Viêm tuỵ cấp: Hệ quả xấu từ việc lạm dụng rượu, bia

GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, những năm gần đây tỷ lệ viêm tụy cấp do rượu bia, mỡ m.áu đang tăng lên một cách đáng báo động, chiếm tới 70% số ca nhập viện.

Trong đó ghi nhận nhiều ca viêm tụy cấp hoại tử, gây suy đa phủ tạng. Nhiều bệnh nhân đã t.ử v.ong do liên quan đến vấn đề sử dụng quá nhiều rượu, bia.

“Dành cả t.uổi xuân” để… uống rượu

Mới đây các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – BV Việt Nam – Thụy Điển (Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa cấp cứu một trường hợp người bệnh bị viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh hiếm gặp.

Bệnh nhân P. M. C sinh năm 1964, địa chỉ tại thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) có t.iền sử uống rượu nhiều năm, vào viện do đau quặn bụng tại nhà đã 2 ngày, ăn uống, đi lại khó khăn. Bệnh nhân đã được đưa vào khoa Nội tiêu hóa để điều trị.

Hai giờ sau nhập viện, người bệnh đột ngột bị sốc: mệt nhiều, đau bụng, thở nhanh nông, nổi vân tím toàn thân, vã mồ hôi, mạch nhanh 160 lần/phút, huyết áp tụt 60/40 mmHg. Ngay lập tức, người bệnh được hội chẩn liên chuyên khoa tiêu hóa và hồi sức, xác định tình trạng sốc nhiễm khuẩn trên nền người bệnh viêm tụy cấp, có biến chứng suy đa tạng.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM TỤY CẤP

Đau bụng, đau liên tục dữ dội kéo dài nhiều giờ. Lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn ra dịch. Bí trung đại tiện, bụng trướng, tức bụng khó chịu. Bệnh nhân còn có biểu hiện khó thở do tràn dịch màng bụng, màng phổi.

Xét nghiệm cho thấy creatinin thận tăng 165.57mol/l, lactat m.áu 4.49 mmol/l, pro BNP tăng hơn 9 lần lên 4.267 pg/ml (chỉ số bình thường

Qua khai thác t.iền sử, bệnh nhân có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày 500ml rượu.

Các bác sĩ cho biết, đây là một trường hợp viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh rất ít gặp. Sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra ở tuần thứ 3, kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm tụy. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh C. đã diễn biến ngay ở ngày thứ 2. Sau một ngày được cấp cứu và điều trị tích cực tại bệnh viện, người bệnh đã qua cơn nguy kịch.

Sức khỏe người bệnh dần ổn định, mạch 82 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, creatinin 61mol/l, lactat 1,66mmol/.Người bệnh đã được chuyển khoa Nội tiêu hóa tiếp tục điều trị. Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định và được ra viện vào ngày 23/10/2020.

Hàng năm, tại các khoa Hồi sức tích cực của các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến trung ương tiếp nhận không ít trường hợp viêm tụy cấp do rượu. Có trường hợp viêm quá nặng, khi nhập viện bác sĩ đành phải bó tay.

Tác hại nguy hiểm nhất từ việc lạm dụng rượu, bia

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình Nguyên, trong quá trình làm việc và công tác, ông tiếp xúc với khá nhiều bệnh nhân viêm tụy cấp do rượu, phải nhập viện. Cá biệt, có những người mỗi ngày uống nửa lít trong suốt nhiều năm.

Cũng theo GS. Bình, nhiều người nghĩ uống rượu, bia ảnh hưởng đến gan gây ra ung thư gan hay bệnh dạ dày, ung thư dạ dày, các bệnh về thần kinh…, nhưng họ lại không biết rằng viêm tụy cấp mới là tác hại đầu tiên nguy hiểm nhất do lạm dụng rượu, bia.

GS. Bình chia sẻ, đối với người đã bị viêm tuỵ cấp cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh lý này đôi khi diễn biến quá nhanh nên bệnh nhân vào viện khi đã nặng và có biến chứng vào các tạng. Đặc biệt, khi hoại tử tụy lan rộng, thì tỷ lệ t.ử v.ong lại càng cao. Ở những nước phát triển, tỷ lệ t.ử v.ong do viêm tụy cấp cũng chiếm tới 30%.

Số ca bệnh Whitmore tăng cao trong mùa mưa lũ

Tối ngày 16/11, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, trong khoảng thời gian mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung, số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tại bệnh viện tăng đột biến.

Cụ thể, chỉ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, đơn vị này đã tiếp nhận điều trị cho gần 30 ca bệnh. 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… 50% đến từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhiều bệnh nhân đến nhập viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng… điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

Bệnh nhi bị áp-xe tuyến mang tai do vi khuẩn Burkhoderia Pseudomalei đang điều trị tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo BSCKII Hoàng Thị Lan Hương – PGĐ Bệnh viện Trung ương Huế, bênh Whitmore còn gọi là bệnh Melioidosis do trực khuẩn gram âm Burkhoderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa, và các vùng nước tù đọng trong khu vực. Vi khuẩn lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, từ năm 2014 đến năm 2019 chỉ ghi nhận có khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore. Từ tháng 1 đến tháng 9/2020 có 11 bệnh nhân. Tuy nhiên từ tháng 10/2020 đến nay có 28 bệnh nhân.

Sự tăng đột biến số lượng ca bệnh trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 tại Việt Nam là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm và đặc biệt tăng cao sau lũ lụt do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei.

Bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế.

Hiện nay, việc điều trị bệnh Whitmore là rất khó khăn do vi khuẩn B. Pseudomallei kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh. Những vùng có bệnh Whitmore lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như AIDS, ung thư, những bệnh nhân hóa trị…) nên tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực trang trại.

Để chủ động phòng bênh Whitmore, BSCKII Hoàng Thị Lan Hương đưa ra lời khuyên người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Khi có vết thương hở, vết loét… cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.

“Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu. Những trường hợp t.ử v.ong thường do bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.

Sau bão lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra gây ô nhiễm môi trường, người dân phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý truyền nhiễm tiềm ẩn. Vì vậy, việc xử lý môi trường ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước sạch… và chăm sóc sức khỏe người dân sau lũ lụt là hết sức quan trọng và cấp thiết”, BSCKII Hoàng Thị Lan Hương cho hay.

Được biết trước tình trạng bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tại bệnh viện tăng đột biến trong mùa mưa lũ, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức tập huấn nâng cao cảnh giác về bệnh cho các bác sĩ tại bệnh viện. Trong thời gian đến bệnh viện sẽ kết hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội sàng lọc để phát hiện các ca bệnh nghi ngờ bằng kỹ thuật Elisa, hy vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị sớm và có kết quả khả quan hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *