ chức viêm tại nơi vi trùng xâm nhập, áp xe hóa một bên hoặc cả hai bên, da trên bướu phù nề, ấm, hạch bạch huyết vùng cổ sưng to

Điều trị viêm tuyến giáp cấp bằng: kháng sinh nên chọn kháng sinh thế hệ III, giảm đau nonsteroid, chích rạch tháo mủ, bổ sung các vitamin cần thiết. Một số trường hợp điều trị các bệnh phối hợp nếu có hoặc bệnh thường khỏi không để lại di chứng.

Viêm tuyến giáp bán cấp

Viêm tuyến giáp bán cấp còn được coi là viêm giáp do virus, thường xảy ra sau nhiễm virus vài tuần lễ. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân nữ ở độ t.uổi khoảng 40-50 t.uổi, xuất hiện H/C cúm, mệt đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng. Triệu chứng chung mà người bệnh hay gặp là: mệt, sút cân, đau mỏi cơ, sốt nhẹ. Bệnh đôi khi tự khỏi nên điều trị chủ yếu triệu chứng và tùy vào tình trạng bệnh có các phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto

Còn có tên là viêm giáp tự miễn, là bệnh tự miễn dịch, có thể suy giáp. Bệnh thường gặp ở nữ có t.iền sử gia đình có bướu cổ, suy giáp, bệnh Basedow, Hashimoto, suy tuyến thượng thận mạn nguyên phát, ĐTĐ typ 1, viêm khớp dạng thấp, viêm vòi trứng tự miễn, bệnh tự miễn khác.

Bướu giáp có thể được phát hiện tình cờ:

To đều, cứng chắc, gồ ghề.

Kích thước không đều.

Không đau, di động khi nuốt, có thể có hạch ngoại vi nhưng ít gặp.

Bướu lớn có thể có dấu hiệu chèn ép và làm khán tiếng.

Bệnh được điều trị phụ thuộc vào cường độ suy giáp:

Tuyến giáp bé không có triệu chứng không cần điều trị

Tuyến giáp to, triệu chứng suy giáp rõ, điều trị giống suy giáp

Viêm tuyến giáp mạn tính xơ hóa Riedel

Bệnh được mô tả năm 1896, bệnh hiếm gặp, không có biểu hiện viêm, cũng không có biểu hiện tự miễn, có sự xâm nhập xơ toàn bộ tuyến giáp.

Bệnh thường gặp ở nữ từ 30 – 60 t.uổi, tuyến giáp cứng do sự xâm lấn xơ. Xơ có thể xâm lấn vào phía trước cổ và cơ quan lân cận vận động cổ khó, hoặc xuất hiện chèn ép, khó thở, khó nuốt, không có triệu chứng sốt và hạch to. Có thể kết hợp hội chứng xơ hóa cơ quan khác: sau phúc mạc, trung thất, sau nhãn cầu.

Nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy giáp khi xơ phát triển toàn bộ tuyến giáp, trường hợp nặng có thể c.hết vì biến chứng tại chỗ.

Người bệnh được điều trị bằng hormon thay thế, phẫu thuật cắt bỏ eo tuyến giáp giải phóng khí quản, cắt rộng thường nguy hiểm vì mô xơ xâm lấn vào các cơ quan lân cận.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *