Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công trường hợp bắc cầu mạch vành có sử dụng máy truyền m.áu hoàn hồi vì bệnh nhân có nhóm m.áu hiếm.
Trước đó, bệnh nhân D.V.M (56 t.uổi, ngụ tại Ô Môn – Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng đau ngực trái nhiều.
Kết quả chụp động mạch vành có cản quang: Hẹp thân chung, hẹp nặng 3 nhánh động mạch vành. Xét nghiệm nhóm m.áu: Bệnh nhân thuộc nhóm m.áu hiếm O/ Rhesus âm (O Bombay). Chẩn đoán xác định: Cơn đau thắt ngực không ổn định; Hẹp thân chung và hẹp nặng ba nhánh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2.
Bệnh nhân này có nhóm m.áu hiếm, vì trong 10.000 người mới có 4 đến 7 người có cùng nhóm m.áu Rh(-) với người bệnh. Đặc biệt: Nhóm m.áu Rh( -) phổ biến ở người châu Âu, rất hiếm ở chủng tộc châu Á, nhất là nhóm m.áu O, Rh( – ).
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngay sau đó, các bác sĩ đã hội chẩn phẫu thuật, chỉ định phẫu thuật cầu nối chủ – vành (04 cầu) không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (Off pump CABG) với vật liệu làm cầu nối là toàn bộ động mạch. Trước nhu cầu cần có lượng m.áu hiếm Rh(-) để phẫu thuật, Khoa Huyết học Truyền m.áu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Huyết học Truyền m.áu đã vận động ngân hàng m.áu sống và hiếm để cung cấp 2 đơn vị khối hồng cầu lắng, 02 khối huyết tương đông lạnh và 1 kít tiểu cầu 250ml gạn tách.
Ngày 11/11, ê-kíp phẫu thuật với sự hỗ trợ của các bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện phẫu thuật mạch vành Off-pump (4 cầu). Phẫu thuật thành công sau 06 giờ, có sử dụng phương pháp truyền m.áu hoàn hồi bằng hệ thống máy Cell Saver.
Tình trạng hiện tại ngày 19/11, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.
Theo Bs.CKII Lâm Việt Triều – Phó khoa Phẫu thuật tim: Sử dụng máy truyền m.áu hoàn hồi trong trường hợp này giúp nhanh chóng xử lý lượng m.áu mất đi nhằm kịp thời truyền lại cho bệnh nhân. M.áu sau khi xử lý có chất lượng tốt vì loại bỏ các chất đệm hồng cầu, hemoglobin tự do trong huyết tương, các chất chống đông m.áu, các yếu tố đông m.áu và kali ngoại bào.
Trị viêm ruột thừa và sỏi niệu quản, bất ngờ phát hiện bệnh tim nguy hiểm
Nhập viện để điều trị viêm ruột thừa và sỏi niệu quản, 2 bệnh nhân bất ngờ được phát hiện bệnh lý nhịp tim rất nguy hiểm, có nguy cơ đột tử, phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Sáng 20.8, thông tin từ bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ – cho biết: Các bác sĩ Khoa Nội Tim mạch – Khớp bệnh viện vừa thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn thành công cho 2 trường hợp bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi vào viện điều trị viêm ruột thừa và sỏi niệu quản.
Theo đó, vào lúc 23h ngày 7.8, Khoa Cấp cứu Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Côl Thị Phôl (sinh năm 1965 ở Bạc Liêu) được chuyển đến với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.
Kết quả siêu âm bụng tổng quát cho hình ảnh viêm ruột thừa. Tiến hành hội chẩn các chuyên khoa thống nhất chẩn đoán: Viêm ruột thừa cấp, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, nguy cơ trong phẫu thuật rất cao do nhịp rất chậm, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu cho bệnh nhân.
Bệnh nhân được thăm khám trước khi xuất viện. Ảnh: BVCC
Ngay sau đó ê-kíp tiến hành phẫu thuật ruột thừa cho bệnh nhân. Ngày 17.8, bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Đến ngày 20.8, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, nhịp tim ổn định 60l/phút và xuất viện.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Nguyễn Hoàng Sơn (sinh năm 1975 ở Hậu Giang) được bệnh viện địa phương chuyển đến vào lúc 10h30 ngày 12.8 vì sỏi niệu quản và thận ứ nước.
Điện tâm đồ bệnh nhân bị block nhĩ thất cao độ với tần số thất 28 – 30l/p. Bệnh nhân hoàn toàn không biết tình trạng nhịp tim chậm trước đó và cũng không khám sức khỏe định kỳ.
Xác định nhịp tim rất chậm, nguy cơ đột tử nên các bác sĩ tiến hành đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cấp cứu và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn vào ngày 18.8 do Ths.BS Thân Hoàng Minh cùng ê-kíp thực hiện.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định. Ảnh: BVCC
Theo BS Trần Huỳnh Đào – Trưởng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, tình trạng nhịp tim quá chậm, phẫu thuật an toàn cho bệnh nhân, cần đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu trước và sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật.
BS Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ – cho biết nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim dưới 60 lần/phút (trừ vận động viên hoặc người trẻ t.uổi khỏe mạnh có thể có nhịp tim dưới 60 lần/phút). Ở một người khỏe mạnh, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng từ 60 – 80 lần/phút.
Khi bị bệnh lý rối loạn nhịp chậm, tim đ.ập chậm hơn bình thường dưới 50 lần/phút, dưới 40 lần/phút, thậm chí dưới 30 lần/phút hoặc có khi ngưng tim kéo dài.
Hình ảnh bệnh viện trong ca mổ. Ảnh: BVCC
Tùy mức độ nhịp chậm, bệnh nhân có thể có biểu hiện khác nhau, trường hợp nhịp chậm nhẹ: Bệnh nhân sẽ mệt, không có khả năng gắng sức, choáng váng, trường hợp nặng thì có thể dẫn đến ngất do thiếu m.áu não, có khi ngưng tim đột tử.
Để phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim chậm, các bác sĩ khuyến cáo khi có biểu hiện mệt, choáng váng, không có khả năng gắng sức, ngất xỉu thì cần đi khám bệnh ngay để tầm soát phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp chậm.
Ngoài ra, bệnh lý rối loạn nhịp chậm nhiều khi không rõ ràng, có khi biểu hiện giống các bệnh lý suy nhược, rối loạn t.iền đình, có khi không có triệu chứng. Vì vậy, cần phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát bệnh.